Cù lao Phú Tân, tỉnh An Giang:

Nhiều nông dân, người cao tuổi đạt danh hiệu sản xuất - kinh doanh giỏi

Năm 2021, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang có 15.052 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi 3 cấp, phần nhiều trong đó là người cao tuổi (NCT). Phong trào tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa, thu hút sự hưởng ứng của đông đảo nông dân và NCT.

Nhiều mô hình liên kết sản xuất

Cụ thể, trong số nông dân được xét chọn đạt danh hiệu, cấp tỉnh có 919 hội viên, cấp huyện có 2.030 hội viên và cấp xã là 12.103 hội viên, trong đó đa phần là NCT. So với năm 2020 (có 11.905 nông dân giỏi 3 cấp), toàn huyện không chỉ tăng về số lượng mà còn tiếp tục phản ánh rõ quá trình đổi mới cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước trên cả 3 lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn - nông dân.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Tân Lê Văn Ẩn cho biết, Quỹ Hỗ trợ nông dân hiện có hơn 2,7 tỉ đồng, riêng đầu năm đến nay vận động mới 219 triệu đồng. Huyện đã giải ngân 560 triệu đồng cho 34 hộ vay phát triển các mô hình, trong đó 100 triệu đồng hỗ trợ cho dự án ươm cây con tại xã Phú An. Ngoài ra, thông qua nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có 17 hộ vay theo Nghị định 55/NĐ-CP với số tiền 1,36 tỉ đồng.

Nhiều nông dân, người cao tuổi đạt danh hiệu sản xuất - kinh doanh giỏi
Nông dân giỏi người cao tuổi Lê Quang Khanh cùng thành viên tổ từ thiện cắt sắt cất nhà từ thiện

Theo tinh thần “nông dân giúp nông dân”, nhiều hội viên là NCT giàu kinh nghiệm, năng động, tiên phong trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn giúp đỡ, tạo động lực cho các hộ nghèo vươn lên. Các cấp Hội Nông dân phối hợp ngành chuyên môn mở các lớp dạy nghề, tập huấn, hội thảo và khuyến nông, chuyển giao khoa học - kĩ thuật cho nông dân. Ngoài nâng cao kĩ thuật canh tác lúa nếp để phát triển thành thương hiệu cho Phú Tân, nông dân chuyển đổi các mô hình mới được trợ vốn, thành lập tổ hợp tác, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm và liên kết đầu ra.

Phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh về đất đai, áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Ở “xứ nếp” hiện nay còn dần phát triển các mô hình trồng cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao, trồng nấm, sản xuất rau màu an toàn theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

Toàn huyện Phú Tân phát triển được 100 tổ hợp tác, 62 Câu lạc bộ nông dân, 8 chi hội nghề nghiệp và 77 tổ hội nghề nghiệp. Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh, trên địa bàn huyện thực hiện thí điểm 15ha mô hình trồng lúa sử dụng phân hữu cơ nano cho Tổ hội nghề nghiệp xã Phú Hiệp; thực hiện liên kết tiêu thụ nông sản 721ha, kí kết hợp đồng liên kết tiêu thụ với Tập đoàn Lộc Trời 485ha.

Những mô hình sản xuất mới, đầu tư đúng hướng giúp nông dân và NCT tăng thu nhập, tạo điều kiện để họ tham gia cùng Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Theo đó, đầu năm đến nay, hội viên nông dân thực hiện 23 công trình, tổng kinh phí hơn 332 triệu đồng, trong đó nông dân đóng góp trên 299 triệu đồng và 1.435 ngày công lao động. Hội Nông dân huyện xây dựng 18 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu, phối hợp Hội Nông dân tỉnh triển khai chương trình tuyên truyền, hỗ trợ người dân sử dụng nước sạch và hỗ trợ cơ sở 19 máy lọc nước.

Nông dân sản xuất giỏi cao tuổi Lê Văn Thà trên ruộng nếp thực hiện phương pháp cấy.
Nông dân sản xuất giỏi cao tuổi Lê Văn Thà trên ruộng nếp thực hiện phương pháp cấy.

NCT sản xuất giỏi làm từ thiện trong mùa dịch

Hơn 30 năm sản xuất lúa nếp, ông Lê Quang Khanh 62 tuổi, NCT ở ấp Mỹ Hóa, xã Tân Hòa, huyện Phú Tân lo phát triển kinh tế không chỉ để ổn định cuộc sống gia đình, mà còn san sẻ với bà con nghèo, nhiều hộ gia đình sản xuất nhỏ bị ảnh hưởng dịch Vovid-19 không tiêu thụ được sản phẩm, không có thu nhập, tạo cơ hội giúp họ vươn lên. 2 năm nay, ông cùng với nông dân trong xã lập tổ từ thiện cất nhà.

Ông Khanh hiện canh tác 2,5ha lúa nếp, giống OM2518. Nhiều người thắc mắc sao ông có thể lo chuyện đồng áng chu toàn mà còn thời gian đi làm việc thiện, ông giải thích: “Vụ Đông Xuân vừa rồi, tổng thu nhập được 100 triệu đồng, trừ chi phí còn lời 40 triệu đồng. Từ sạ lúa, bón phân, nhổ cỏ… chuyện nào tôi cũng tranh thủ làm cho xong để sắp xếp thời gian làm việc thiện. Nói gì thì nói, làm lúa phải ưu tiên trước nhất, kinh tế vững, gia đình “trong ấm ngoài êm” mới làm từ thiện vững chắc được”.

Trước đây, hoàn cảnh của gia đình ông rất khó khăn, sau khi cố gắng làm ăn vươn lên, nhìn lại thấy còn nhiều người khó khăn (đặc biết là các hộ nông dân NCT) nên muốn giúp đỡ họ. Ông vận động bạn bè cùng chí hướng đi sửa chữa, cất nhà cho bà con nghèo, thành lập tổ từ thiện với đa số là hội viên nông dân, NCT. Các thành viên đều có rẫy, có ruộng, kinh tế ổn định nên tự nguyện hằng tháng đóng góp ít nhất 100.000 đồng làm nguồn quỹ. Mỗi vụ thu hoạch nông sản, mọi người gửi thêm số tiền tùy theo sự thuận lợi mùa màng, ưu tiên cất nhà theo mức độ khó khăn cho các hộ dân trong xã.

Năm vừa rồi, chỉ tính riêng xã Tân Hòa, tổ từ thiện của ông Khanh đã hoàn thành 15 căn nhà Tình thương. Ngoài ra, ông và các thành viên còn tiếp sức cho các đội cất nhà khác ở các xã lân cận, huyện Châu Phú, thậm chí ở tỉnh Cà Mau. Đầu năm nay, tổ dựng 3 căn nhà mới cho hộ khó khăn theo danh sách được địa phương xét duyệt. Ông cho biết, mỗi căn nhà được tổ từ thiện hỗ trợ 20 triệu đồng, ngoài ra gia đình đóng góp thêm. Tùy điều kiện, các căn nhà có diện tích lớn nhỏ khác nhau. “Thành viên trong tổ là nông dân của 2 xã Tân Hòa và Phú Hưng, với hơn 20 người nhưng có lúc huy động được đông hơn. Mỗi đợt cất nhà, tôi phụ trách thông báo, người nào rảnh thì tham gia theo tinh thần thoải mái, tự nguyện, còn bận chuyện đồng áng thì thôi”, - ông Khanh chia sẻ.

Thấy việc làm ý nghĩa của tổ từ thiện, đặc biệt rất minh bạch, công khai về các nguồn tiếp nhận, thu - chi, nhiều nhà hảo tâm tìm đến gửi tiền ủng hộ. Khi gom được số tiền vừa đủ, tổ nhanh chóng báo cáo với địa phương, trao đổi với cán bộ xã và ấp để khẩn trương chọn hộ dân tiến hành dựng nhà.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hòa Trần Tấn Tài cho biết, từ năm 2010 đến nay, dù là NCT nhưng ông Khanh luôn đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi” cấp tỉnh, trong đó 2 lần được vinh danh là nông dân giỏi cấp tỉnh tiêu biểu. Năm 2021, ông Khanh tiếp tục được chọn là một trong số gương hội viên nông dân điển hình để vinh danh và giới thiệu tại Đại hội Nông dân giỏi xã Tân Hòa - đại hội tổ chức điểm của huyện Phú Tân.

Để có được kết quả trên, Hội Nông dân và Hội NCT đã có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau trong triển khai các nhiệm vụ chung và các phong trào cụ thể của từng Hội. Các hoạt động của Hội Nông dân đều có sự tham gia của NCT và các hoạt động của Hội NCT cũng đều có nông dân tham gia. Qua đó, nhiều hội viên Hội Nông dân nhưng cũng là hội viên Hội NCT nhận rõ thêm các nhiệm vụ chính trị của đạ phương để tích cực thực hiện, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của từng tổ chức Hội và của địa phương.

Bài và ảnh: Mỹ Hạnh - Đông Thịnh
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Làm giàu từ đồi rừng

Làm giàu từ đồi rừng

Một ngày tháng Tư, ông Vũ Văn Thức, Chủ tịch Hội NCT xã Hợp Lý (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) cùng chúng tôi tới thăm gia đình NCT làm kinh tế giỏi bằng mô hình nuôi lợn siêu nạc thương phẩm và trồng thanh Long ruột đỏ ở thôn Thọ Linh…
Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Vào những năm 1947, 1948, lớp thanh niên chúng tôi không đợi có lệnh mới nhập ngũ, nhiều nơi chỉ tụ tập bàn nhau rồi lên đường tìm đến những đơn vị bộ đội xin đầu quân.
Từ cậu bé nghèo trở thành Anh hùng Quân đội

Từ cậu bé nghèo trở thành Anh hùng Quân đội

Cựu chiến binh Kiều Văn Niết sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó có 10 anh chị em, tại xã Bàu Trai, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Năm lên 8 tuổi, Kiều Văn Niết phải đi ở đợ, cắt cỏ, coi trâu, mỗi năm nhà chủ trả cho 15 giạ lúa.
Làm giàu từ chăn nuôi gà lai

Làm giàu từ chăn nuôi gà lai

Tuy tuổi đã cao, nhưng với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, ông Đinh Quang Tưởng, 66 tuổi, xã Hải Đông, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã thành công từ mô hình chăn gà lai, hằng năm thu lãi hơn trăm triệu đồng...
Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca

Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca

Có ai đó đã nói: “Tình yêu văn học sẽ không có điểm dừng, khi trái tim còn thổn thức yêu thương”. Điều này thật đúng với nhà giáo Trần Thị Tường Thư.

Tin khác

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”
Ông Phạm Hoàng Thân hai năm liền được bình chọn là Chi hội trưởng tiêu biểu của Chi hội NCT số 12 thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Từ bí mật đến... bí mật

Từ bí mật đến... bí mật
Đời quân ngũ của Cựu chiến binh (CCB), chiến sĩ Điện Biên Phủ Ngô Quang Xem ở phường Vàng Danh, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có những kí ức khó quên.

Có công đóng góp của người cao tuổi

Có công đóng góp của người cao tuổi
Đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình có 119/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); có 6 huyện, 2 thành phố được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn NTM và hoàn thành hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tỉnh Ninh Bình đang phấn đấu trong năm 2024 được công nhận tỉnh NTM. Những thành công trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xây dựng NTM ở Ninh Bình có đóng góp không nhỏ của NCT, nhất là trong lĩnh vực làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo…

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả
Trong phong trào phát triển kinh tế, nhiều cựu chiến binh ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã phát triển nghề chăn nuôi dê và lập vườn trồng cây ăn trái; nhờ đó đã thoát nghèo bền vững và góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Ông Ngọc chăm việc xã hội

Ông Ngọc chăm việc xã hội
Ông Nguyễn Văn Ngọc, 73 tuổi, Chi hội phó Cựu chiến binh (CCB) kiêm chủ nhiệm CLB quân nhân địa bàn dân cư 24, phường Vĩnh Tuy ở số 2, ngách 53/23 phố Dương Văn Bé, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội nổi tiếng là người chăm việc xã hội.

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên
Không chỉ các hội viên Hội Phụ nữ, Hội NCT mà bà con địa bàn dân cư số 10 thường nói về bà như vậy. Bà là cựu giáo chức, chi hội trưởng chi hội Phụ nữ số 10 sống tại số nhà 36, ngõ 559, phố Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Người trưởng khu cần mẫn

Người trưởng khu cần mẫn
Sau 5 năm công tác trong quân đội, tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, đến năm 1982, ông Hà Văn Thành, sinh năm 1956, ở khu 4, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ phục viên về địa phương.

Cụ chủ nhiệm câu lạc bộ hay thơ

Cụ chủ nhiệm câu lạc bộ hay thơ
Đó là cụ Vũ Ngọc Tuyền, 86 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy Công ty Dệt 8/3 Hà Nội (trước là Nhà máy Dệt 8/3 Hà Nội), Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) hưu trí Nhà máy Dệt 8/3 Hà Nội hiện ở số 82, phố 8/3, phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Thạnh - Người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Bà Nguyễn Thị Thạnh - Người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Bà Nguyễn Thị Thạnh, hội viên Hội NCT khối Phúc Lộc, phường Vinh Tân, TP Vinh, tỉnh Nghệ An là gương điển hình luôn tâm huyết với công tác Hội và là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia các phong trào tại địa phương. Bà xứng đáng là phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Một gia đình nhà giáo tiêu biểu

Một gia đình nhà giáo tiêu biểu
Xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa nổi tiếng về sự hiếu học của xứ Thanh. Mảnh đất này còn được biết đến với tên gọi là làng khoa bảng, làng tiến sĩ của Thanh Hóa. Trong các triều đại phong kiến, xã Hoằng Lộc đóng góp 12 vị tiến sĩ, trong đó có 7 tiến sĩ được khắc tên trên văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Chuyện về ông Chín mắm

Chuyện về ông Chín mắm
Người dân ở thôn Trường Xuân, xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh thường gọi ông Lê Văn Chín với cái tên thân thương như vậy. Ông không chỉ là người được bà con huyện đảo tin yêu, quý trọng vì những đóng góp cho công việc chung, mà bởi ông còn rất giỏi nghề làm mắm.

Cựu TNXP nhiệt tình, tâm huyết

Cựu TNXP nhiệt tình, tâm huyết
Đã 75 tuổi, song ông Nguyễn Văn Ngôn, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) huyện Trực Ninh vẫn luôn tâm huyết, trách nhiệm cao trước mọi công việc của Hội, góp phần đưa phong trào thi đua của Hội Cựu TNXP huyện Trực Ninh được xếp vào tốp đầu của tỉnh Nam Định.

Giàu lên từ trồng cam

Giàu lên từ trồng cam
Cần cù, chịu khó, năng động trong phát triển kinh tế, ông Nguyễn Văn Phương, 70 tuổi, thôn Khe giáo, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh là người tiên phong trồng cam có hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho gia đình và nhiều lao động địa phương.

Người cao tuổi “còn sức khỏe là còn cống hiến”

Người cao tuổi “còn sức khỏe là còn cống hiến”
Trong 5 năm qua, Hội NCT tỉnh Quảng Nam tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng”, lồng ghép cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban MTTQ tỉnh phát động với phong trào NCT làm kinh tế giỏi để phát huy kinh nghiệm, trí tuệ, tâm huyết của NCT, góp phần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội, nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trách nhiệm, niềm vui của một “nhà thơ”

Trách nhiệm, niềm vui của một “nhà thơ”
Cụ Nguyễn Hữu Hồng, 83 tuổi, cựu chiến binh (CCB), cựu giáo chức, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên CLB Thăng Long, Hà Nội.
Xem thêm
Xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển, nâng cao chất lượng hội viên

Xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển, nâng cao chất lượng hội viên

Hội NCT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 523/TTg ngày 24/9/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Hội NCT các tỉnh, thành phố hoạt động theo 2 mô hình; trong đó 13 tỉnh, thành phố và 168 huyện, thị xã thực hiện thí điểm mô hình Hội NCT từ năm 20
Chăm sóc sức khỏe đôi mắt để NCT tiếp tục cống hiến

Chăm sóc sức khỏe đôi mắt để NCT tiếp tục cống hiến

Sáng 11/4, tại TP Hà Nội, Hội NCT Việt Nam và Tập đoàn Y khoa Sài Gòn tổ chức Lễ kí kết Chương trình hợp tác “Sáng mắt sáng cả niềm tin”.
VIDEO: Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

VIDEO: Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam - Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Ninh Bình phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng
Nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc NCT

Nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc NCT

Trong quý 1 năm 2024, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, hướng dẫn của Hội NCT Thành phố, các hoạt động của Hội NCT từ huyện đến xã, thị trấn, ấp, khu phố trên địa bàn huyện Hóc Môn đều đạt kết qua cao, nổi bật là công tác chăm sóc NCT.
Hoạt động Hội gắn chặt với nhiệm vụ của địa phương

Hoạt động Hội gắn chặt với nhiệm vụ của địa phương

Trong nhiều năm qua, Hội NCT huyện Đức Thọ luôn chủ động tham mưu cho Thường trực Huyện ủy, UBND huyện ra các văn bản chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến NCT; về đẩy mạnh công tác Hội NCT, hoạt động Hội phải gắn chặt và phù hợp với nhiệm vụ địa phương; tổ chức kí kết giao ước thi đua, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước ở các cấp Hội NCT trong huyện.
Tỉnh Lai Châu: Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NCT vùng cao Tam Đường

Tỉnh Lai Châu: Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NCT vùng cao Tam Đường

Xác định việc chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NCT là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua các cấp Hội NCT vùng cao Tam Đường triển khai nhiều phong trào, hoạt động giúp NCT sống vui, sống khoẻ, tích cực tham gia lao động, sản xuất, xây dựng Hội, bảo vệ môi trường… góp một phần sức vào sự phát triển kinh tế của địa phương, xứng đáng là “Cây cao, bóng cả”, tấm gương sáng cho con cháu học tập và noi theo.
Tận tụy với việc công

Tận tụy với việc công

Không chỉ bà con Nhân dân địa bàn dân cư mà cả hội viên Hội NCT, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) đều nói về ông như vậy. Ông là Vũ Văn Phúc, Tổ trưởng dân phố kiêm Chi hội trưởng Hội cựu TNXP và Chi hội phó Chi hội NCT khu dân cư 16, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Huy động mọi nguồn lực để chăm lo cho NCT tốt hơn

Huy động mọi nguồn lực để chăm lo cho NCT tốt hơn

Ông Nguyễn Đình Thường, Trưởng BĐD Hội NCT huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái là tấm gương sáng, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm và tận tụy với phong trào và công tác Hội NCT. Những cống hiến của ông góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, được các cấp, các ngành và hội viên ghi nhận, đánh giá cao. Phóng viên Tạp chí Người cao tuổi có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Đình Thường. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện…
Người bác sĩ luôn tận tâm với người bệnh

Người bác sĩ luôn tận tâm với người bệnh

Bác sĩ Trần Đức Cử, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bệnh viện Hùng Cường cùng với đội ngũ cán bộ y tế, bác sĩ ở Bệnh viện ngày đêm lặng thầm thăm khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân...
Phiên bản di động