Nhà khoa học cao tuổi - người bạn thân thiết của nông dân

Tôi được giáo sư (GS) Dương Hùng Đỗ, Chủ tịch Viện Công nghệ sinh học miền Nam, Tổng Giám đốc Công ty Địa Long gửi tặng 2 túi gạo thơm sinh học ST Địa Long. Vì là quà quý nên hôm tụ họp bằng hữu thân thiết, tôi mới nấu đãi các khách quý...

Tôi quen GS Dương Hùng Đỗ vào giữa năm 2016. Lần đầu gặp ông, trao đổi với ông về hiệu quả sử dụng phân bón Địa Long ở tỉnh Đồng Tháp, tôi nói: “Hiện ở Đồng Tháp chỉ mới có một bộ phận nông dân ở các huyện Tam Nông, Châu Thành và Tháp Mười bước đầu sử dụng đạt hiệu quả trên lúa, ớt và cây ăn trái”. Thế là ngày hôm sau, GS Dương Hùng Đỗ đã có mặt tại huyện Tam Nông để tìm hiểu thực tế và quyết định mở hội thảo tại xã Phú Đức, huyện Tam Nông. Sau đó, mở tiếp tại xã An Phú Thuận, huyện Châu Thành và xã Phú Điền, huyện Tháp Mười. Ông cùng bà con nông dân và các cán bộ địa phương đi tham quan thực tế tại cánh đồng sản xuất lúa, nếp và vườn trồng cây thanh long sử dụng hiệu quả phân bón Địa Long. Đích thân ông trình bày, giải đáp các thắc mắc của bà con liên quan đến phân bón Địa Long và tận tình hướng dẫn cách sử dụng phân bón Địa Long trên cây trồng các loại.

Nhà khoa học cao tuổi - người bạn thân thiết của nông dân
Ông Nguyễn Văn Ba vui mừng cho biết hiệu quả sử dụng phân bón Địa Long trên vườn Thanh Long

Qua các buổi hội thảo và trình diễn bón phân Địa Long, các nhà khoa học và nông dân đều đánh giá rất cao hiệu quả loại phân này. Ông Nguyễn Văn Ba, ở xã An Phú Thuận, huyện Châu Thành vui mừng cho biết: Trong một vụ lúa phải bón 4 lần phân như: 10 ngày sau sạ, giai đoạn lúa đẻ nhánh, giai đoạn lúa làm đòng và trước khi lúa trổ. Còn phân Địa Long chỉ sử dụng có 1 lần bón lót 50kg/1.000m2. Tính ra, 10.000m2 cho năng suất tương đương 7 tấn, giá bán 4.500 đồng/kg, thu nhập trên 36 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, tôi còn lời hơn 16 triệu đồng”. Ông Trần Văn Chính trồng 8.000m2 cây nhãn Ido từ 2 - 5 năm tuổi, ở ấp Phú Hòa, xã An Phú Thuận cũng khoe: “Trước đây, tôi chỉ bón phân hóa học như NPK, Ure thì thấy lá nhãn có màu xanh đen, bông, trái đậu không nhiều. Từ khi bón phân Địa Long, bông dài, mập chồi hơn, đổ bông có nhụy liền, tôi cuốc đất lên thấy rễ cây đâm ra trắng và rất mập, còn lá chuyển sang màu xanh rất đẹp. Giá thành phân bón Địa Long rẻ hơn phân hóa học, vừa tiết kiệm được tiền của, công sức, vừa bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe và chất lượng sản phẩm nâng lên, an toàn hơn cho người tiêu dùng”.

Nhà khoa học cao tuổi - người bạn thân thiết của nông dân
GS Dương Hùng Đỗ trên cánh đồng sử dụng phân bón Địa Long

Tại hội thảo lúc đó, ông Trần Văn Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Phân bón Địa Long bổ sung chất hữu cơ và vi sinh vật cho đất hoạt động để mùn hóa làm cho đất tốt hơn so với bón phân hóa học thuần túy. Kết quả cho thấy năng suất lúa tăng từ 5 - 10%, chất lượng lúa cũng tốt hơn. Tôi khuyến cáo nông dân nên sử dụng rộng rãi phân bón Địa Long trên cây lúa, hoa màu và ứng dụng cho vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Điều khẳng định là nó có chất hữu cơ làm cho đất tơi xốp, giảm phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, nâng cao chất lượng cây trồng, bảo đảm vệ sinh môi trường và bảo vệ sức khỏe người nông dân”.

Không ngại khó, ngại khổ, GS Dương Hùng Đỗ tận tình hướng dẫn và hỗ trợ phân bón Địa Long miễn phí cho nông dân phòng trị bệnh cho cây ớt bị bệnh. Ông Nguyễn Thanh Hải, ở khóm Phú Mỹ, thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, có 4.000m2 đất trồng ớt. Khi cây ớt bị bệnh, được GS Đỗ hỗ trợ phân bón Địa Long và tận tình hướng dẫn quy trình trị bệnh nên cây ớt nhanh chóng hồi phục và cho thu hái được hơn 11 tấn ớt thương phẩm, trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, gia đình ông Hải còn lãi gần 114 triệu đồng.

Những năm gần đây, các vườn trồng cây cam xoàn, cam sành, quýt hồng, quýt đường, bưởi da xanh, chanh,… ở tỉnh Đồng Tháp bị một loại sâu bệnh tấn công làm các chủ vườn điêu đứng. Nghe tin, GS Dương Hùng Đỗ đến tìm hiểu thực tế và có biện pháp phòng trị, rồi hướng dẫn họ sử dụng sản phẩm phân bón Địa Long. Chưa đầy 6 tháng sau, ông Nguyễn Văn Na, chủ vườn trồng cây cam xoàn, quýt và bưởi ở xã Định Yên, cho biết: “Trước đây, vườn cây trái nhà tôi bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh. Rải phân bón Địa Long vài ngày, tôi thấy lá cây từ màu vàng chuyển sang bạc rồi xanh trở lại, các loại côn trùng có hại như nhện, sâu vẽ bùa… thì chết hết. Tôi thấy phân bón Địa Long giúp vườn cam xoàn nhà tôi phục hồi nhanh chóng, không còn bị bệnh vàng lá gân xanh nữa”.

Nhà khoa học cao tuổi - người bạn thân thiết của nông dân

Không chỉ ở Nam Bộ, Đặc biệt, GS Dương Hùng Đỗ còn cứu thành công đặc sản bưởi Đoan Hùng ở tỉnh Phú Thọ; giải cứu thành công vườn tiêu đang héo tàn ở vùng đất Tây Nguyên. GS Dương Hùng Đỗ chia sẻ: “Nghe tin người dân trồng tiêu ở tỉnh Gia Lai đang khốn khổ vì nhiều diện tích tiêu bỗng dưng trơ gốc, lá héo úa hàng loạt. Tôi đã lặn lội tới đây tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để nghiên cứu loại thuốc cứu chữa vườn tiêu. Đến Chư Sê, tôi phát hiện tiêu chết hàng loạt là do bà con sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện. Ngay lập tức, tôi bắt tay vào nghiên cứu, tìm hiểu biện pháp cứu chữa những vườn tiêu cằn cỗi”. Theo nhận xét của một lãnh đạo Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê: “Sản phẩm phân bón của GS Đỗ là một bước tiến mới trong lĩnh vực nông nghiệp. Nghiên cứu của ông không chỉ giúp ích cho cây hồ tiêu mà còn có công dụng với nhiều loại cây trồng khác. Chính vì vậy, phân bón của ông được nhiều người dân tin dùng và phổ biến rộng rãi trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Nhiều người dân ở Gia Lai đã tạc tượng bán thân GS Dương Hùng Đỗ để ghi nhớ công ơn ông!”.

Với mong muốn góp phần phủ màu xanh cây trái tại các vùng hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc, GS Dương Hùng Đỗ đã trao tặng 7 tấn phân vôi lân Địa Long cho quân dân huyện đảo Trường Sa.

Phân bón Địa Long được GS Dương Hùng Đỗ chế tạo, sản xuất và cung cấp ra thị trường từ năm 2011. Đây là loại phân bón đầu tiên làm từ khoáng mỏ, được bà con nông dân và các nhà chuyên môn đánh giá cao. Phân bón Địa Long cải tạo sinh lí của đất, trao đổi với ion dinh dưỡng được hấp thu trên bề mặt keo đất, các loại thức ăn dinh dưỡng đi vào dung dịch đất tạo cho cây trồng được cung cấp thêm thức ăn, xanh tốt lên nhanh chóng. GS Dương Hùng Đỗ luôn cho rằng, sản phẩm phục vụ nông nghiệp thì phải đặt lợi ích của người nông dân lên hàng đầu, thành quả từ những mùa vàng bội thu của nông dân cũng chính là thành công của doanh nghiệp. Những năm gần đây, đông đảo nông dân ở khắp mọi miền đất nước đã tin và sử dụng phân bón Địa Long cho lúa, hoa màu và cây ăn trái…

Những cống hiến thiết thực cho nền nông nghiệp Việt Nam, nhà khoa học, GS Dương Hùng Đỗ đã được tặng thưởng nhiều Huy chương, Cúp Vàng và Bằng khen cao quý. Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, sản phẩm phân bón Địa Long do GS Dương Hùng Đỗ nghiên cứu và sản xuất đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước như: Cúp Vàng Đông Nam Á, Cúp sản phẩm vàng thương hiệu Việt hội nhập WTO, Cúp thương hiệu uy tín, giải Bông lúa vàng Việt Nam, Top 100 thương hiệu - nhãn hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ chất lượng hoàn hảo và nhiều Bằng khen của các cấp, các ngành.

Trần Trọng Trung

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tiếp tục nhân rộng mô hình ở Việt Nam và trong khu vực

Tiếp tục nhân rộng mô hình ở Việt Nam và trong khu vực

Chiều 11/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết Dự án VIE071 Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam. Tham dự Hội nghị có TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam cùng lãnh đạo các Ban Trung ương Hội; bà Trần Bích Thủy, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế tại Việt Nam (HAI); bà Caryn Bredenkamp, Giám đốc Y tế, Dinh dưỡng và Dân số Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới (WB); bà Emiko Masaki, Chuyên gia cấp cao về Kinh tế, Y tế (WB), Chủ nhiệm Dự án; bà Nguyễn Thị Nga, chuyên gia Bảo trợ xã hội, đồng Chủ nhiệm Dự án; ông Sasaki Shohei, Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Nhật Bản và bà Imanari Yuriko, Cố vấn chương trình, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA); đại diện Uỷ ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội LHPN Việt Nam...
Hội NCT TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh: Làm tốt công tác chăm sóc hội viên

Hội NCT TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh: Làm tốt công tác chăm sóc hội viên

Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NCT, trong những năm qua, Hội NCT TP Uông Bí đã có nhiều hình thức quan tâm, thực hiện tốt công tác chăm sóc, động viên NCT.
NCT vận động gia đình thực hiện tốt chính sách dân số, xây dựng gia đình văn hóa, ấm no hạnh phúc

NCT vận động gia đình thực hiện tốt chính sách dân số, xây dựng gia đình văn hóa, ấm no hạnh phúc

Trong nhiều năm qua, huyện Thạch Thất luôn quan tâm, đầu tư và triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt công tác dân số trong đó có hoạt động chăm sóc sức khoẻ NCT, phát huy vai trò của NCT tại cộng đồng. Trên địa bàn huyện có hơn 33.733 NCT, chiếm 14.6 % dân số.

Tin khác

Làm giàu từ trồng nấm hữu cơ

Làm giàu từ trồng nấm hữu cơ
Khao khát được làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, bà Hồ Thị Thanh Hồng, 62 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Nấm Hải Nam, xã Tân Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không ngừng nỗ lực, gương mẫu đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương và tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc.

Người “gieo” ấm no, hạnh phúc cho bà con thôn Phú Túc

Người “gieo” ấm no, hạnh phúc cho bà con thôn Phú Túc
Giữa những ngọn núi ở thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, già làng Đinh Văn Trí như một biểu tượng sống động của sự cống hiến trọn đời cho quê hương.

Ra mắt CLB Liên thế hệ tự giúp nhau tổ dân phố 7

Ra mắt CLB Liên thế hệ tự giúp nhau tổ dân phố 7
Hội NCT phường An Tường vừa tổ chức thành công Lễ ra mắt CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) tại tổ dân phố 7. Đây cũng là CLB thứ 2 được thành lập trên địa bàn phường và CLB LTHTGN thứ 8 được thành lập trên địa bàn thành phố.

Nữ Chủ tịch Hội Người cao tuổi mẫu mực

Nữ Chủ tịch Hội Người cao tuổi mẫu mực
Bà Nguyễn Thị Lợi, Chủ tịch Hội NCT thị trấn Diêm Sanh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là người nhiệt huyết, tận tâm trong công việc, phát huy vai trò đảng viên, cán bộ Hội gương mẫu, miệt mài cống hiến, góp sức xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, là tấm gương điển hình về nuôi dạy con tốt và xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, ấm no.

Thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội với NCT

Thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội với NCT
Tánh Linh là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận. Thời gian qua, vị trí, vai trò của tổ chức Hội NCT và hội viên ngày càng được phát huy, thông qua các phong trào thi đua do Hội NCT phát động.

Tập huấn nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng

Tập huấn nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng
Chương trình tập huấn sẽ tạo ra những bước tiến quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi.

Thành lập 30 CLB Liên thế hệ tự giúp nhau từ sự hỗ trợ của Dự án VIE071

Thành lập 30 CLB Liên thế hệ tự giúp nhau từ sự hỗ trợ của Dự án VIE071
Vừa qua, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị tổng kết Dự án VIE071 “Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam”. Tham dự Hội nghị có đại diện Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ; các Ban, Sở ngành, Hội NCT TP Đà Nẵng và các quận, huyện, xã, phường trên địa bàn cùng Ban Chủ nhiệm 30 CLB thuộc năm thứ 1, năm 2 và năm 3 của Dự án.

Ấm tình CLB Liên Thế hệ tự giúp nhau khu Lê Bình

Ấm tình CLB Liên Thế hệ tự giúp nhau khu Lê Bình
Gia đình bà Nguyễn Thị Bền, 70 tuổi đang sinh sống tại thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Chồng bà là ông Nguyễn Trường Phi, sinh năm 1946. Ông bà đều là công nhân, viên chức về hưu, lương hưu khoảng 6 triệu đồng/người/tháng. Ông bà có 5 người con đều đã lập gia đình, 4 người con gái sống xa nhà, chỉ có 1 gia đình người con trai sống cùng. Gia đình 1 người con gái cũng khó khăn nên nhờ ông bà nuôi cháu hộ. Hiện ông bà cũng đang chăm sóc mẹ bà Bền đã hơn 90 tuổi.

Lắng nghe, chia sẻ quan tâm nhau để giữ gìn hạnh phúc gia đình

Lắng nghe, chia sẻ quan tâm nhau để giữ gìn hạnh phúc gia đình
Bà Lò Thị Thiên, Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) thôn Bản Hiềm, xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La không chỉ là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc; bà còn cùng chồng kề vai, sát cánh bên nhau, không ngừng học hỏi để phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Nữ Chi hội trưởng xuất sắc

Nữ Chi hội trưởng xuất sắc
Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Chi hội trưởng Chi hội NCT thôn Nà Ỏi, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức xã Dương Quang, TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn nhiệt tình, năng động trong mọi hoạt động, đưa phong trào NCT, phong trào cựu giáo chức ngày càng phát triển. Một trong những “bí quyết” của bà là “không quản ngại khó khăn, thường xuyên đến từng nhà vận động hội viên tham gia sinh hoạt Chi hội NCT.

Truyền thông nâng cao kiến thức tự chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Truyền thông nâng cao kiến thức tự chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Trung tâm Y tế Hà Đông (Hà Nội) vừa phối hợp với UBND và Trạm Y tế phường Hà Cầu tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe cho gần 130 NCT trên địa bàn phường.

Những kết quả nổi bật của CLB LTHTGN Liên phố thị trấn Lập Thạch

Những kết quả nổi bật của CLB LTHTGN Liên phố thị trấn Lập Thạch
CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) Liên phố thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Tiếp tục đẩy mạnh, triển khai thực hiện tốt công tác người cao tuổi trên địa bàn tỉnh

Tiếp tục đẩy mạnh, triển khai thực hiện tốt công tác người cao tuổi trên địa bàn tỉnh
Năm 2024, công tác Hội NCT trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều chuyển biến tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo kết hoạch; triển khai hiệu quả nhiệm vụ của công tác Hội; trong đó, có những lĩnh vực công tác đạt kết quả tốt đẹp.

Ra mắt CLB Liên thế hệ tự giúp nhau thôn Bình Đức

Ra mắt CLB Liên thế hệ tự giúp nhau thôn Bình Đức
Ngày 29/11, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình đã tổ chức thành lập CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) thôn Bình Đức. Đây là một thôn người dân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình. Đến dự có lãnh đạo Hội NCT huyện, lãnh đạo xã, các đoàn thể và hội viên NCT ở địa phương.

Tập huấn kiến thức về lão khoa, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi cho cán bộ dân số, y tế

Tập huấn kiến thức về lão khoa, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi cho cán bộ dân số, y tế
Vừa qua, TTYT quận Đống Đa phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hội viên Hội người cao tuổi kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động