Vững niềm tin biên giới

Đóng quân trên địa bàn biên giới, nhiều năm nay cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng (ĐBP) Nhâm đã trở thành điểm tựa tin cậy của người dân. Bằng tất cả tinh thần, trách nhiệm và tấm lòng, các cán bộ, chiến sĩ của đồn đã lặng thầm giúp cho miền phên giậu khởi sắc…

Điểm tựa miền phên giậu

Tuyến tỉnh lộ từ trung tâm huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) vào Đồn Biên phòng Nhâm thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên - Huế (đóng ở xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới) khoảng 20 km. Đồn Biên phòng Nhâm có nhiệm vụ quản lí 4 xã thuộc huyện A Lưới gồm Quảng Nhâm, Hồng Bắc, Hồng Thái và Hồng Thượng. Đây là nơi sinh sống của đồng bào Tà Ôi, Cơtu, Vân Kiều, Pa Kô… Trước cái đói luôn thường trực, cán bộ, chiến sĩ biên phòng nơi đây đã giúp đỡ, hướng dẫn đồng bào phát triển chăn nuôi, trồng lúa nước, nhất là trồng rừng kết hợp với chăn nuôi.

Những năm qua, đơn vị thường xuyên cử các cán bộ xuống tận thôn, bản giáp biên vận động, giúp đỡ Nhân dân tổ chức thành lập các mô hình “Tổ an ninh tự quản”, “Cụm gia đình tự quản”, “Nhóm hộ giúp nhau phát triển kinh tế”… Đặc biệt, lực lượng bộ đội Biên phòng đã tổ chức và thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ, giúp đỡ người dân địa phương, nhất là vùng biên giới như chương trình “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, chương trình “Nâng bước em đến trường”, “Xuân ấm biên giới”, “Trung thu biên cương”... đồng thời hỗ trợ hàng ngàn ngày công lao động, xây dựng nhiều công trình phúc lợi xã hội, tặng hàng trăm suất quà có giá trị cho học sinh và người dân tại địa phương.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhâm băng rừng lội suối làm nhiệm vụ tuần tra.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhâm băng rừng lội suối làm nhiệm vụ tuần tra.

Quảng Nhâm là một trong những xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện A Lưới với hơn 80% là đồng bào DTTS. Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp. Toàn xã có 1.001 hộ nằm trong diện hộ nghèo và cận nghèo, chiếm 80%. Trong thời gian qua, ĐBP Nhâm đã chủ động phối hợp cùng chính quyền địa phương xây dựng các kế hoạch, mô hình giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo như: “Hũ gạo tình thương”, “Nâng bước em đến trường”, “Đảng viên phụ trách hộ gia đình”… mang lại những kết quả tích cực. Điển hình như gia đình chị Hồ Thị Mậu (thôn Âr Kêu Nhâm, xã Quảng Nhâm) thuộc diện đặc biệt khó khăn, được BĐBP hỗ trợ lợn giống, hướng dẫn cách chăn nuôi, đàn lợn phát triển khỏe mạnh. Gia đình chị đã mạnh dạn đầu tư thêm để mở rộng khu chăn nuôi phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Cạnh đó, ông A Viết Bổ là một trong 2 gia đình được nhận mô hình sinh kế từ đàn heo giống. Gia đình ông hoàn cảnh khó khăn, mô hình sinh kế được trao tặng là nguồn vốn quý giá để gia đình tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững. Tương tự ở thôn Kleng A Bung (xã Quảng Nhâm) có 155 hộ dân là đồng bào Tà Ôi. Với sự hỗ trợ của cán bộ, chiến sĩ ĐBP Nhâm, đồng bào đã đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng, nhân rộng mô hình chăn nuôi, từng bước hình thành nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế. Đến nay, toàn thôn chỉ còn 33 hộ nghèo, hầu như nhà nào cũng có 1 ha trồng keo, đời sống được cải thiện rõ rệt.

ĐBP Nhâm mới đây cũng hỗ trợ trao 4 suất học bổng cho các em học sinh được đỡ đầu trong chương trình “Nâng bước em đến trường”. Trao tặng 2 mô hình sinh kế cho 2 hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn tại xã biên giới Quảng Nhâm. Không chỉ thế, việc hỗ trợ xây dựng nhà kiên cố cho các hộ nghèo cũng được triển khai. Gia đình ông A Viết Cam (thôn Kaleng A Bung, xã Quảng Nhâm) thuộc hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ĐBP Nhâm phối hợp hỗ trợ kinh phí xây dựng khoảng 100 triệu đồng hoàn thành xây dựng “Nhà tình thương” cho gia đình ông. Hay mới đây vào cuối tháng 4/2023, ĐBP Nhâm và Uỷ ban MTTQ xã Quảng Nhâm cũng hỗ trợ xây dựng nhà cho bà Blúp Thị Loong (thôn A Hươr Pa E) và ông Hồ Văn Lời (thôn Âr Kêu Nhâm, xã Quảng Nhâm).

Trong căn nhà mới, bà Blúp Thị Loong chia sẻ: “Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, đặc biệt khó khăn của xã. Hai vợ chồng thường xuyên đau ốm, diện tích đất để trồng trọt cũng ít nên việc mưu sinh rất vất vả. Trước đây, mỗi lần mưa bão dù đã chằng buộc, che chắn nhưng vẫn bị mưa dột tứ bề, hắt cả vào giường. Nhờ ĐBP Nhâm và chính quyền xã hỗ trợ kinh phí, giúp ngày công xây dựng nên gia đình tôi mới có ngôi nhà khang trang, kiên cố”.

Niềm tin biên giới

ĐBP Nhâm khang trang với vườn rau xanh um, mấy anh lính trẻ đang lúi húi tưới cây. Đàn gà thong thả đi lại giữa vườn. Vài chậu bông giấy mùa này vẫn trổ hoa tưng bừng, làm tươi rói một góc sân. ĐBP Nhâm đóng vai trò chủ công quản lí, bảo vệ tuyến biên giới dài 33 km, giáp tỉnh Sê Kông - Lào, với 9 mốc biên giới từ 649 đến 657. Hằng tháng, lực lượng thay phiên vào tuần tra bảo vệ cột mốc quốc giới. Cột mốc số 655 nằm xa nhất và có địa hình hiểm trở nhất. Để vào tới cột mốc này, lực lượng biên phòng phải ngược sông, rồi đi bộ hàng giờ men theo dòng suối A Lin, đạp đá nhọn băng dòng khe Ly, khe Pi Ây, đến chân đồi Pi Ây mới tới được cột mốc. Cứ như thế, ngày qua ngày, những người lính áo xanh không quản gian lao, hiểm nguy với một tấm lòng trung kiên, bền bỉ hi sinh thân mình để canh giữ bình yên nơi phên giậu Tổ quốc.

Đóng quân nơi biên giới, để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, những người lính biên phòng đã vượt qua rất nhiều khó khăn, trong đó có trở ngại về ngôn ngữ để đến gần dân, giúp dân hiệu quả. Qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố vững chắc thế trận lòng dân. Vì thế, việc hiểu tiếng nói, biết chữ viết và nắm chắc được phong tục, tập quán của đồng bào sẽ là con đường ngắn nhất để được lòng dân. Bên cạnh việc tham gia lớp học tiếng dân tộc do Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức, nhiều cán bộ chiến sĩ còn tích cực tìm hiểu tài liệu, học qua đồng đội, những lúc rảnh thì gặp gỡ người dân trò chuyện để có thể nói và hiểu được tiếng của đồng bào.

Trung úy Đỗ Xuân Công, Đội trưởng Đội Trinh sát (ĐBP Nhâm) chia sẻ, việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ của đồng bào đã nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động. Bên cạnh đó, công tác xây dựng mối đoàn kết với cấp ủy, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới sẽ thuận lợi hơn khi quân với dân cùng chung tiếng nói. “Trong quá trình công tác, cán bộ biên phòng đã học và nói, hiểu được tiếng đồng bào, dễ dàng hòa nhập, tạo được niềm tin và kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Khi dân hiểu, dân tin thì việc tuyên truyền, phổ biến cũng như hướng dẫn đồng bào biết cách làm ăn, phát triển kinh tế sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn”, Trung úy Đỗ Xuân Công cho biết.

Thượng tá Lê Xuân Thanh, Chính trị viên ĐBP Nhâm cho biết, trong những năm gần đây, ĐBP Nhâm đã vận động được 1.456 hộ gia đình tham gia 46 tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới với phương châm “mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”. Trong 5 năm qua, đồn đã phối hợp với các xã trên địa bàn tổ chức 240 đợt tuần tra với gần 2.000 lượt người tham gia. Việc phát huy sức mạnh toàn dân, nhân rộng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới trong tình hình mới là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước.

Tiêu Dao - Vĩnh Kết

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan

Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan

Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định và Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức khai trương Dự án Chính quyền số TP Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.
Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh

Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh

Thông qua bộ phim “Ngày xưa có một chuyện tình”, ngành du lịch tỉnh Phú Yên kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển du lịch cho địa phương trong thời gian tới.
Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Ban vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân kỷ niệm 450 năm ngày mất (1585 - 2035) tổ chức Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”.
Người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh, phát thuốc miễn phí

Người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh, phát thuốc miễn phí

Hơn 100 thầy thuốc trẻ sẽ tham gia khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho hơn 1.000 người dân, người cao tuổi, người có công, gia đình chính sách và người lao động phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Tin khác

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc
Năm nay, tổ chức WHO đưa ra chủ đề "Giáo dục, vận động, hành động ngay", nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX
Ngày 22/11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX năm 2024 (23/11/2005 - 23/11/2024).

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải
Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

“Ai rồi cũng xe đạp công cộng”?

“Ai rồi cũng xe đạp công cộng”?
Ý tưởng chia sẻ và sử dụng xe đạp công cộng cũng nhằm giúp giảm khí thải, bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu. Một số địa phương trong nước như Hội An được một số tổ chức nước ngoài tài trợ xe đạp bằng bàn đạp, xe đạp điện hoặc Đà Nẵng, ngành Giao thông vận tải tổ chức mô hình xe đạp công cộng nhằm tạo sự an toàn đồng thời thúc đẩy người dân và du khách dùng xe đạp…

Người cao tuổi có uy tín của thôn T4

Người cao tuổi có uy tín của thôn T4
Ông Lê Văn Đờn (68 tuổi) là người có uy tín của thôn T4, xã Bok Tới, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, cả đời gắn bó với đồng bào dân tộc Ba Na, giúp bà con xóa đói nghèo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng những việc làm tận tâm, tận lực.

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Sáng 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng

Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng
Nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thành lập Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024), 48 năm ngày thành lập Hội CTĐ tỉnh Bình Định (4/1/1977 - 4/1/2025), chiều 20/11, Hội CTĐ tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong vận động ủng hộ Nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và phát động phong trào “Tết Nhân ái” - Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...
Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024
Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST).

Kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Phan Đăng Lưu

Kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Phan Đăng Lưu
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024 thật sự có ý nghĩa đối với nhiều thế hệ giáo viên (GV), học sinh (HS) Trường THPT Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, vì đây cũng là dịp kỷ niệm 45 năm thành lập trường. Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường cùng tập thể GV, HS thật sự vui mừng khi được đón tiếp nguyên hiệu trưởng, các thầy cô giáo các thời kỳ về dự lễ rất đông đủ.

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng
Hải Phòng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề xuất dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cây cầu vượt biển thứ 2 từ nội thành Hải Phòng ra đảo Cát Hải.

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024
Ngày 6/12 tới đây, tại Bảo tàng Hải Phòng sẽ diễn ra Lễ trao giải, Khai mạc và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024.

Du lịch vươn mình trong vận hội mới

Du lịch vươn mình trong vận hội mới
Qua 10 tháng 2024, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng, trên cơ sở đó đã củng niềm tin và quyết tâm hoàn thành trọn vẹn 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm nay, trong đó có chỉ tiêu cán đích sớm.

Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học
Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.

Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam
Công ty dược phẩm sinh học toàn cầu với sứ mệnh hợp nhất khoa học, công nghệ và tài năng để cùng nhau chiến thắng bệnh tật (GSK) vừa phối hợp vớiTổng Hội Y học Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam. Trước đó, trong tháng 10/2024, GSK đã tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE).
Xem thêm
Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan

Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan

Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định và Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức khai trương Dự án Chính quyền số TP Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.
Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh

Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh

Thông qua bộ phim “Ngày xưa có một chuyện tình”, ngành du lịch tỉnh Phú Yên kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển du lịch cho địa phương trong thời gian tới.
Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học

Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.
Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Hòa chung không khí rộn ràng trên khắp cả nước, tự hào với những thành tích tập thể và cá nhân đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2024, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Đây là dịp để ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề giáo, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo.
Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Hòa chung không khí phấn khởi của đội ngũ những người làm công tác và hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo trong cả nước; ngày 16/11,
Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp.
Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.
Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Phiên bản di động