Tìm lời giải cho bài toán phát triển cảng biển và logistics của đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) một trong những trung tâm đầu mối xuất khẩu hàng hóa và là cửa ngõ tích hợp nhiều dịch vụ cảng biển tiện ích của vùng. Chính vì vậy, phát triển cảng biển và dịch vụ logistics của khu vực này sẽ là động lực để thúc đẩy cho xuất khẩu hàng hóa nói riêng và kinh tế vùng nói chung.
Tìm lời giải cho bài toán phát triển cảng biển và logistics của đồng bằng sông Cửu Long
Các ý kiến góp ý từ tọa đàm sẽ góp phần tham vấn cho chính sách đầu tư phát triển hệ thống logistics và kinh tế cho vùng ĐBSCL - Ảnh: VGP/Lê Nguyễn

Đi tìm lời giải cho vấn đề trên, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) , chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) tổ chức buổi tọa đàm "Phát triẻn cảnh biển và Logistics ĐBSCL" tại Long An ngày 18/3/2022 để lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp (DN), góp ý từ các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, các chuyên gia kinh tế và cùng thảo luận, đánh giá hiện trạng và thảo luận cơ hội phát triển phát triển, dự báo nhu cầu vận tải để tham vấn chính sách đầu tư phát triển hệ thống logistics và kinh tế cho vùng ĐBSCL.

Nhiều "điểm nghẽn"

Theo Bộ Giao thông vận tải, có đến 80% hàng hóa tại khu vực ĐBSCL được vận chuyển bằng đường bộ chủ yếu để đến các cảng khu vực TPHCM và Bà Rịa-Vũng Tàu để xuất khẩu. Thế nhưng trong những năm qua, hạ tầng đường bộ được xem là điểm nghẽn kìm hãm sự lưu thông của hàng hóa nói riêng và kinh tế vùng nói chung.

Theo nhận định của Ngân hàng thế giới (WB), giao thông đường thủy nội địa đóng vai trò then chốt nhưng thiếu đầu tư trầm trọng. Cụ thể, ngân sách đầu tư cho đường thủy nội địa giảm từ 2-3% tổng ngân sách đầu tư giao thông trong giai đoạn 2011-2015 xuống còn 1,2% trong giai đoạn 2016-2020. Do đó, dù ĐBSCL có nhiều lợi thế và tiềm năng to lớn để phát triển giao thông đường thủy với hệ thống sông ngòi chằng chịt, với tổng chiều dài gần 28.000 km nhưng hiện nay vận tải thủy nội địa chỉ đóng vai trò tập kết, thu gom hàng hóa với quy mô còn rất hạn chế.

Khu vực ĐBSCL hiện có 4 sân bay với 2 sân bay dân dụng nội địa là Rạch Giá (Kiên Giang) và Cà Mau, 2 sân bay quốc tế là Phú Quốc (Kiên Giang) và Cần Thơ. Đặc điểm chung của các sân bay này là chủ yếu phục vụ vận tải hành khách và chưa có đóng góp nổi bật vào nền kinh tế vùng.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, chi phí logistics của Việt Nam tương đương 20,9% so với GDP; trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 59%. Hiện nay, ĐBSCL hàng năm có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) khoảng 18 triệu tấn hàng hóa, tuy nhiên, 70% lượng hàng hóa này phải chuyển tải về các cảng lớn ở THCM và cảng Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu) khiến chi phí vận tải DN phải gánh cao hơn từ 10-40% tùy từng tuyến.

Vùng ĐBSCL còn thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ tinh, thiếu bãi container rỗng, hệ thống kho ở các cảng,… Do đó, hàng hóa phải vận chuyển qua nhiều địa điểm và đưa lên TPHCM để xuất đi các nơi. Phần lớn hàng hóa XNK phải trung chuyển qua các cảng Cát Lái ở TPHCM và Cái Mép-Thị Vải của Bà Rịa-Vũng Tàu gây tốn nhiều thời gian và chi phí, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường.

Bên cạnh đó, phần lớn các dịch vụ logistics chỉ dừng lại ở từng hoạt động riêng lẻ chứ chưa có sự kết nối chặt chẽ với nhau giữa các phương thức vận tải nên thường gây ra chậm trễ, chi phí phát sinh cao. Các DN logistics hoạt động tại ĐBSCL mới chỉ dừng lại ở việc giao nhận vận tải, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, vận chuyển nội địa, gom hàng lẻ chứ chưa thể tích hợp, tổ chức và liên kết các hoạt động trong chuỗi logistics.

Theo đánh giá của ông Phạm Minh Hải, Viện Chiến lược và phát triển Bộ GTVT, mặc dù hệ thống giao thông, cảng biển của khu vực ĐBSCL trong những năm qua đã được đầu tư, nâng cấp, mở rộng và tháo gỡ các nút thắt cũng như mở các đường bay trong nước và quốc tế đến khu vực tuy nhiên còn rất nhiều điểm nghẽn về hệ thống giao thông cảng, đường bộ còn hạn chế đã làm tắc nghẽn chuỗi logistics dẫn đến tắc nghẽn chuỗi cung ứng hàng hóa. Chính vì vậy rất cần các giải pháp kịp thời, hiệu quả để nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển và chuỗi logictics từ đó tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Cần các giải pháp đột phá

Nhiều chuyên gia kinh tế đã dự báo, tốc độ tăng trưởng vận tải hàng hóa đến năm 2030 từ 5,7-7,7%/năm; tốc độ tăng trưởng vận tải hành khách của vùng ĐBSCL tăng bình quân từ 2019-2030 từ 5,7-7%. Chính vì vậy về phát triển lâu dài cần phải có giải pháp đồng bộ và trước mắt phải có những giải pháp mang tính đột phá thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu của phát triển nói trên.

Ông Phạm Minh Hải cho rằng, cần đẩy mạnh sự đồng bộ các quy hoạch của cả vùng để tạo sự liên kết toàn vùng; đẩy mạnh và nâng cao chất công quy hoạch; hoàn thiện thể chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn trong đầu tư của các dự án; tạo cơ chế cho nhà đầu tư; thức đẩy đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng ĐBSCL giai đoạn 2022-2025; điều chỉnh việc phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; xúc tiến đầu tư theo hợp tác công-tư.

Để phát triển cảng biển ĐBSCL ông Đào Trí Hùng, Cục Hàng Hải Việt Nam cho rằng, cần tập trung cải tạo, nâng cấp các luồng tàu biển chính trong khu vực như (luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu, luồng Cửa Tiểu, luồng Định An-Cần Thơ); phát triển cảng biển cần gắn với các trung tâm sản xuất hàng hóa, kêu gọi đầu tư cảng ngoài khơi để đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ, đáp ứng nhu cầu XNK trực tiếp cho vùng; phải có chính sách mang tầm vĩ mô để thu hút các nhà đầu tư; tạo và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành cảng biển và logistics.

Tìm lời giải cho bài toán phát triển cảng biển và logistics của đồng bằng sông Cửu Long
Cần có những cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy đầu tư cho hạ tầng logistics để góp phần giảm chi phí cho hàng hóa XNK - Ảnh: VGP/Lê Nguyễn

Để đáp ứng với sự mở rộng và phát triển thị trường XNK, vùng ĐBSCL có nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics nhằm hướng đến phục vụ hàng nông thủy sản của toàn vùng, với những dịch vụ logistics chủ yếu như vận tải, kho hàng, bảo quản hàng hóa và các dịch vụ giá trị gia tăng. Cụ thể như dịch vụ kho lạnh, chiếu xạ, hấp nhiệt đối với mặt hàng trái cây để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu cũng như hàng phân phối cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Về vấn đề này ông Nguyễn Duy Minh, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho rằng cần có những giải pháp đột phá như: phát triển các nguồn hàng tại Long An, Tiền Giang, Bến Tre thông qua thu hút đầu tư phát triển sản xuất để tạo nguồn hàng (tham khảo mô hình Bình Dương - Đồng Nai); tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các nguồn hàng và cơ sở logistics; nên có tuyến vận tải thủy mới như kết hợp giao thông thủy nội địa và đường bộ; xây dựng các kho container rỗng tại từng khu vực để giảm chi phí logistics và tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa nhanh; phát triển trung tâm logistics chuyên ngành...

Vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước

Với việc chi phí logistics của nước ta hiện nay đang chiếm tới gần 21%, trong đó chí phí vận tải chiếm tới 59%. Điều đó cho thấy chi phí logistics của nước ta còn cao so với các nước trong khu vực trong khi đó để giảm chi phí logistics từ đó giảm giá thành sản phẩm không chỉ là nhiệm vụ và mục tiêu của ngành logistics mà của tất cả các cơ quan bộ ngành và các chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng.

Dưới góc nhìn của VLR, ông Nguyễn Duy Minh cho rằng cần có các cơ chế chính sách phát triển với tầm nhìn của vùng, tầm nhìn quốc tế (bao phủ khu vực Đông Nam Campuchia), hoặc phân vùng lại khu vực Long An - Tiền Giang - Bến Tre nên gắn với hoạt động logistics vùng Đông Nam Bộ. Đặc biệt, về các chính sách vĩ mô, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có những chính sách đặc thù như quỹ đất, thuế... cho các dự án, nhà đầu tư trong lĩnh vực logotics.

Vừa qua, UBND TP. Cần Thơ và Bộ GTVT đang nghiên cứu triển khai dự án phát triển nhà kho hàng hóa tại Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ thành trung tâm logistics hàng không để xuất khẩu nông sản, thủy sản, trái cây giúp tăng giá trị xuất khẩu cho nông sản và thủy sản của vùng.

Để tháo gỡ những khó khăn và hạn chế của ĐBSCL, cùng với hệ thống logistics hiện tại của khu vực TPHCM đang phục vụ xuất khẩu và giao nhận hàng hoá cho vùng đang quá tải. Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký Quyết định số 3383/QĐ-BGTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (Nhóm 6) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quyết định hướng đến việc phát triển cảng biển ĐBSCL nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua cảng, đảm bảo thực hiện tốt vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng.

Tìm lời giải cho bài toán phát triển cảng biển và logistics của đồng bằng sông Cửu Long
Cảng quốc tế Long An là tiền đề cho xuất khẩu của khu vực ĐBSCL - Ảnh: VGP/Lê Nguyễn

Cảng Quốc tế Long An cửa ngõ của ĐBSCL

Cảng quốc tế Long An có một vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế-xã hội không chỉ ở tỉnh Long An mà còn là tiền đề cho xuất khẩu của khu vực ĐBSCL. Với vị trí nằm trên luồng sông Soài Rạp mé phải thượng nguồn sông Đồng Nai, cách cửa biển Đông 20 km đường sông, cách phao số 0: 45 km, cách trung tâm TPHCM 38-40 km theo đường QL50, cách sân bay Tân Sơn Nhất 65 km, ... giúp Cảng quốc tế Long An là nơi trung chuyển hàng hóa thuận tiện và giúp giảm đáng kể chi phí logistics cho cácDN.

Theo ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT Đồng Tâm Group, sở dĩ chọn Long An để đầu tư dự án cảng quốc tế này là bởi Long An là một tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp phát triển tại khu vực Nam Bộ với gần 12.000 DN đang hoạt động, gần 2.000 dự án đầu tư trong nước, 1.059 dự án FDI. Long An có 32 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam với tổng diện tích gần 12.000 ha, trong đó, tỷ lệ lấp đầy 16 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đạt gần 87%.

Sự phát triển của Cảng quốc tế Long An chính là tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các khu-cụm công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL, đồng thời giảm ách tắc giao thông đường bộ, giảm chi phí vận tải, logistics cho các doanh nghiệp đầu tư, được các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng và ĐBSCL nói chung đánh giá rất cao.

Khi cảng Long An đi vào hoạt động thì quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ cảng biển của Long An cũng sẽ phát triển mạnh mẽ. Long An sẽ trở thành một đầu mối giao lưu hàng hóa lớn của tỉnh trên sông Soài Rạp, trực tiếp làm giảm bớt lưu lượng hàng hóa và chi phí vận tải hàng hóa XNK hàng hóa hằng năm phải chuyển tiếp lên các cảng TPHCM bằng đường bộ, đường thủy nội địa. Như vậy, vai trò của Cảng Long An đối với việc xuất nhập khẩu hàng hóa biển là vô cùng quan trọng.

Hiện tại Cảng quốc tế Long An sẽ cung cấp dịch vụ trọn gói về cảng biển và dịch vụ logistics sẽ đáp ứng nhu cầu lưu thông của hàng hóa XNK và góp phần giảm chi phí logictics do tiết kiệm được cung cùng vận chuyển, đồng thời góp phần phát triển kinh tế vùng.

Sẽ ký hiệp định dự án đường thủy trị giá 4.000 tỷ đồng trong năm 2022 Sẽ ký hiệp định dự án đường thủy trị giá 4.000 tỷ đồng trong năm 2022

Ban Quản lý các dự án đường thủy (Bộ Giao thông Vận tải) thông tin, dự án "Phát triển các hành lang đường thủy và ...

Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc vừa khởi công lớn cỡ nào? Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc vừa khởi công lớn cỡ nào?

Ngày 23/12, với sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đại diện lãnh đạo Chính phủ Singapore, lãnh đạo một số ...

Theo Báo điện tử Chính phủ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm

Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm

Chiều 25/4, liên Bộ Tài chính - Công thương thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh mới. Thời gian áp dụng bắt đầu từ 15h.
Nhiều chương trình khuyến mại mừng đại lễ 30/4 - 1/5

Nhiều chương trình khuyến mại mừng đại lễ 30/4 - 1/5

Hàng loạt chương trình lễ hội, khuyến mại sẽ được triển khai trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tại hệ thống siêu thị GO!, Big C của Central Retail nhằm kích cầu tiêu dùng và quảng bá thương hiệu cho hàng Việt.
Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu bán vàng miếng phiên 22/4

Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu bán vàng miếng phiên 22/4

Thực hiện chủ trương đấu thầu bán vàng miếng tăng cung ra thị trường, chiều 19/4 Ngân hàng Nhà nước đã thông báo rộng rãi việc đấu thầu bán vàng miếng và thông báo trực tiếp đến 15 tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đủ điều kiện để tham giá đấu thầu vàng. Dự kiến thời gian tổ chức đấu thầu vào 10h sáng ngày 22/4.
Đầu tuần tới, Ngân hàng Nhà nước tiến hành đấu thầu vàng miếng

Đầu tuần tới, Ngân hàng Nhà nước tiến hành đấu thầu vàng miếng

Thông tin về việc tăng cung vàng thông qua đấu thầu vàng miếng, ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) cho hay, Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác đấu thầu vàng miếng SJC nhằm tăng cung cho thị trường theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON 95 vượt mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON 95 vượt mốc 25.000 đồng/lít

Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công thương - Tài chính, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trong nước đồng loạt điều chỉnh giá bán xăng dầu kể từ 15h chiều nay (17/4).

Tin khác

Hoàng Khôi Home – nhân tố mới trong hệ sinh thái Hoàng Khôi Group

Hoàng Khôi Home – nhân tố mới trong hệ sinh thái Hoàng Khôi Group
Hoàng Khôi Home ra đời có vai trò là đơn vị quản lý vận hành và cho thuê Bất động sản, hướng tới việc nâng tầm giá trị Bất động sản tại các dự án mà Hoàng Khôi Group đã, đang và sắp triển khai tại Bình Dương.

Thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7
Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ LĐ-TB&XH góp ý dự thảo nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng.

Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng miếng sau 11 năm tạm ngưng

Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng miếng sau 11 năm tạm ngưng
Ngày 15/4, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hoàn tất khâu chuẩn bị cho việc đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. Như vậy sau 11 năm, Ngân hàng Nhà nước quay trở lại với tổ chức đấu thầu vàng miếng.

Vốn tín dụng chính sách giúp hộ nghèo thoát nghèo

Vốn tín dụng chính sách giúp hộ nghèo thoát nghèo
Năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã giải ngân cho vay hơn 82.000 lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách với số tiền trên 4.542 tỷ đồng.

Yêu cầu sửa đổi hoặc thay thế nghị định quản lý thị trường vàng

Yêu cầu sửa đổi hoặc thay thế nghị định quản lý thị trường vàng
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng cao

Giá xăng dầu tiếp tục tăng cao
Chiều nay 4/4, liên Bộ Công thương - Tài chính ban hành bảng giá bán lẻ xăng, dầu mới.

Hàng chục tỷ đồng trong tài khoản bị mất, trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng chục tỷ đồng trong tài khoản bị mất, trách nhiệm thuộc về ai?
Các vụ việc mất tiền tỷ trong tài khoản ngân hàng liên tiếp xảy ra đang khiến nhiều khách hàng lo lắng về độ an toàn của kênh gửi tiền. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất hiện nay là trách nhiệm sẽ thuộc về ai trong những vụ tiền trong tài khoản "bốc hơi" như vậy, đâu là lỗ hổng đang tồn tại và làm sao để đảm bảo an toàn cho tiền gửi ngân hàng?

Giá xăng tăng sát mức 25.000 đồng/lít, giá dầu giảm

Giá xăng tăng sát mức 25.000 đồng/lít, giá dầu giảm
Chiều 28/3, liên Bộ Tài chính - Công thương thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh mới. Thời gian áp dụng bắt đầu từ 15h.

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần từ 15/5

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần từ 15/5
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Từ ngày 15/5, quyết định này thay thế Quyết định 24 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay 21/3

Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay 21/3
Giá xăng dầu mới được liên Bộ Công thương - Tài chính thông báo điều chỉnh áp dụng từ 15h00 chiều nay 21/3.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.

Khởi nguồn năng lượng mới: PV GAS bắt đầu cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp

Khởi nguồn năng lượng mới: PV GAS bắt đầu cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp
Ngày 15/3/2024, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) chính thức cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp với những chuyến xe bồn chở LNG đầu tiên tại Việt Nam, được xuất từ trạm nạp Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) đến trạm tái hóa khí LNG Thuận Đạo (Long An). Đây là cột mốc quan trọng của ngành năng lượng tại Việt Nam, đánh dấu sự ra mắt Gói giải pháp năng lượng tối ưu của PV GAS với mô hình kinh doanh tích hợp LPG/CNG/LNG, mang đến cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng về sản phẩm, nguồn cung linh hoạt ổn định, chất lượng cao với giá cả cạnh tranh.

Giá xăng dầu hôm nay tăng giảm đan xen

Giá xăng dầu hôm nay tăng giảm đan xen
Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay (14/3).

Yêu cầu rà soát toàn bộ doanh nghiệp, hộ kinh doanh vàng

Yêu cầu rà soát toàn bộ doanh nghiệp, hộ kinh doanh vàng
Để triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã có công văn về việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động mua bán vàng bạc, đá quý.
Xem thêm
Ngân hàng Nhà nước lần thứ 2 hoãn đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 2 hoãn đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp về việc hoãn phiên đấu thầu vàng dự kiến tổ chức trong ngày hôm nay 25/4.
Đấu thầu vàng miếng: Bán thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu vàng miếng: Bán thành công 3.400 lượng vàng

Sáng 23/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên năm 2024 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (TP. Hà Nội), với sự tham gia của 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp dự thầu.
Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán S
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhi
Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Ngày 24/4, Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI), đại diện các Bộ, ban, ngành tổ chức buổi trao đổi về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.
NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
Dấu ấn thiên nhiên trong kiệt tác độc bản The Miyabi

Dấu ấn thiên nhiên trong kiệt tác độc bản The Miyabi

Từ những công trình biểu tượng thế giới tới kiệt tác biệt thự đóng The Miyabi (Vinhomes Royal Island), KTS hàng đầu Nhật Bản Kengo Kuma đã cho thấy thiên nhiên thuần khiết, sự xa xỉ kín đáo và tính độc bản chính là những yếu tố quyến rũ giới thượng lưu.
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu rà soát gói thầu có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu rà soát gói thầu có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An

Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) vừa có văn bản yêu cầu Ban Quản lý dự án 4 rà soát gói thầu có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An.
Đề nghị Hà Nội kiểm tra, rà soát việc chung cư tăng giá bất thường

Đề nghị Hà Nội kiểm tra, rà soát việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND TP. Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.
Phiên bản di động