Khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương tổng vốn đầu tư trên 17.700 tỷ đồng

Kinh tế 20/05/2025 13:27
Hiện có 12 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tham gia và đăng kí tham gia sản xuất lúa theo Đề án, với tổng diện tích trên 1 triệu ha. Sau hơn 1 năm triển khai, bước đầu ghi nhận Đề án đã mang lại nhiều kết quả tích cực, sự chuyển biến về tư duy và nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân về mục tiêu phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam.
Cụ thể các mô hình sản xuất theo Đề án đã giảm lượng lúa giống; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới... giúp nông dân nâng cao thu nhập thêm 12 - 50%, tương đương lợi nhuận tăng từ 4 - 7,6 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống.
Từ 7 mô hình thí điểm do Trung ương triển khai tại 5 tỉnh, thành (Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp và Cần Thơ) vùng ĐBSCL, đến nay đã mở rộng được 101 mô hình, với tổng diện tích hơn 4.500ha.
Nông dân từng bước tiếp cận và áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến như: “1 phải 5 giảm”, “3 giảm 3 tăng”, tưới ngập khô xen kẽ (AWD), sử dụng phân bón hợp lí và quan tâm nhiều hơn đến việc giảm phát thải khí nhà kính. Đây là những tiền đề quan trọng để xây dựng, hoàn thiện, chuẩn hóa và nhân rộng quy trình sản xuất lúa bền vững ở ĐBSCL.
![]() |
Thông qua Đề án cũng đã hình thành chuỗi sản xuất lúa gạo bền vững. Một số doanh nghiệp lớn đã tham gia chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao, hỗ trợ nông dân từ khâu giống, vật tư đầu vào, đến bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Bên cạnh đó, Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam cũng đang phối hợp với các doanh nghiệp, đối tác quốc tế xây dựng bộ nhận diện nhãn hiệu gạo Việt Nam xanh, phát thải thấp.
Đề án là bước đi chủ động, đón đầu xu hướng tiêu dùng xanh và hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Bởi nếu không có sự chuẩn bị từ bây giờ, các doanh nghiệp - đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo sẽ đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi thị trường quốc tế.
Bởi tới một thời điểm nào đó, thế giới sẽ tuyên bố ngừng nhập khẩu lúa gạo không đạt tiêu chí phát thải thấp. Lúc ấy, chỉ những sản phẩm “gạo xanh”, canh tác theo quy trình giảm phát thải mới vào được các thị trường khó tính. Việc dán nhãn “gạo phát thải thấp” sẽ trở thành điều kiện tiên quyết để được chấp nhận ở nhiều thị trường.
Đóng góp vào kết quả đó không thể không kể đến vai trò vốn tín dụng ngân hàng. Chỉ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã bảo đảm cung ứng khoảng 30.000 tỉ đồng cho vay các thành phần tham gia thực hiện Đề án.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định, không giới hạn hạn mức tín dụng cụ thể nào cho chương trình này mà sẵn sàng đồng hành và bảo đảm cung ứng đủ phần vốn tín dụng ưu đãi phục vụ Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp.
Để có cơ sở cho các ngân hàng thương mại khác cùng tham gia phát triển Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các địa phương cần sớm tổng hợp, công bố danh sách các vùng chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp; đồng thời thông báo đến các Ngân hàng Nhà nước khu vực và các chi nhánh ngân hàng thương mại tại ĐBSCL danh sách các liên kết, mô hình tham gia Đề án để các tổ chức tín dụng có đủ cơ sở xem xét, quyết định cho vay và giải ngân đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân tham gia Đề án.
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tại TP Cần Thơ mới đây, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, hiện Bộ đang làm việc với các vụ, cục của Ngân hàng Nhà nước để xây dựng và triển khai Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL.
Dữ liệu thống kê sơ bộ cho thấy, nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, thành viên hợp tác xã tham gia Đề án ở các địa phương đến năm 2030 là khoảng 82.989 tỉ đồng; trong đó, năm 2025 nhu cầu vốn cần 11.641 tỉ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 cần khoảng 71.348 tỉ đồng. Các địa phương trong vùng ĐBSCL cũng đang tổng hợp và công bố danh sách các hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp đăng kí tham gia Đề án để các tổ chức tín dụng bước đầu chủ động tiếp cận khách hàng.
Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã phối hợp với Agribank triển khai xây dựng chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ và phát triển thương hiệu lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp trong khuôn khổ Đề án. Quy chế này giúp tăng cường kết nối giữa ngành nông nghiệp và hệ thống ngân hàng bảo đảm dòng vốn được sử dụng hiệu quả để thúc đẩy sản xuất bền vững. Hiện dự thảo Quy chế đang được hoàn thiện sau khi tiếp thu ý kiến góp ý từ Ngân hàng Nhà nước, dự kiến sẽ được hai bên kí kết trong tháng 4/2025.