Mẹ Việt Nam anh hùng 97 tuổi may khẩu trang tặng người nghèo chống dịch Covid-19

Những ngày này, căn nhà của Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt ở con hẻm nhỏ trên đường Huỳnh Khương An, phường 5, quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) luôn trong không khí làm việc khẩn trương. Mẹ đang tranh thủ ngày đêm may khẩu trang vải kháng khuẩn để tặng cho người nghèo phòng chống dịch bệnh COVID-19.

“Mẹ xin góp công sức cùng xã hội chống dịch”

Trong những ngày cả nước cùng chung tay chống dịch COVID-19, hình ảnh một cụ bà ngồi trên bàn máy, cặm cụi may từng chiếc khẩu trang vải đã khiến cho người dân, cộng đồng mạng vô cùng xúc động và thán phục.

Mẹ Quýt năm nay đã 97 tuổi nhưng vẫn rất nhanh nhẹn. Vào mỗi sáng, mẹ lại cặm cụi bên xấp vải, tỉ mẩn vẽ, cắt để chuẩn bị may những chiếc khẩu trang kháng khuẩn tặng người nghèo chống dịch.
Mẹ Quýt năm nay đã 97 tuổi nhưng vẫn rất nhanh nhẹn. Vào mỗi sáng, mẹ lại cặm cụi bên xấp vải, tỉ mẩn vẽ, cắt để chuẩn bị may những chiếc khẩu trang kháng khuẩn tặng người nghèo chống dịch.

Chị Trần Thụy Trúc Sơn, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Phường 5 (quận Gò Vấp) – người chia sẻ những hình ảnh của mẹ lên mạng xã hội, cho biết: “Khi nhìn thấy mẹ Quýt hăng hái tham gia công việc may khẩu trang, mình rất ấn tượng. Ấn tượng nhất là tấm lòng bao dung, nhân hậu của mẹ vì việc gì mẹ cũng không ngại. Tuy tuổi đã cao, sức yếu nhưng mẹ luôn nghĩ cho mọi người. Công việc may khẩu trang không khó nhưng nó đòi hỏi sức khỏe và thời gian để hoàn thành. Tuy nhiên, với mẹ, dường như mọi việc hết sức bình thường và nhẹ nhàng vì đơn giản mẹ Quýt muốn góp thêm những gì có ích cho đời, cho công tác chống dịch cùng xã hội”.

Dù đã 97 tuổi nhưng mẹ vẫn rất nhanh nhẹn. Vào mỗi buổi sáng, mẹ lại cặm cụi bên xấp vải, tỉ mẩn vẽ, cắt để chuẩn bị may những chiếc khẩu trang kháng khuẩn. Mặc dù đôi mắt của mẹ không còn tinh tường, nhưng mẹ bảo "mẹ may bằng kinh nghiệm hơn 30 năm làm nghề nên các đường kim mũi chỉ vẫn đi theo hướng mẹ muốn". “Dù đôi mắt “một sáng một tối” nhưng mẹ vẫn may được hết. Dù không đẹp bằng các bạn trẻ may, nhưng kinh nghiệm chắc chắn không ai bằng mình", mẹ Quýt tâm sự cười khẳng khái.

Mỗi cái khẩu trang, mẹ Quýt chỉ cắt chừng khoảng 5 - 10 phút là xong, nếu thấy khỏe mẹ có thể cắt tới 70 cái/ngày.
Mỗi cái khẩu trang, mẹ Quýt chỉ cắt chừng khoảng 5 - 10 phút là xong, nếu thấy khỏe mẹ có thể cắt tới 70 cái/ngày.

Theo mẹ Quýt, khi dịch COVID-19 bùng phát, không chỉ TP Hồ Chí Minh mà cả nước đều khan hiếm khẩu trang, nhiều người nghèo không có tiền để mua. Ngoài ra, sau khi nghe Nhà nước kêu gọi mỗi người dân góp một chút sức vào công tác phòng chống dịch bệnh, dù nhiều hay ít, cùng đồng hành với Nhà nước, mẹ Quýt đã miệt mài tham gia phong trào may khẩu trang tặng cho người nghèo mà Hội phụ nữ của Phường 5 của quận Gò Vấp phát động.

Mẹ Quýt cho biết, nguồn vải để may khẩu trang được chị em trong tổ dân phố đi xin rồi đưa đến cho mẹ cắt theo mẫu và may. Mẫu khẩu trang cũng được các chị em trong hội phụ nữ làm sẵn, mẹ Quýt chỉ việc vẽ và cắt theo mẫu. Mỗi cái khẩu trang, mẹ Quýt chỉ cắt chừng khoảng 5 - 10 phút là xong. Nếu thấy khỏe, mẹ có thể cắt tới 70 cái/ngày.

“Người ta có điều kiện thì góp tiền, mình không có tiền thì đóng góp bằng công sức để cùng Nhà nước tham gia chống lại dịch bệnh COVID-19. Vì vậy, tham gia may khẩu trang kháng khuẩn phát cho người nghèo mẹ thấy rất ý nghĩa nên mẹ tự nguyện xin tham gia”, mẹ Quýt nói.

Dù lớn tuổi nhưng mẹ vẫn xin góp công sức cùng xã hội chống dịch COVID-19.
Dù lớn tuổi nhưng mẹ vẫn xin góp công sức cùng xã hội chống dịch COVID-19.

Anh Võ Quang Thủy, con trai của mẹ Quýt, cho biết mặc dù tuổi già nhưng mọi công đoạn để làm nên một chiếc khẩu trang hai lớp như cắt vải tạo dáng, đi chỉ, làm dây đeo, may vá… mẹ đều có thể rất làm tốt.

"Mấy bữa trước, nghe các chị em trong tổ phụ nữ bàn nhau may khẩu trang vải phát cho những ai cần trong đợt dịch bệnh COVID-19, thế là mẹ đã ngỏ ý tham gia may phụ chị em. Với kinh nghiệm ngồi bàn may hơn 30 năm, cộng với sự nhiệt tình của mẹ nên chị em trong tổ cũng đồng ý cho mẹ làm. Tuy nhiên, gia đình cũng lo lắng cho mẹ, không biết sức khỏe của mẹ có làm được không, nhưng lúc nào mẹ cũng trấn an các con là mẹ làm được. Cứ làm việc từ thiện là mẹ thấy vui mà không thấy mệt mỏi khiến cả nhà cũng vui theo", anh Thủy nói.

Vui vì mình còn có thể giúp ích được cho mọi người

Theo anh Thủy, nếu như mẹ Quýt đã có kinh nghiệm hơn 30 năm may vá thì đã có 21 năm mẹ may vá chỉ để phục vụ việc làm từ thiện. Trước khi may khẩu trang, mẹ đã may hàng trăm chiếc chăn, mền, bộ quần áo để tặng cho người nghèo ở các tỉnh trong suốt 21 năm qua.

Chiếc máy may như người bạn thân của mẹ Quýt, bởi nó gắn bó với mẹ từ thời thanh xuân đến khi về già.
Chiếc máy may như người bạn thân của mẹ Quýt, bởi nó gắn bó với mẹ từ thời thanh xuân đến khi về già.

“Từ khi nghỉ hưu, hàng ngày mẹ tôi vẫn đều đặn ngồi may chăn mền, quần áo để đem tặng cho người dân ở các vùng khó khăn. Thời gian đầu, khi may chăn mền, quần áo xong mẹ thường bỏ vô túi, trong mỗi túi đựng 2 bộ quần áo và một cái chăn, sau đó mẹ đi cùng các hội từ thiện để trao tận tay số chăn mền này cho người dân khó khăn. Tính đến nay, số chăn mền, quần áo do tự tay mẹ may tặng phải tính hàng ngàn cái”, anh Thủy nói.

Theo mẹ Quýt, chiếc máy may như một người bạn thân thiết của cuộc đời mẹ vậy, bởi nó đã gắn bó với mẹ từ khi còn trẻ. Những lúc rảnh rỗi, mẹ lại ngồi vào bàn máy may, có hôm mẹ ngồi may màn, có hôm ngồi may chăn mền, quần áo và những ngày này mẹ lại có thêm công việc may khẩu trang tặng cho hộ nghèo chống dịch. Tất cả những sản phẩm mẹ Quýt làm ra đều chỉ để phục vụ công việc từ thiện, tặng cho những người nghèo.

“Dù sao, nhìn hoàn cảnh mình vẫn còn may mắn hơn do còn có cơm ăn, áo mặc, có con cháu quây quần bên cạnh khi về già. Chứ nhìn thấy ở cuộc sống ngoài kia, nhiều người già vẫn phải sống nay đây mai đó, đói khổ thì lòng mình lại thấp thỏm không yên nên mình giúp được gì cho họ thì cứ giúp, mong sao những người già sẽ không còn phải sống thiếu thốn”, mẹ Quýt tâm sự.

“Gia đình mẹ đã không tiếc máu xương cống hiến cho Tổ quốc trong kháng chiến giành độc lập, tự do. Hôm nay Đảng, Nhà nước kêu gọi toàn dân cùng chung tay chống dịch bệnh bằng khả năng của mình. Mẹ biết may nên mẹ góp sức bằng cách tham gia làm khẩu trang. Mẹ rất vui vì bản thân mình còn có thể giúp ích được cho mọi người”, ánh mắt mẹ lại long lanh!

Chị Phan Thị Hồng Đào, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khu phố 6, phường 5, quận Gò Vấp cho biết, mẹ Quýt đã làm tấm gương sáng cho nhiều chị em phụ nữ trong tổ noi theo. Dù tuổi cao, nhưng mẹ vẫn tích cực tham gia các phong trào của khu phố, phường, quận. Việc tham gia may khẩu trang lần này cũng vậy. Mẹ rất nhiệt tình theo cách của mình, mẹ luôn giữ trong mình tinh thần hăng hái của một người làm cách mạng, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.

Cùng phụ giúp mẹ làm công việc may khẩu trang tặng người nghèo.
Cùng phụ giúp mẹ làm công việc may khẩu trang tặng người nghèo.

"Mình không cho mẹ làm vì sợ mẹ lớn tuổi rồi, nhưng mẹ lại năn nỉ làm cho vui chứ ở nhà ngồi không mẹ cũng buồn. Thế là, mọi người bảo mẹ làm được bao nhiêu thì làm, nhưng phải giữ sức khỏe. Hằng ngày, cứ khoảng 2-3 giờ vào buổi chiều, chị em trong Hội đến cùng làm vì việc chung và để mẹ vui", chị Đào cho biết.

97 tuổi, “bà Hai bộ đội” vẫn đi đầu

Mỗi khi có dịp ghé đến khu phố 6, phường 5, quận Gò Vấp, hỏi thăm nhà mẹ Quýt, người dân trong khu xóm nhỏ đều nhiệt tình chỉ đường và không quên giới thiệu tường tận: Đó là “Bà Hai bộ đội”. Bởi bây giờ hay từ thời trẻ tuổi, mẹ đều xung phong, cống hiến sức lực của mình như một người bộ đội ở tuyến đầu.

Trong tiếng máy may đều đặn trong căn nhà nhỏ, mẹ kể rằng khi mẹ đang mang thai đứa con trai đầu lòng thì chồng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Sinh con được 6 tháng, mẹ nuốt nước mắt gửi con cho mẹ chồng nuôi để xin đi bộ đội, tiếp tục thay chồng chiến đấu mong có ngày hòa bình cho đất nước. Sau 4 năm công tác tại Đại đội 85, Tiểu đoàn 330 thuộc Tỉnh đội Thừa Thiên, đóng quân tại làng Vỹ Dạ (Huế), mẹ trở thành cán bộ biệt động thành hoạt động tại Huế.

Mẹ Quýt nhớ lại: “Hai vợ chồng lấy nhau được mấy tháng thì chồng hy sinh khi tham gia chiến đấu ở mặt trận Bình Trị Thiên (Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế). Khi sinh người con trai đầu lòng được 6 tháng tuổi, mẹ phải đã gửi con cho gia đình nuôi để lên đường tham gia chiến đấu. Mặc dù nhớ con rất nhiều, nhưng do thời gian hoạt động bí mật nên mẹ đành nén nỗi nhớ vào trong. Năm 1975, giải phóng miền Nam – đất nước được thống nhất mẹ mới được trở về quê nhà thì nhận được tin con trai đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường Bình Trị Thiên”.

Trước khi may khẩu trang, mẹ đã may hàng trăm chiếc chăn, mền, bộ quần áo để tặng cho người nghèo ở các tỉnh trong suốt 21 năm qua.
Trước khi may khẩu trang, mẹ đã may hàng trăm chiếc chăn, mền, bộ quần áo để tặng cho người nghèo ở các tỉnh trong suốt 21 năm qua.

Nhắc về người con trai và người chồng đã hy sinh, mẹ Quýt nói với giọng đầy tự hào: “Đất nước đang thời chiến tranh, mà đã là thanh niên trai tráng thì phải lên đường chiến đấu để giành độc lập cho đất nước, hòa bình cho dân tộc. Chồng và con đều hy sinh trong chiến tranh nhưng mẹ không oán than gì bởi mẹ luôn tự hào vì chồng, vì con mình”.

Trong suốt thời gian tham gia chiến đấu của mình, mẹ Quýt đã 3 lần bị giặc bắt và tra tấn dã man. Cho đến lần thứ 4, mẹ Quýt bị giặc bắt và đày ra nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Những vết thương trong các trận đánh cùng những lần chịu đòn roi tra tấn của địch, mắt phải của mẹ đã bị mù và tai phải cũng kém hẳn.

Năm 2015, mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng khi cả chồng và con đều là liệt sĩ hi sinh trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1947 - 1966. Ngoài ra, cảm phục trước tấm lòng, đức hy sinh của mẹ Quýt, Công ty Cổ phần 32 (Tổng cục Hậu cần) cũng đã nhận phụng dưỡng mẹ Quýt suốt đời.

Mẹ Việt Nam anh hùng 97 tuổi may khẩu trang tặng người nghèo chống dịch Covid-19

Mẹ Quýt cho biết, thời chiến tranh đói khổ, bộ đội phải ăn ngủ trong rừng, thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần nhưng đó là vì mục đích chiến đấu để giành độc lập tự do cho người dân, cho Tổ Quốc. Sau ngày giải phóng, cuộc sống của bộ đội có khá hơn, lúc này bộ đội tham gia vào sản xuất phát triển kinh tế, giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống, đảm bảo an ninh quốc gia. Trong tình hình hiện nay, khi dịch bệnh hoành hành, bộ đội lại là lực lượng đi đầu trong công tác chống dịch. Dù là chống giặc xâm lăng hay tham gia chống dịch bệnh, bộ đội luôn có một nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ và sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ nhân dân, phục vụ nhân dân.

Với tinh thần ấy, dù đã 97 tuổi, khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, người dân thiếu khẩu trang để phòng bệnh, mẹ lại một lần nữa đã phát huy tinh thần của một chiến sĩ tuyến đầu, ngày đêm cặm cụi may khẩu trang để tặng người dân nghèo cùng phòng chống dịch.

“Thông qua công việc của mẹ Quýt, mình mong muốn gửi gắm đến thế hệ trẻ ngày nay cần biết quan tâm, chia sẻ yêu thương nhiều hơn với mọi người và cộng đồng. Đặc biệt, khi cả nước cùng tham gia phong trào “chống dịch như chống giặc” hiện nay rất cần sự phát huy của sức trẻ. Việc các bạn trẻ chung tay tham gia chống dịch sẽ giúp Nhà nước mau chóng đẩy lùi dịch bệnh, để mọi người trở lại cuộc sống bình thường như trước. Đồng thời, mong muốn các bạn trẻ đóng góp, sáng tạo nhiều mô hình hay về công tác xã hội, an sinh xã hội để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống”, chị Trần Thị Trúc Sơn nói.
Theo TTXVN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Truyền và giữ lửa giai điệu dân ca

Truyền và giữ lửa giai điệu dân ca

Ông là tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng, CCB, cựu giáo chức Đặng Đình Phú, Phân hội trưởng số 2 Chi hội CCB 17 ở địa bàn dân cư 17 phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Hoạt động xã hội tốt là góp phần xây dựng địa phương

Hoạt động xã hội tốt là góp phần xây dựng địa phương

Ông Nguyễn Tiến Duyên, 70 tuổi, Phân hội trưởng Phân hội Cựu chiến binh (CCB) số 3 vẫn thường tâm sự với bà con, với NCT, với các CCB trong thôn Quan Đình, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh như trên.
Luôn gương mẫu đi đầu

Luôn gương mẫu đi đầu

Ông Phạm Văn Cường, 68 tuổi, Chủ tịch Hội NCT phường Cộng Hoà, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là người tâm huyết với công tác Hội và mọi công việc của địa phương…
Đảng viên đi trước làm sạch đường làng, ngõ phố

Đảng viên đi trước làm sạch đường làng, ngõ phố

5 năm trước đây, khu dân cư số 9 được coi là một trong những đơn vị ì ạch trong phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Bên cạnh nhiều lĩnh vực còn hạn chế thì vệ sinh môi trường là một khâu rất yếu.
Câu lạc bộ Dân vũ Thanh Xuân NCT: Sân chơi bổ ích giúp NCT sống vui, sống khỏe

Câu lạc bộ Dân vũ Thanh Xuân NCT: Sân chơi bổ ích giúp NCT sống vui, sống khỏe

Thời gian qua, nhiều câu lạc bộ (CLB) thể dục dưỡng sinh, dân vũ thể thao dành cho NCT trên địa bàn TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau được thành lập và duy trì hiệu quả. Trong đó có CLB Dân vũ Thanh Xuân NCT là nơi để NCT giao lưu có thêm niềm vui trong cuộc sống.

Tin khác

Nữ Trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm

Nữ Trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm
Làm trưởng thôn, công việc thường dành cho những đàn ông, song bà Hoàng Thị Hẹn, 60 tuổi, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Tân Trung, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tâm huyết, trách nhiệm với cộng đồng, được bà con tin mến.

Người “Chiến sĩ Điện Biên” gương mẫu

Người “Chiến sĩ Điện Biên” gương mẫu
Cụ Nguyễn Cảnh Loan, ở khu phố 7, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm nay 87 tuổi, vinh dự được Ban Tổ chức gặp mặt đại biểu cựu chiến binh (CCB), cựu thanh niên xung phong (TNXP) tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ mời dự buổi “Gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại biểu CCB, cựu TNXP” tại Thủ đô Hà Nội, nhân dịp kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Làm giàu từ đồi rừng

Làm giàu từ đồi rừng
Một ngày tháng Tư, ông Vũ Văn Thức, Chủ tịch Hội NCT xã Hợp Lý (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) cùng chúng tôi tới thăm gia đình NCT làm kinh tế giỏi bằng mô hình nuôi lợn siêu nạc thương phẩm và trồng thanh Long ruột đỏ ở thôn Thọ Linh…

Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Vào những năm 1947, 1948, lớp thanh niên chúng tôi không đợi có lệnh mới nhập ngũ, nhiều nơi chỉ tụ tập bàn nhau rồi lên đường tìm đến những đơn vị bộ đội xin đầu quân.

Từ cậu bé nghèo trở thành Anh hùng Quân đội

Từ cậu bé nghèo trở thành Anh hùng Quân đội
Cựu chiến binh Kiều Văn Niết sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó có 10 anh chị em, tại xã Bàu Trai, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Năm lên 8 tuổi, Kiều Văn Niết phải đi ở đợ, cắt cỏ, coi trâu, mỗi năm nhà chủ trả cho 15 giạ lúa.

Làm giàu từ chăn nuôi gà lai

Làm giàu từ chăn nuôi gà lai
Tuy tuổi đã cao, nhưng với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, ông Đinh Quang Tưởng, 66 tuổi, xã Hải Đông, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã thành công từ mô hình chăn gà lai, hằng năm thu lãi hơn trăm triệu đồng...

Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca

Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca
Có ai đó đã nói: “Tình yêu văn học sẽ không có điểm dừng, khi trái tim còn thổn thức yêu thương”. Điều này thật đúng với nhà giáo Trần Thị Tường Thư.

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”
Ông Phạm Hoàng Thân hai năm liền được bình chọn là Chi hội trưởng tiêu biểu của Chi hội NCT số 12 thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Từ bí mật đến... bí mật

Từ bí mật đến... bí mật
Đời quân ngũ của Cựu chiến binh (CCB), chiến sĩ Điện Biên Phủ Ngô Quang Xem ở phường Vàng Danh, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có những kí ức khó quên.

Có công đóng góp của người cao tuổi

Có công đóng góp của người cao tuổi
Đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình có 119/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); có 6 huyện, 2 thành phố được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn NTM và hoàn thành hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tỉnh Ninh Bình đang phấn đấu trong năm 2024 được công nhận tỉnh NTM. Những thành công trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xây dựng NTM ở Ninh Bình có đóng góp không nhỏ của NCT, nhất là trong lĩnh vực làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo…

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả
Trong phong trào phát triển kinh tế, nhiều cựu chiến binh ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã phát triển nghề chăn nuôi dê và lập vườn trồng cây ăn trái; nhờ đó đã thoát nghèo bền vững và góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Ông Ngọc chăm việc xã hội

Ông Ngọc chăm việc xã hội
Ông Nguyễn Văn Ngọc, 73 tuổi, Chi hội phó Cựu chiến binh (CCB) kiêm chủ nhiệm CLB quân nhân địa bàn dân cư 24, phường Vĩnh Tuy ở số 2, ngách 53/23 phố Dương Văn Bé, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội nổi tiếng là người chăm việc xã hội.

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên
Không chỉ các hội viên Hội Phụ nữ, Hội NCT mà bà con địa bàn dân cư số 10 thường nói về bà như vậy. Bà là cựu giáo chức, chi hội trưởng chi hội Phụ nữ số 10 sống tại số nhà 36, ngõ 559, phố Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Người trưởng khu cần mẫn

Người trưởng khu cần mẫn
Sau 5 năm công tác trong quân đội, tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, đến năm 1982, ông Hà Văn Thành, sinh năm 1956, ở khu 4, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ phục viên về địa phương.

Cụ chủ nhiệm câu lạc bộ hay thơ

Cụ chủ nhiệm câu lạc bộ hay thơ
Đó là cụ Vũ Ngọc Tuyền, 86 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy Công ty Dệt 8/3 Hà Nội (trước là Nhà máy Dệt 8/3 Hà Nội), Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) hưu trí Nhà máy Dệt 8/3 Hà Nội hiện ở số 82, phố 8/3, phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Xem thêm
Sớm hoàn thành thủ tục thành lập Hội NCT cấp tỉnh, huyện theo Kết luận số 58-KL/TW

Sớm hoàn thành thủ tục thành lập Hội NCT cấp tỉnh, huyện theo Kết luận số 58-KL/TW

Sáng 24/4, Đoàn công tác Trung ương Hội NCT Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm Trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo tỉnh Trà Vinh. Tham gia Đoàn có các Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam: Trương Xuân Cừ, Huỳnh Thành Lập; lãnh đạo các Ban,Văn phòng Trung ương Hội…
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và biên giới cho NCT các tỉnh Tây Nguyên

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và biên giới cho NCT các tỉnh Tây Nguyên

Sáng 16/4/2024, tại TP Buôn Ma Thuột, Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, biên giới cho cán bộ, hội viên Hội NCT khu vực Tây Nguyên. Hội nghị do Hội NCT tỉnh Đắk Lắk đăng cai tổ chức.
Xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển, nâng cao chất lượng hội viên

Xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển, nâng cao chất lượng hội viên

Hội NCT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 523/TTg ngày 24/9/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Hội NCT các tỉnh, thành phố hoạt động theo 2 mô hình; trong đó 13 tỉnh, thành phố và 168 huyện, thị xã thực hiện thí điểm mô hình Hội NCT từ năm 20
Khắp nơi chăm sóc, phát huy vai trò NCT

Khắp nơi chăm sóc, phát huy vai trò NCT

Từ đầu năm đến nay, Hội NCT các địa phương đẩy mạnh phong trào, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, phát huy vai trò NCT...
Làm tốt công tác xã hội hóa, vận động 1,5 tỉ đồng vào quỹ Hội

Làm tốt công tác xã hội hóa, vận động 1,5 tỉ đồng vào quỹ Hội

Từ đầu năm đến nay, Hội NCT các cấp tỉnh Quảng Nam tập trung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NCT. Hội NCT tỉnh chỉ đạo Hội NCT cấp huyện và cơ sở tiếp nhận các nguồn tài trợ, tổ chức thăm, tặng quà NCT...
Hoạt động Hội NCT các địa phương

Hoạt động Hội NCT các địa phương

Hội NCT các địa phương tích cực triển khai nhiệm vụ năm 2024...
Người đam mê làm công tác thiện nguyện

Người đam mê làm công tác thiện nguyện

Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương,... Đó là lời khen mà những người dân địa phương luôn dành cho người phụ nữ bản lĩnh và đầy nghị lực – bà Nguyễn Thị Vinh (SN 1963) ở khối 1
“Dân vận khéo” kéo được người hảo tâm

“Dân vận khéo” kéo được người hảo tâm

Thừa biết “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” nhưng nhiệm vụ được giao thì phải làm, trách nhiệm với cộng đồng thì phải gánh! Đó là chuyện của ông Nguyễn Nam Tuấn (sinh năm 1958), hội viên Hội NCT, Tổ trưởng Tổ dân phố (TDP) số 7, khối phố Quang Thành 2B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng…
Nữ trưởng thôn luôn nhiệt tình trong mọi công tác

Nữ trưởng thôn luôn nhiệt tình trong mọi công tác

Năm nay 64 tuổi, tham gia công tác thôn Liên Minh, xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội từ năm 2016, đến năm 2020, bà Nguyễn Thị Thuỷ đã được bà con thôn Liên Minh bầu làm Trưởng thôn. Suốt 4 năm qua, với tinh thần, trách nhiệm của một đảng viên, cựu chiến binh và hội viên Hội NCT, bà Thuỷ đã luôn năng động, nhiệt tình, xây dựng thôn Liên Minh phát triển về mọi mặt.
Phiên bản di động