Bộ Y tế: Tăng cường quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Xã hội 17/04/2025 16:12
Cà phê xứ lạnh hay còn gọi là cà phê Arabica là giống cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam vào năm 1857 thông qua các nhà truyền giáo Pháp. Arabica là loại cà phê được trồng phổ biến tại Brazil và các nuớc Nam Mỹ với giá trị cao. Mặc dù là nuớc sản xuất chủ yếu cà phê Robusta, nhưng Việt Nam cũng là nơi có những loại cà phê Arabica thuộc loại ngon bậc nhất thế giới. Hương vị của cà phê Arabica với vị chua thanh, đắng nhẹ tạo nên sự thanh tao, quý phái, màu cà phê nâu nhạt, trong trẻo của hổ phách tạo nên sự sang trọng, quyến rũ.
Thời gian qua, giá cà phê Việt Nam đã liên tục tăng cao. Tuy nhiên, việc chênh lệch giá các loại cà phê trên thị trường là rất lớn. Tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 vừa diễn ra tại Đắk Lắk, nhiều loại cà phê tại Việt Nam đã được giới thiệu, trong đó cà phê xứ lạnh chiếm một vị trí quan trọng trong các sản phẩm cà phê giá trị cao. Trong dòng chảy cà phê đặc sản, cà phê Arabica luôn được đánh giá cao với hơn 70% lượng tiêu thụ cà phê trên thế giới.
![]() |
Phát triển cà phê xứ lạnh đặc sản mở ra cơ hội nâng cao hình ảnh cà phê Việt Nam, đồng thời cải thiện thu nhập cho nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số. |
Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê sau Brazil, nhưng cà phê Arabica chỉ chiếm thiểu số với sản lượng 5%. Cà phê đặc sản Arabica là sản phẩm cà phê phải đạt ít nhất 80/100 điểm theo đánh giá của Hiệp hội Cà phê đặc sản Thế giới (SCA) xét trên 10 tiêu chí về chất lượng và hương vị. Hiện thị phần cà phê đặc sản chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản lượng cà phê thế giới, nhưng lại có giá trị cao gấp nhiều lần so với sản phẩm cà phê thông thường. Do vậy, phát triển cà phê xứ lạnh đặc sản được xem là hướng đi triển vọng, mở ra cơ hội nâng cao hình ảnh cà phê Việt Nam, đồng thời cải thiện thu nhập cho nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số.
Vùng đất càng cao, càng lạnh thì chất lượng cà phê Arabica càng ngon. Thực tế cho thấy cây cà phê xứ lạnh rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở nhiều địa phương tại Việt Nam. Để tiếp sức cho lộ trình nâng cao và khẳng định chất lượng cà phê Việt Nam trên thế giới, năm 2021 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Đề án được triển khai tại 8 tỉnh gồm Điện Biên, Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Quảng Trị.
![]() |
Thích hợp với độ cao trên 1000m so với mực nước biển, cà phê Arabica là một trong những sản phẩm đặc sắc và đang được phát triển mạnh mẽ. |
Hiện nay, Lâm Đồng đang phát triển 5 vùng chuyên canh cà phê xứ lạnh chất lượng cao có quy mô lớn tại các huyện: Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng, TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương để phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Trong Đề án thí điểm phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn, 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk cũng tham gia thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu cà phê với tổng diện tích 11.200 ha. Tỉnh Đắk Nông cũng đã ban hành kế hoạch phát triển cà phê đặc sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2030. Theo đó, Đắk Nông định hướng xây dựng, phát triển khoảng 2.000 ha cà phê đặc sản, tạo tiền đề để phát triển bền vững ngành cà phê. Đối với cà phê xứ lạnh Arabica, tỉnh Kon Tum cũng đã ban hành Đề án “Khôi phục và Phát triển cây cà phê xứ lạnh tại các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei và Kon Plông gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Trong khi đó, tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, Sơn La với hệ thống núi non trùng điệp được bao quanh bởi các bồn địa, các cao nguyên. Cà phê Arabica Sơn La được trồng trên các sườn dốc dưới chân dãy núi thấp hoặc trên các đồi nông với độ cao từ 900m đến 1.200m. Cây cà phê Arabica ở đây sinh trưởng tốt cho chất lượng cao. Sơn La là tỉnh trồng cà phê Arabica lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt là cà phê Chiềng Ban, Sinh Ban (Sơn La). Chất lượng cà phê tại Điện Biên, Sơn La được sánh ngang với cà phê top đầu thế giới có nguồn gốc từ vùng Sao Paulo của Barasil vì có cùng vĩ độ.
![]() |
Những quả cà phê chín đỏ, mang đến loại hạt tốt nhất được chọn lựa. |
Với đặc điểm thích hợp với độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, cà phê Arabica là một trong những sản phẩm đặc sắc và đang được phát triển mạnh mẽ sẽ góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS ở địa phương.
Năm 2024 là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam vượt mốc 5 tỉ USD, đạt 1,32 triệu tấn, với kim ngạch 5,48 tỉ USD, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kì năm 2023. Đây là mức cao nhất trong lịch sử.
Muốn hạt cà phê đứng vững ở phân khúc thị trường khó tính này, điều đầu tiên là phải thay đổi tư duy về cách làm cà phê từ lựa chọn cây giống, trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến trên nền cà phê đặc sản thơm ngon nhất. Khác với cà phê thương mại, những hạt cà phê để sản xuất cà phê đặc sản đều được chọn lọc một cách nghiêm ngặt. Tất cả các công đoạn thu hái, chế biến đều phải được chăm chút tuyển chọn bằng tay, chỉ có những quả cà phê chín đỏ, mang đến loại hạt tốt nhất được chọn lựa. Bên cạnh đó, những yếu tố như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, nguồn gốc cũng hết sức được chú ý, bởi từng vùng canh tác khác nhau sẽ cho ra những hương vị cà phê khác nhau.
![]() |
Khác với cà phê thông thường, những hạt cà phê để sản xuất cà phê đặc sản đều được chọn lọc một cách nghiêm ngặt. |
Đồng thời, các địa phương cần có chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu cà phê đặc sản được quy hoạch, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc vùng nguyên liệu. Đầu tư máy móc và các hạng mục hỗ trợ, đào tạo chế biến chuyên sâu phục vụ cho việc chế biến cà phê đặc sản. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu cà phê đặc sản. Việc sản xuất cà phê đặc sản sẽ được tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị, ổn định và bền vững.
Để nâng tầm giá trị và tạo ra vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao, các địa phương đã hình thành các vùng trồng cà phê xứ lạnh tập trung với quy mô lớn; tuyển lựa các loại giống mới phù hợp; tuyên truyền, hướng dẫn để người dân nắm vững, tuân thủ quy trình kĩ thuật từ khâu chăm sóc đến thu hoạch; đẩy mạnh mô hình liên kết giữa người dân với các Hợp tác xã, doanh nghiệp để phát triển cây cà phê xứ lạnh. Nhiều địa phương như Quảng Trị, Kon Tum, Lâm Đồng... đã xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cà phê theo tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ.
Cà phê không chỉ là một loại cây trồng, mà còn là sinh kế của hàng trăm ngàn hộ gia đình. Một mùa vụ thành công không chỉ mang lại thu nhập, mà còn là niềm vui, là động lực để bà con tiếp tục gắn bó với nông nghiệp bền vững. Đồng thời, tạo ra giá trị thương hiệu của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu cà phê xứ lạnh chất lượng cao sẽ nâng tầm vị thế cà phê Việt Nam.