HĐND tỉnh Bình Dương xem xét điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025

Xã hội 17/01/2023 09:07
Chuyện kể rằng, cách đây khoảng 500 năm, dân làng Chuồn đã khoanh vùng khoảng 20 ha ruộng để chuyên trồng loại lúa nếp ngon, gọi là nếp tây và rất thơm. Cứ đến vụ, nhà nào được trồng lúa ở khu ruộng này đều phải nộp cho làng gạo nếp để gói bánh tét dâng vua vào dịp Tết. Đến bây giờ, người làng Chuồn vẫn giữ khu ruộng Cửa để trồng nếp tây. Nhờ đó mà bánh tét làng Chuồn không chỉ đến với nhiều địa phương trong nước, mà còn “theo chân” Việt kiều qua cả trời Tây.
![]() |
Để tạo nên hương vị chiếc bánh tét làng Chuồn, mang dáng dấp đặc trưng vùng quê hiền hòa, thanh bình ven phá Tam Giang. Người làm phải tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn: Vút nếp thật sạch, để cao cho ráo nước. Đậu xanh chà hết bọt, đãi sạch vỏ. Sử dụng đậu xanh nguyên hạt, tự tay cà lấy. Dịp Tết, cứ sau ngày 20 tháng Chạp, làng Chuồn lại tấp nập với hàng trăm hộ gia đình đỏ lửa nấu bánh tét. Gia đình bà Đoàn Thị Nguyệt được ông cha truyền lại một số bí kíp riêng nên bánh vừa đẹp lại thơm ngon. Ngoài các chất liệu thông thường, thì lá bọc bánh phải chọn lá chuối sứ để bánh xanh và giữ được bánh từ 15-30 ngày.
Lá gói bánh làng Chuồn chỉ duy nhất sử dụng lá chuối sứ đặt mua ở Đà Nẵng. Lạt buộc bằng thân cây lồ ô mềm mại, dẻo dai. Buộc bánh vừa phải, không quá chặt để hơi nóng thấm vào kẽ hở bánh làm mềm nếp. Bà Nguyệt cho biết: “Nhà tôi đã 4 đời làm bánh, đời cố, đời mệ nội, đời mẹ rồi đến đời tôi. Bánh tôi gói cả năm, dịp Tết là ba ngàn đòn cả bánh chưng, cả bánh tét. Bánh đi Sài Gòn, Phú Yên, Đà Nẵng, Huế, thỉnh thoảng họ cũng mua ra Hà Nội”.
![]() |
Nhà ông Đoàn Rạng giữa làng, là người thâm niên làm bánh tét. Dịp Tết năm nay gia đình ông nhận được vài trăm đơn đặt hàng, từ TP Huế vào tới TP Hồ Chí Minh, vì vậy phải huy động con cháu tới làm. Vài chục người, từ trẻ đến già đang tất bật với công việc gói bánh tét. Mỗi người một việc, trẻ xén lá, già làm nhụy, thanh niên trai tráng người chẻ củi người làm lạt buộc bánh hối hả. Quanh sân nhà ông Rạng, chỗ nào cũng có lá chuối, những đòn bánh tét vừa làm xong xếp ngay ngắn bên góc nhà chờ mang đi nấu. Theo ông Rạng, bánh tét làng Chuồn nổi tiếng là nhờ người làm có kĩ nghệ riêng. “Đầu tiên là hạt nếp phải thơm ngon, đều. Việc chế biến nhân, bố trí ở trung tâm cho đều để hương vị lan tỏa khắp chiếc bánh. Cách gói cũng theo hình trụ, phải kĩ để bánh giữ được lâu mà ăn không bị hư” - ông Rạng chia sẻ kinh nghiệm.
Bánh của nhà ông Rạng ngoài yếu tố nếp, lá thì công đoạn nấu bánh rất quan trọng. Bánh được đun lò bằng củi dương, thứ củi cháy rất lâu, dù củi cháy hết nhưng than còn lại cháy thêm được 3 giờ nữa. Bánh được đun trong 12 tiếng, chín đều, không chỉ giữ được hương vị riêng truyền thống của gia đình, mà còn để được trong thời gian khá dài, mang được đi xa. Đặc biệt, bánh không dùng bất cứ một chất bảo quản nào.
Những năm chưa có dịch Covid, bánh chưng, bánh tét làng Chuồn theo Việt kiều “bay” đến nhiều nước như: Mỹ, Singapore, Hàn Quốc,…
Với truyền thống 500 năm làm bánh chưng, bánh tét, vì vậy dịp Tết Quý Mão năm nay, hàng chục ngàn chiếc bánh chưng, bánh tét của làng Chuồn đã có mặt trong các gia đình ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước và nước ngoài, mang lại một hương vị riêng bên cạnh mâm cỗ Tết.