Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy

Thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia về NCT Việt Nam của Chính phủ; kế hoạch hoạt động năm 2018 của Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam; ngày 3/6, tại Hà Nội, Trung ương Hội NCT - cơ quan thường trực "Tháng hành động vì NCT Việt Nam" tổ chức kỉ niệm Ngày NCT Việt Nam (6/6) và Giao lưu nghệ thuật với chủ đề "Chung tay chăm sóc NCT có hoàn cảnh khó khăn" nhằm tuyên truyền về truyền thống NCT, vận động nguồn lực để giúp đỡ NCT có hoàn cảnh khó khăn; tri ân các nhà hảo tâm đã tích cực tham gia chăm sóc NCT. Báo Người cao tuổi xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Chủ tịch Hội NCT Việt Nam Phạm Thị Hải  Chuyền tại Lễ kỉ niệm (Đầu đề do Tòa soạn đặt).

Lời đầu tiên, tôi trân trọng gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam; lãnh đạo các ban Đảng, các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các đồng chí nguyên lãnh đạo TW Hội NCT Việt Nam; toàn thể các vị khách quý, các cụ, các bác đại biểu NCT Thủ đô Hà Nội cùng NCT cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất!
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, tháng Chạp năm Giáp Thân 1284, khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai, vua Trần Nhân Tông đã mở Hội nghị Diên Hồng để tham vấn phụ lão cả nước về chủ trương "hòa hay chiến"; với quyết tâm giữ nước, các "bô lão" đã đồng lòng "nên đánh", ý chí đó đã kết thành hào khí non sông giúp vua Trần cầm quân thắng giặc, viết nên trang sử vẻ vang của dân tộc. "Hội nghị Diên Hồng" đã trở thành bài học sức mạnh của lòng dân; khơi nguồn giá trị văn hóa, truyền thống "Kính lão trọng thọ" trong đời sống gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam.
Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Thấy rõ vai trò to lớn của NCT, ngày 6/6/1941 Bác đã viết "Kính cáo đồng bào", trong đó Bác kêu gọi: "Hỡi các bậc phụ huynh! Hỡi các bậc hiền huynh chí sĩ! Mong các ngài noi gương phụ lão đời nhà Trần trước họa giặc Nguyên xâm lấn, đã nhiệt liệt hô hào con em tham gia sự nghiệp cứu quốc".


Đồng thời, Bác viết thư hiệu triệu đoàn kết phụ lão cả nước, nêu rõ: "Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão góp sức. Nước bị mất, phụ lão cứu. Nước suy sụp, phụ lão phù trì. Nước nhà hưng, suy tồn, phụ lão đều gánh trách nhiệm hết sức nặng nề… Nước nhà lo, các cụ cùng phải lo. Nước nhà vui, các cụ đều cùng được vui… Đối với gia đình, đối với Tổ quốc, phụ lão có trọng trách là bậc tôn trưởng; đối với làng xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao. Phụ lão hô, Nhân dân hưởng ứng; phụ lão làm, Nhân dân làm theo. Hô điều nên hô, làm việc nên làm, người có của xuất của, người có sức dốc sức, góp gió thành bão, tụ hơi thành mây. Đồng bào cả nước ta đang ngẩng cao đầu mà trông chờ các bậc phụ lão".
Nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ kính yêu, các thế hệ NCT Việt Nam đã đoàn kết một lòng, đồng hành cùng đồng bào, chiến sĩ cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho non sông đất nước. Những đóng góp to lớn của NCT đã được khẳng định, tô thắm lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Trong giai đoạn 1941 - 1945, NCT cả nước đã hăng hái tham gia tổ chức "Phụ lão cứu quốc", tuyên truyền ủng hộ Mặt trận Việt Minh, xây dựng căn cứ địa cách mạng; xây dựng, phát triển LLVT của Đảng; tuyên truyền chống âm mưu chia rẽ của địch; vận động thanh niên không đi lính cho Pháp, không làm tay sai cho Nhật, tích cực xây dựng lực lượng; tham gia Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay Nhân dân, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước do dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc.


Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), NCT đã gương mẫu thực hiện và vận động con cháu tham gia diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm bảo vệ chế độ dân chủ Nhân dân, giữ vững nền độc lập dân tộc. Ở vùng địch tạm chiếm, NCT tham gia rào làng kháng chiến, vận động con cháu thực hiện khẩu hiệu: "Cướp súng giặc giết giặc". Ở vùng tự do, vùng căn cứ kháng chiến, NCT hăng hái tăng gia sản xuất, góp gạo nuôi quân đánh giặc, động viên thanh niên nhập ngũ, tham gia thanh niên xung phong. Các "Hội mẹ chiến sĩ" tích cực vận động tiết kiệm, xây dựng "Hũ gạo nuôi quân", tham gia chăm sóc bộ đội, thương binh, bệnh binh. Trải qua hi sinh gian khổ, NCT đã cùng dân tộc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, giải phóng miền Bắc, làm hậu phương vững chắc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), ở miền Bắc, hội viên Hội phụ lão đã tích cực tham gia xây dựng những "Cánh đồng 5 tấn,10 tấn thắng Mỹ", thi đua đạt danh hiệu "Phụ lão 3 giỏi", tham gia xây dựng hậu phương vững chắc để con cháu yên tâm, chắc tay súng nơi tiền tuyến. Nhiều NCT còn sức khỏe đã tham gia vào các đơn vị dân quân tự vệ, tham gia trực chiến đánh trả máy bay giặc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc. Điển hình, ngày 14/10/1967, Trung đội lão dân quân Hoằng Hóa, Thanh Hóa mưu trí, dũng cảm, dùng súng bộ binh bắn rơi chiếc máy bay phản lực thứ 2.400 của Mỹ trên bầu trời miền Bắc; ngay sau đó ngày 17/10/1967, Bác Hồ đã gửi thư khen tới các cụ, Bác viết: "Tôi nhiệt liệt mừng chiến công vẻ vang của các cụ. Với lòng yêu nước nồng nàn, chí cǎm thù địch sâu sắc, các cụ đã nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Thật là: Tuổi cao, chí càng cao. Đây là một gương sáng cho đồng bào cả nước tiến lên đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của toàn dân ta đến thắng lợi hoàn toàn".
Ai cũng nhớ mẹ Suốt, với một con đò, một mái chèo, mẹ đã dũng cảm vượt qua mưa bom, lửa đạn, chèo thuyền đưa bộ đội và thương binh qua dòng sông Nhật Lệ, Quảng Bình. Hình ảnh của mẹ đã trở thành biểu tượng người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, là nguồn sức mạnh động viên cán bộ chiến sĩ vững tay súng nơi chiến trường đánh Mỹ. Ngày 1/1/1967, mẹ được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Chúng ta không quên Anh hùng LLVT Pi Năng Tắc, người con của đồng bào dân tộc Rắc Lây, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận; ông là điển hình của nghệ thuật sử dụng vũ khí thô sơ trong thế trận chiến tranh nhân dân. "Bẫy đá Pi Năng Tắc" đã đi vào lịch sử như một huyền thoại chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Tại chiến trường miền Nam, biết bao ông bố, bà mẹ âm thầm đào hầm bí mật cất giữ vũ khí, nuôi giấu cán bộ và những đoàn quân chuẩn bị vào trận đánh; dũng cảm đi đầu trong các cuộc biểu tình phản đối sự đàn áp của Mỹ, ngụy, bất chấp xe tăng, lưỡi lê, họng súng của kẻ thù, sẵn sàng hi sinh thân mình vì Tổ quốc.
Tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt, NCT cả nước đã chung sức chung lòng cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta làm nên Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975), giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước. Bước tiếp chặng đường mới, lớp lớp NCT lại tiếp tục cùng cả nước khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Ôn lại truyền thống, chúng ta càng trân trọng, tự hào về những hi sinh cống hiến của các thế hệ NCT trong lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của dân tộc; đặc biệt những NCT hôm nay là cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong; năm xưa đã trực tiếp cầm súng, mở đường ra tiền tuyến, góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Hội NCT Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCT; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong những năm qua, Hội đã có nhiều hoạt động, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc, phát huy vai trò NCT. Chương trình "Một triệu áo ấm tặng NCT nghèo", vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ NCT nghèo, "Chương trình mắt sáng cho NCT"… do Hội phát động được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước tích cực tham gia, góp phần thiết thực giúp đỡ NCT giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống. Hội duy trì thường xuyên phong trào thi đua "Tuổi cao - Gương sáng", tham gia xây dựng, giám sát thực hiện pháp luật, chính sách đối với NCT, phối hợp có hiệu quả với nhiều bộ, ngành liên quan để chăm sóc, phát huy vai trò NCT. Hội đã tích cực, chủ động công tác đối ngoại Nhân dân, góp phần nâng cao vị thế, uy tín, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Thông qua hoạt động Hội, nhiều NCT đã trở thành hạt nhân trong các phong trào từ cơ sở, là nòng cốt trong các tổ hòa giải, là chỗ dựa tinh thần cho gia đình, làng xóm, cộng đồng. Nhiều già làng và NCT đã trở thành lực lượng không thể thiếu bên cạnh lãnh đạo Đảng, chính quyền ở cơ sở; hàng vạn NCT được khen thưởng vì có thành tích tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, làm kinh tế giỏi; nhiều nhà khoa học, nghệ nhân, nghệ sĩ, thầy giáo, thầy thuốc, lãnh đạo đơn vị kinh tế, lão nông tri điền… là NCT đang tiếp tục có những công trình, đề tài nghiên cứu, sáng kiến, kinh nghiệm, việc làm tốt đóng góp cho sự phát triển của quê hương đất nước, nêu gương sáng trong gia đình và xã hội.
Với những thành tích và đóng góp to lớn, BCH Trung ương Đảng Khóa VIII đã tặng NCT Việt Nam bức trướng thêu 18 chữ: "Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Sao vàng cho các thế hệ NCT Việt Nam, tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội NCT Việt Nam.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Kính lão trọng thọ", Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, động viên, chăm sóc NCT, giúp NCT sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc. Để khẳng định vị thế của NCT, tại khoản 3, Điều 37 Hiến pháp đã quy định: "NCT được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Đến nay, Nhà nước đã ban hành tương đối đồng bộ pháp luật, chế độ, chính sách liên quan đến NCT; cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều quy định cụ thể về chăm sóc, phát huy vai trò NCT, nên đời sống NCT được chăm lo, cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, do hậu quả của chiến tranh, do sự phát triển kinh tế, xã hội chưa đồng đều giữa các vùng miền, NCT lại thuộc lớp người sức khỏe giảm sút, thu nhập thấp nên ở nhiều nơi, nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, còn nhiều NCT hoàn cảnh khó khăn, cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng xã hội.
Nhân Ngày NCT Việt Nam (6/6), Trung ương Hội xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các bộ, ban, ngành; cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã dành cho NCT và Hội NCT sự quan tâm lãnh đạo sâu sát, sự giúp đỡ thiết thực bằng tinh thần và vật chất, sự cổ vũ động viên to lớn.
Phát huy truyền thống NCT Việt Nam, Trung ương Hội kêu gọi cán bộ, hội viên, NCT cả nước, nêu cao tinh thần "Tuổi cao - Gương sáng" hăng hái thi đua xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình và phát triển bền vững, trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Biến nỗi đau thành hành động để đáp lại những cống hiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa nguyện trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với dân tộc; sẵn sàng chiến đấu hi sinh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7, Đoàn Hội NCT TP. Hồ Chí Minh do TS Hùynh Thành Lập, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Trưởng BĐB Hội NCT TP. Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh.
Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững

Trong 2 ngày 25 và 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương. Ban Lễ tang gồm 35 thành viên do Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng ban. Ban Tổ chức Lễ tang gồm 27 thành viên, do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Trưởng ban.
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), cùng thời gian này tại Hội trường Thống nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.

Tin khác

Người cao tuổi TP Hồ Chí Minh “biến đau thương thành hành động”

Người cao tuổi TP Hồ Chí Minh “biến đau thương thành hành động”
Trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, NCT ở TP. Hồ Chí Minh quyết tâm biến đau thương thành hành động, việc làm thiết thực, có ích cho nước, cho dân. Tạp chí NCT trích đăng những cảm nghĩ, bày tỏ, thể hiện của một số NCT …

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2024), ngày 24/7, tại Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam.

Tây Ninh: Truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ

Tây Ninh: Truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ
Ngày 24/7, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82; Lễ truy điệu, Lễ an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia đưa về nước đợt 2, giai đoạn XXIII (mùa khô 2023 - 2024).

Bình Thuận họp báo định kỳ 6 tháng đầu năm: Nhiều vụ việc dư luận quan tâm được làm rõ

Bình Thuận họp báo định kỳ 6 tháng đầu năm: Nhiều vụ việc dư luận quan tâm được làm rõ
Chiều 23/7, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh chủ trì hội nghị; tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương, cùng các cơ quan thông tấn, báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng: Đẩy mạnh công tác 'đền ơn đáp nghĩa' với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng

Thủ tướng: Đẩy mạnh công tác 'đền ơn đáp nghĩa' với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 23/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ.

Tri ân người có công, ra mắt ngân hàng Gene liệt sĩ chưa xác định thông tin

Tri ân người có công, ra mắt ngân hàng Gene liệt sĩ chưa xác định thông tin
Việc thực hiện lấy mẫu ADN chưa xác định được thông tin và toàn bộ thân nhân trực tiếp của các liệt sĩ để giám định, lưu trữ trong Ngân hàng Gene sẽ là bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình dài tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Người cao tuổi Bình Thuận tỏ lòng thương tiếc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người cao tuổi Bình Thuận tỏ lòng thương tiếc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Khi nghe tin Tổng Bí thư qua đời nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đều bày tỏ lòng thương tiếc…

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trưa 22/7, Chính phủ Lào ra thông cáo về việc Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đồng thời thông báo về việc Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào do đồng chí Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith dẫn đầu sẽ sang Việt Nam dự lễ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Thủ đô Hà Nội.

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương với tiêu đề: “Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Thể hiện sự kính trọng, niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an đã có bài viết "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Bộ trưởng.

TÓM TẮT TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TÓM TẮT TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Tóm tắt tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Người thầy gần gũi và sâu sắc của những người làm báo

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Người thầy gần gũi và sâu sắc của những người làm báo
Những ngày này, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng trong và ngoài nước đều tràn ngập những bài viết, phỏng vấn, vần thơ, hình ảnh sống động về cuộc đời thanh bạch, giản dị và sự nghiệp ấn tượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhân dân Bình Định bày tỏ tấm lòng thành kính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dân Bình Định bày tỏ tấm lòng thành kính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự ra đi đột ngột của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau thời gian lâm bệnh nặng, là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước nói chung và Bình Định nói riêng. Cán bộ và Nhân dân Bình Định bày tỏ tấm lòng thành kính sự tiếc thương và tưởng nhớ Tổng Bí thư với những tình cảm son sắt nhất.

Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang

Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang
Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7 và 26/7), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.
Xem thêm
Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ viếng, lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổ chức trọng thể đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội) từ 7 giờ đến 13 giờ. Lễ an táng vào 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội... Tang lễ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thu hút, làm xúc động hàng triệu trái tim người dân và bạn bè quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Với nỗi đau buồn và niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tài năng, nhà văn hóa lớn, tấm gương đạo đức sáng ngời, một nhân cách mẫu mực, người cộng sản kiên trung, trọn đời vì nư
Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Chiều 24/7, TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung ương Hội chủ trì Hội thảo lấy ý kiến xây dựng bổ sung mục chính sách hỗ trợ việc làm cho NCT trong Luật Việc làm (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có các Trưởng ban, Phó Trưởng ban; Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng; Trưởng, Phó trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ, chuyên viên; lãnh đạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu NCT Việt Nam.
Phiên bản di động