Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hàng hải

Sự kiện 20/05/2025 14:35
Sáng 20/5, tiếp chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Kết quả thực hiện thấp hơn kế hoạch
Trình bày dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cho biết, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.
![]() |
Xây dựng nhà ở xã hội đang có kết quả thấp hơn kế hoạch |
Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” đang có kết quả thấp hơn kế hoạch.
Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 657 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 597.152 căn, trong đó có 103 dự án hoàn thành với quy mô 66.755 căn; 140 dự án đã khởi công xây dựng với quy mô 124.352 căn; 414 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 406.045 căn. Đến nay mới đạt khoảng 15,6% mục tiêu của Đề án đến năm 2025
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Minh, dự thảo Nghị quyết có 14 Điều, gồm những nội dung chính sau:
Đề xuất thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia (Điều 4); Đề xuất giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không sử dụng vốn đầu tư công không thông qua đấu thầu (Điều 5 dự thảo Nghị quyết); Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (Điều 6 dự thảo Nghị quyết).
Về thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (Điều 7 dự thảo Nghị quyết); Xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội (Điều 8 dự thảo Nghị quyết); Điều kiện về nhà ở để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính (Điều 9 dự thảo Nghị quyết).
Xây dựng cơ chế chống trục lợi chính sách
Qua thẩm tra Tờ trình, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Quốc hội (UBPLTP) tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết với các lý do được nêu trong Tờ trình của Chính phủ; nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua dự thảo Nghị quyết tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) theo trình tự, thủ tục rút gọn. Tài liệu trong Hồ sơ dự thảo Nghị quyết đã cơ bản bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm b khoản 5 Điều 51 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh |
Tuy nhiên, dự thảo Nghị quyết bổ sung 03 chính sách mới so với Kết luận của Bộ Chính trị, do đó, đề nghị Chính phủ báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về nội dung này.
Bên cạnh đó, các chính sách được đề nghị trong dự thảo Nghị quyết đều là những chính sách mới, lớn, có tác động sâu rộng đến nguồn lực nhà nước, quyền, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhiều giải pháp đột phá rất thông thoáng, tuy cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ sơ hở, lạm dụng dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Về nội dung của dự thảo Nghị quyết, UBPLTP tán thành với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của dự thảo Nghị quyết đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển NOXH; tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng NOXH; đồng thời, có cơ chế, chính sách ưu đãi về NOXH để góp phần nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là đối tượng chịu sự tác động của việc sáp nhập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
UBPLTP tán thành việc thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia với các lý do nêu tại Tờ trình của Chính phủ, tán thành việc xác định đây là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách để bảo đảm rõ ràng về địa vị pháp lý, mô hình tổ chức của Quỹ. cơ bản tán thành cơ chế đặc thù tại Điều 5 về việc giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng NOXH không thông qua đấu thầu
Tuy nhiên, về nội dung cho chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư có quyền sử dụng đất hoặc thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất (khoản 2 và khoản 3 Điều 11), UBPLTP đề nghị cân nhắc thận trọng vì: đây là nội dung có tác động lớn đến nguồn lực nhà nước nhưng chưa có đánh giá tác động chính sách kỹ lưỡng, chưa được báo cáo và có sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền; Dự thảo Nghị quyết chưa xác định rõ thời điểm thực hiện việc hoàn trả nên có thể dẫn đến tùy nghi trong thực hiện, có nguy cơ gây ra sơ hở, thất thoát, tiêu cực.
Bên cạnh đó, một số ý kiến đồng ý với chính sách tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 nhưng cần báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền; đồng thời, cần quy định chặt chẽ thời điểm hoàn trả, có thể phải đến khi chủ đầu tư hoàn thành dự án, tránh trường hợp chủ đầu tư vi phạm nghĩa vụ dẫn đến mục tiêu xây dựng NOXH không đạt được, làm thất thoát nguồn lực mà Nhà nước đã hoàn trả.