Ngành y tế Hà Nội thực thi nghiêm môi trường không khói thuốc lá

Tin tức 12/02/2025 07:42
![]() |
Nghệ nhân Ưu tú Kim Chung giới thiệu tập ảnh về các vai diễn |
Tài năng hát bội thuở nhỏ
Với tài năng thiên bẩm vốn có, năm 1980, lúc ấy Nghệ nhân Ưu tú Kim Chung mới vừa tròn 13 tuổi đã tham gia Đoàn nghệ thuật Đồng Ấu, xã Phước An, huyện Tuy Phước, do thầy Võ Ngọc Cẩm sáng lập (nay đã mất). Năm 1981 (14 tuổi), bà được nghệ nhân Võ Thị Ngọc Cầm quê ở Phước An (nay đã mất) truyền dạy vai Kỷ Lan Anh trong vở “Hộ sanh đàn” và vai Lữ Bố trong vở “Phụng Nghi Đình”.
Đến năm 1986 (19 tuổi), Nghệ nhân Ưu tú Kim Chung được thầy Đinh Quả (Đoàn Tuồng Nghĩa Bình, nay đã mất) chỉ giáo vai Đổng Kim Lân trong vở “Sơn Hậu”, vai Thoát Hoan trong vở “An Tư công chúa”, vai Đào Công trong vở “Đào Phi Phụng”. Năm 1987 (20 tuổi) và những năm sau đó, Nghệ nhân Ưu tú Kim Chung được Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Ngọc Đình chỉ dạy vai Tiết Cương trong vở “Hộ sanh đàn”, vai Trinh Ân trong vở “Đào Tam Xuân”, Lão Tạ trong vở “Ngọn lửa Hồng Sơn”, Lưu Khánh trong vở “Ngũ Hổ bình Tây”.
Năm 1999 (32 tuổi), Nghệ nhân Ưu tú Kim Chung chính thức tham gia Câu lạc bộ nghệ thuật Hát bội cổ truyền của huyện Tuy Phước. Năm 2003 (36 tuổi), là thành viên Đoàn nghệ thuật Hát bội Trần Quang Diệu của thành phố Quy Nhơn, được thầy Phạm Hoàng Việt, Chi hội trưởng Chi hội Nghệ sĩ múa thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Định truyền dạy vai Chung Vô Diệm trong vở “Chung Vô Diệm”. Năm 2015, Nghệ nhân Ưu tú Kim Chung được Chủ Tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”.
Trò chuyện với chúng tôi, Nghệ nhân Ưu tú Kim Chung chia sẻ: Trong nghệ thuật hát bội, có hai yếu tố cơ bản là hát và múa võ, cùng nghệ thuật trang điểm, trang trí cho các vai diễn mang yếu tố đặc sắc, tạo nên nét riêng cho từng nhân vật, mỗi khuôn mặt thể hiện một tính cách hết sức đặc trưng. Tôi có khả năng diễn xuất vào vai một cách tự nhiên, năng khiếu và kinh nghiệm được hấp thụ từ làng hát bội cổ truyền ở Phước An. Từ đó, thể hiện rõ diện mạo, tính cách các nhân vật trong hát bội qua vai diễn mình đảm nhận. Tôi hát và vào vai một cách bản năng, tự nhiên nhiều hơn là bằng kinh nghiệm của quá trình khổ luyện.
![]() |
Nghệ nhân Ưu tú Kim Chung hóa trang cho vai diễn |
![]() |
Nghệ nhân Ưu tú Kim Chung vào vai diễn Lão Tạ trong vở “Ngọn lửa Hồng Sơn”. |
Thành công từ những vai diễn ấn tượng
“Nhờ tố chất và tính cách mạnh mẽ, mộc mạc, khẳng khái, tôi nắm giữ và hợp với những vai đào võ như: Ngọc Hân trong “Mặt trời đêm thế kỷ”, Kiều Quang trong “Diễn Võ Đình”, Bùi Thị Xuân trong “Tây Sơn tụ nghĩa”, Chung Vô Diệm trong vở “Chung Vô Diệm”; đồng thời rất thành công trong đóng kép tướng, lão như Lão Tạ trong “Ngọn lửa Hồng Sơn”, Tiết Cương trong “Hộ sanh đàn”, Trịnh Ân trong “Đào Tam Xuân loạn trào”. Với vóc dáng chắc khỏe, khuôn mặt dễ giả trai nên tôi thực hành thành công một số vai kép… Đặc biệt, với sự cộng hưởng diễn xuất được khổ luyện cùng với chất giọng mùi mẫn, trong sáng, bay bổng ở nhiều tông giọng (hò 7, hò 6, hò 5, hò 4) hội đủ các chất Thanh-Sắc-Thục-Tinh-Khí-Thần của nghệ nhân nghệ thuật hát bội cổ truyền”, Nghệ nhân Ưu tú Kim Chung bày tỏ.
Với những cống hiến không mệt mỏi cho nghệ thuật hát bội sau nhiều năm hành nghề, Nghệ nhân Ưu tú Kim Chung gặt hái nhiều thành công qua những giải thưởng cao quý như: Đạt Huy chương Bạc tại cuộc thi Liên hoan toàn quốc nghệ thuật truyền thống năm 1994; giải Bạc, Liên hoan tác phẩm sân khấu của tác giả Tống Phước Phổ, do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức tại thành phố Đà Nẵng năm 2015, với vai diễn Đào Công trong vở “Đào Phi Phụng” là nghệ nhân của Đoàn nghệ thuật Hát bội Trần Quang Diệu; giải Ba, Liên hoan sân khấu Tuồng không chuyên tỉnh Bình Định năm 2024 cho vai diễn Tiết Cương, trích đoạn “Tiết Cương chấn búa” trong vở “Hộ sanh đàn”; giải Ba, Liên hoan trích đoạn Tuồng Đào Tấn huyện Tuy Phước năm 2024 cho vai diễn Lão Tạ trong vở “Ngọn lửa Hồng Sơn”.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Văn Ngọc chia sẻ: Bên cạnh biểu diễn, Nghệ nhân Ưu tú Kim Chung còn truyền dạy nhiều thế hệ nghệ nhân hát bội kế cận cho Đoàn nghệ thuật Hát bội Trần Quang Diệu thuộc TP Quy Nhơn, Đoàn nghệ thuật Hát bội Phước An và một số làng hát bội cổ truyền đã góp phần đẩy mạnh phong trào nghệ thuật hát bội truyền thống ở làng hát bội cổ truyền An Hòa, thuộc xã Phước An và tham gia hoạt động nghệ thuật hát bội ở huyện Tuy Phước, trong và ngoài tỉnh Bình Định, được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - nghệ thuật hát bội.
Nghệ nhân Ưu tú Kim Chung cùng tập thể hội viên Chi hội sân khấu Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định triển khai nhiều hoạt động ở cơ sở về lĩnh vực nghệ thuật hát bội, nhất là vào dịp kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12 tháng 8 âm lịch); phát triển hội viên đang nắm giữ di sản nghệ thuật hát bội cho Chi hội Sân khấu thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Định. Đồng thời, phối hợp với tập thể lãnh đạo Đoàn Hát bội cổ truyền Trần Quang Diệu phục dựng, nâng cao nhiều vở tuồng cổ, phát triển thêm lực lượng nghệ nhân kế cận và tham gia nhiều hoạt động trình diễn nghệ thuật hát bội trên địa bàn TP Quy Nhơn cũng như ở các địa phương trong và ngoài tỉnh Bình Định vào các sự kiện trọng đại.