Đông y điều trị ung thư như thế nào?

Trong mươi năm gần đây, vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp trị liệu của Đông y trong việc giải quyết căn bệnh ung thư ngày càng thu hút được sự quan tâm của giới y học và toàn xã hội.

Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau sự hiểu biết của không ít người về vấn đề này còn khá hạn hẹp. Vậy, trong thời buổi khoa học kĩ thuật phát triển như hiện nay, Đông y giải quyết căn bệnh tai quái này như thế nào?
Trước hết, ung thư, hiểu theo nghĩa của danh từ Cancer, Carcinoma, không phải là căn bệnh của riêng thời hiện đại mà từ xa xưa nó đã từng xuất hiện trong xã hội loài người. Nói như vậy để khẳng định rằng, nền y học cổ truyền trên thế giới nói chung và đông y nói riêng đã từng biết và từng tìm mọi phương cách để xử trí căn bệnh này. Trong y học cổ truyền phương Đông, bệnh danh Ung thư đã có từ rất lâu đời nhưng về bản chất nó được dùng để chỉ các loại mụn nhọt nói chung và sau này còn được sử dụng để chỉ một số bệnh lí khác như lao hạch, lao xương khớp, viêm tắc động mạch. Còn thực chất căn bệnh mà ngày nay y học hiện đại gọi là Ung thư (mượn danh từ Ung thư theo âm Hán - Việt của Đông y để dịch các từ Cancer, Carcinoma) lại thuộc vào phạm vi các chứng Nham, chứng Thũng lựu của y học cổ truyền.

Thứ hai, nguyên tắc trị liệu bệnh ung thư của đông y ra sao? Có thể nói một cách ngắn gọn là phải toàn diện. Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên các học thuyết m dương, Ngũ hành và Thiên nhân hợp nhất. Cổ nhân quan niệm rằng: Cơ thể con người là một khối thống nhất, giữa con người và thiên nhiên. Nhân thể là một chỉnh thể; Thiên, Địa và Nhân cũng là một chỉnh thể. Vậy nên, trong trị liệu bệnh tật nói chung và ung thư nói riêng, người thầy thuốc phải tuân thủ nguyên tắc toàn diện, có nghĩa là phải chú trọng kết hợp điều trị giữa tại chỗ và toàn thân (đa duy cầu hiệp), giữa gián tiếp nâng cao sức đề kháng của cơ thể với tác động trực tiếp vào các nhân tố gây bệnh (phù chính và công tà), giữa các biện pháp dùng thuốc (uống trong, xông, xoa, bối, đắp... bên ngoài) và các biện pháp không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công dưỡng sinh, thay đổi môi trường và thói quen sinh hoạt, cải thiện đời sống tâm lí tinh thần...), giữa trị liệu theo bệnh danh (tên bệnh) và theo bệnh cơ (cơ chế bệnh sinh hay còn gọi là biện chứng luận trị), giữa trị liệu căn nguyên và trị liệu triệu chứng (trị bản và trị tiêu)...

Thứ ba, những biện pháp cơ bản trị liệu ung thư của đông y là gì? Gồm 4 biện pháp lớn (đại pháp): Phù chính bồi bản, khứ tà kháng ung, phù chính khứ tà và đối chứng trị liệu.

* Phù chính bồi bản: Theo đông y, ung thư là một bệnh mạn tính, đa phần thuộc hư chứng, đặc biệt là khi phải sử dụng đến các biện pháp như phẫu thuật, hoá trị liệu, xạ trị liệu... Vậy nên, trước hết và nhất thiết phải chú ý phù chính bồi bản, có nghĩa là phải chú ý nâng cao sức đề kháng của cơ thể thông qua một số biện pháp trọng yếu như bổ ích khí huyết, ích khí kiện tì, dưỡng âm sinh tân, tư âm bổ huyết, ôn thận tráng dương, kiện tì bổ thận... Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, các biện pháp này có tác dụng nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, cải thiện công năng tạo huyết của tuỷ xương, thúc đẩy quá trình chuyển hoá các chất, điều tiết hệ thống nội tiết, tăng cường tác dụng của thuốc kháng ung, giảm thiểu các tác dụng không mong muốn của hoá xạ trị liệu...

* Khứ tà kháng ung: Theo đông y, ung thư tuyệt đại đa số là có biểu hiện “bản hư tiêu thực”, có nghĩa là sức đề kháng của cơ thể thì suy nhược trong khi các nhân tố bệnh lí thì đang phát huy mạnh mẽ sức tàn phá. “Tà” ở đây được hiểu là các nguyên nhân gây bệnh, các tế bào ung thư và các rối loạn bệnh lí toàn thân hoặc tại chỗ do chúng gây nên. Bởi vậy, trong trị liệu, không những phải phù chính bồi bản mà còn phải chú ý khứ tà kháng ung, có nghĩa là phải tác động trực tiếp vào các nhân tố gây bệnh bằng các biện pháp như thanh nhiệt giải độc, hoá đàm trừ thấp, công hạ trục thuỷ, nhuyễn kiên tán kết, tiêu thũng chỉ thống, sơ can lí khí, hoạt huyết hoá ứ... Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, các biện pháp này có tác dụng trực tiếp tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, làm giảm các triệu chứng như giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, giải độc, hạ sốt, chống phù nề, cầm máu, chống ngưng tập tiểu cầu, phòng chống di căn...

* Phù chính khứ tà: Thực chất đây là đại pháp mang tính kết hợp giữa hai biện pháp đã nêu ở trên nhưng đặt ra để nhấn mạnh sự phối hợp linh hoạt và biện chứng giữa chúng. Phù chính là để tăng cường thể chất, nâng cao năng lực chống đỡ tật bệnh của cơ thể, từ đó mà tiêu trừ bệnh tà. Khứ tà là sử dụng các biện pháp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, phòng ngừa và xử lí các biến chứng, ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh, giúp cho cơ thể dần dần hồi phục sức đề kháng. Phù chính khứ tà là căn cứ vào thực tế tranh đấu giữa “chính” và “tà”, vào tình hình biến hoá thịnh suy của quá trình bệnh lí khách quan mà phân rõ tiêu (ngọn) và bản (gốc), hư và thực, chủ và thứ, trước và sau... để từ đó vận dụng các biện pháp trị liệu cho phù hợp. Nhìn chung, ung thư giai đoạn đầu thường lấy khứ tà làm chủ, phù chính là phụ; giai đoạn giữa kết hợp vừa khứ tà vừa phù chính (công bổ kiêm thi); giai đoạn muộn lấy phù chính làm chủ, khứ tà là phụ.

* Đối chứng trị liệu: Trong quá trình phát triển của bệnh ung thư có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau như phát sốt, xuất huyết, đau nhức, suy nhược... Bởi vậy, bên cạnh việc tuân thủ những nguyên tắc trị liệu cơ bản như đã nêu ở trên, giống như y học hiện đại, y học cổ truyền cũng sử dụng những biện pháp mang tính chất điều trị triệu chứng, có nghĩa là những bệnh lí ung thư do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng khi xuất hiện những triệu chứng giống nhau thì cách xử lí cũng tương tự nhau. Tuy nhiên, theo quan niệm của y học cổ truyền, ngay cả khi điều trị triệu chứng cũng cần phải phân biệt từng thể loại cụ thể để lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc cho phù hợp. Ví như, cùng là triệu chứng phát sốt nhưng có thể do ngoại cảm tà nhiệt, do thấp nhiệt uất kết, do âm hư hoả vượng... thì cách xử lí cũng không giống nhau.

Thứ tư, những phương pháp trị liệu ung thư cụ thể của đông y như thế nào? Có thể chia thành hai nhóm lớn: Liệu pháp dùng thuốc và liệu pháp không dùng thuốc. Trên thực tế lâm sàng, Đông y thường kết hợp cả hai nhóm phương pháp này.

* Liệu pháp dùng thuốc có thể chia ra nhiều loại: Dùng cổ phương, tân phương hoặc kinh nghiệm dân gian; dùng độc vị hoặc nhiều vị; dùng thuốc uống trong, tiêm truyền (với những dạng thuốc bào chế theo công nghệ hiện đại) hoặc xông, xoa, bôi, đắp... bên ngoài; dùng thuốc dưới dạng sắc, cao, đơn, hoàn, tán... của y học cổ truyền hoặc dưới dạng các chế phẩm của y học hiện đại như viên nang, viên nén, sirô, trà tan, thuốc tiêm, dịch truyền...; dùng thuốc dưới dạng toàn thể theo chỉ đạo của lí luận dược học cổ truyền hoặc dùng dưới dạng tinh chế, chiết xuất hoạt chất theo lí luận của dược học hiện đại...

* Liệu pháp không dùng thuốc như: Thay đổi môi trường sống, điều kiện và thói quen sinh hoạt (khởi cư liệu pháp), cải thiện đời sống tâm lí tinh thần (thất tình liệu pháp), sử dụng các món ăn - bài thuốc (dược thiện liệu pháp), châm cứu xoa bóp, tập luyện khí công dưỡng sinh, thực hiện các thủ thuật ngoại khoa Đông y...

Như vậy, có thể thấy, các biện pháp trị liệu ung thư của Đông y là hết sức phong phú và mang tính hệ thống. Vấn đề còn lại là ở chỗ, người thầy thuốc Đông y phải biết lựa chọn và vận dụng các liệu pháp đó một cách tinh tế, hợp lí và có hiệu quả tuỳ theo từng người bệnh cụ thể “nhân nhân chế nghi”, tuỳ theo từng điều kiện và hoàn cảnh cho phép “nhân địa chế nghi” và tuỳ theo từng thời điểm, từng giai đoạn nhất định “nhân thời chế nghi”. Và đương nhiên, đông y hiện đại phải biết kết hợp chặt chẽ với tây y để từng bước chứng minh, cải tiến, đổi mới và sáng tạo ra những liệu pháp mới nhằm không ngừng nâng cao chất lượng điều trị. Tuy nhiên, điều quan trọng là, không vì thế mà Đông y đánh mất dần đi bản sắc cổ truyền độc đáo của mình.

BS Hoàng Khánh Toàn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất cấm kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử

Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất cấm kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử

Tổ chức Y tê thế giới (WHO) định nghĩa thuốc lá điện tử là sản phẩm có hệ thống phân phối điện tử (e-cigarette) dạng thiết bị hay tách riêng các bộ phận, được thiết kế để tạo ra sol khí mà người dùng hít vào, được vận hành bằng cách làm nóng dung dịch các chất chứa nicotine hoặc không chứa nicotine, chất tạo hương vị, thường hòa tan thành propylene glycol và/hoặc glycerine, không chứa thành phần thuốc lá.
Người tiêm vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đã được tổ chức vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng

Người tiêm vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đã được tổ chức vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng

Phó giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, hầu hết mọi người đã tiêm vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đã được tổ chức vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng, do đó, cũng không cần phải quá lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến đông máu.
Khẩn trương điều tra vụ nghi ngộ độc thực phẩm khiến hơn 300 người nhập viện ở Đồng Nai

Khẩn trương điều tra vụ nghi ngộ độc thực phẩm khiến hơn 300 người nhập viện ở Đồng Nai

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Đồng Nai triển khai các nội dung liên quan đến vụ ngộ độc sau ăn bánh mì trên địa bàn phường Xuân Bình, TP. Long Khánh khiến hơn 300 người nhập viện.
Khởi tố Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Minh An

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Minh An

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với Phạm Minh An (60 tuổi, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”
Bệnh viện Đông Đô: Tiên phong áp dụng công nghệ phẫu thuật tật khúc xạ SmartSight

Bệnh viện Đông Đô: Tiên phong áp dụng công nghệ phẫu thuật tật khúc xạ SmartSight

Trung tâm Mắt kỹ thuật cao, Bệnh viện Đông Đô (Hà Nội) vừa nhận chuyển giao công nghệ phẫu thuật tật khúc xạ SmartSight - một bước đột phá trong lĩnh vực nhãn khoa được phát triển bởi Tập đoàn Schwind (Cộng hoà liên bang Đức). Đây là lần đầu tiên Việt Nam được chuyển giao kĩ thuật hiện đại này. Đây cũng là một dấu mốc quan trọng trong việc cải thiện chất lượng điều trị cho bệnh nhân cận và loạn thị.

Tin khác

TP. Hồ Chí Minh: Lấy dị vật trong đường thở cho bé trai 8 tháng tuổi

TP. Hồ Chí Minh: Lấy dị vật trong đường thở cho bé trai 8 tháng tuổi
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh cho biết, ngày 27/4, Bệnh viện đã hỗ trợ cùng y, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố lấy thành công dị vật đường thở ở bé trai 8 tháng tuổi bằng hệ thống ống soi mềm.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Chủ động phòng, chống dịch bệnh dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024
Ngày 27/4, Bộ Y tế thông tin đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Có nên uống nước cà gai leo hằng ngày?

Có nên uống nước cà gai leo hằng ngày?
Cà gai leo còn có tên gọi là cà quính, cà quánh, người dân Campuchia gọi là tra khar, bên Lào gọi là blou xít. Cây cà gai leo mọc hoang ở khắp nơi tại các tỉnh miền Bắc, tới Huế...

Những sai lầm gây hại cho sức khỏe

Những sai lầm gây hại cho sức khỏe
Dậy thật sớm tập thể dục, thức khuya rồi hôm sau ngủ bù, quan niệm ăn gì bổ nấy, uống bia để tống sỏi... là những quan niệm hết sức sai lầm gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ...

Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay, cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023 số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết giảm 1.6 lần, trong đó có 1 trường hợp tử vong (giảm 5 ca so với cùng kỳ).

Cựu Giám đốc CDC Tiền Giang cùng các thuộc cấp hầu tòa

Cựu Giám đốc CDC Tiền Giang cùng các thuộc cấp hầu tòa
Ngày 25/4, TAND tỉnh Tiền Giang mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Ngọc Chơn (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tiền Giang), Võ Thanh Bình (cựu Trưởng Khoa Xét nghiệm), Triệu Vương Tuyền (dược sĩ), Đặng Minh Uy (nhân viên Khoa Xét nghiệm) về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Tắm an toàn là chuẩn bị từng bước để tắm và tắm đúng cách

Tắm an toàn là chuẩn bị từng bước để tắm và tắm đúng cách
Bất kể là mùa Đông hay mùa Hè thì các bạn cũng không nên tắm sau 21h để phòng ngừa một số ảnh hưởng xấu cho sức khỏe bất kì ở lứa tuổi nào.

Bộ Y tế chấn chỉnh chất lượng bệnh viện và khuyến cáo về nguy cơ sự cố y khoa

Bộ Y tế chấn chỉnh chất lượng bệnh viện và khuyến cáo về nguy cơ sự cố y khoa
Bộ Y tế cho biết, thời gian gần đây, tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã xảy ra một vài sự cố y khoa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và hình ảnh người thầy thuốc.

Bộ Y tế: Yêu cầu tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh trong kỳ nghỉ lễ

Bộ Y tế: Yêu cầu  tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh  trong kỳ nghỉ lễ
Thực hiện Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024,, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, bảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ...

Chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh, phòng ngừa sự cố y khoa

Chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh, phòng ngừa sự cố y khoa
Để giảm thiểu sự cố y khoa và nguy cơ xảy ra sự cố y khoa, nâng cao sự an toàn và hài lòng người bệnh, ngày 24/4, Bộ Y tế đã có văn bản gửi bệnh viện trực thuộc; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các bộ, ngành; bệnh viện trực thuộc trường đại học yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

Tê tay, chân... cảnh giác với viêm đa dây thần kinh

Tê tay, chân... cảnh giác với viêm đa dây thần kinh
Bệnh viêm đa dây thần kinh (hay gọi là bệnh đa dây thần kinh) là tình trạng rối loạn và suy giảm chức năng của các dây thần kinh ngoại biên. Những người bị bệnh thần kinh ngoại biên thường đi khám vì những cơn đau mô tả như tê tay, chân châm chích, thiêu đốt hoặc ngứa ran...

Duy trì thói quen đeo khẩu trang nơi công cộng

Duy trì thói quen đeo khẩu trang nơi công cộng
Sau một thời gian dài đại dịch Covid-19 có dấu hiệu “im ắng” thì gần đây căn bệnh lây lan qua đường hô hấp này có dấu hiệu quay trở lại và đã, đang bùng phát tại một số nước trên thế giới.

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Hà Nội: Khẩn trương phòng chống dịch tay chân miệng

Hà Nội: Khẩn trương phòng chống dịch tay chân miệng
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ ngày 12-19/4, trên địa bàn thành phố ghi nhận 195 ca mắc tay chân miệng, tăng 34 ca so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 778 ca mắc tay chân miệng (tăng gấp 1.8 lần so với cùng kỳ năm 2023).

Kiến nghị kiểm điểm lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu

Kiến nghị kiểm điểm lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu
Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết, vừa thông qua kết luận về thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật đối với dự án mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Bạc Liêu.
Xem thêm
Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất cấm kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử

Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất cấm kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử

WHO định nghĩa thuốc lá điện tử là sản phẩm có hệ thống phân phối điện tử (e-cigarette) dạng thiết bị hay tách riêng các bộ phận, được thiết kế để tạo ra sol khí mà người dùng hít vào, được vận hành bằng cách làm nóng dung dịch các chất chứa nicot
Người tiêm vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đã được tổ chức vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng

Người tiêm vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đã được tổ chức vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng

Phó giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, hầu hết mọi người đã tiêm vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đã được tổ chức vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng, do đó, cũng không cần phải quá lo ngại bị tác dụng
Khẩn trương điều tra vụ nghi ngộ độc thực phẩm khiến hơn 300 người nhập viện ở Đồng Nai

Khẩn trương điều tra vụ nghi ngộ độc thực phẩm khiến hơn 300 người nhập viện ở Đồng Nai

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Đồng Nai triển khai các nội dung liên quan đến vụ ngộ độc sau ăn bánh mì trên địa bàn phường Xuân Bình, TP. Long Khánh khiến hơn 300 người nhập viện.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic Bình Dương tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí đối với Người có công với Cách mạng
Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe NCT

Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe NCT

Chăm sóc sức khỏe NCT không bao giờ dễ dàng, nhưng cũng sẽ không quá khó khăn nếu chúng ta đủ yêu thương và thấu hiểu, ghi nhớ.
Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang

Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bênh nhân 74 tuổi, ở Hà Nội có 2 bàng quang (bàng quang “thật” và bàng quang “giả” hay còn gọi là túi thừa bàng quang).
Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày với những bữa tiệc mâm cao cỗ đầy liên miên, một “hội chứng” nhiều người gặp là cảm giác ngấy đồ ăn, chưa ăn đã thấy no. Hành trình đưa vị giác trở lại nhịp sống thường nhật và để cơ thể tìm lại cảm giác cân bằng cũng cần những bí
Phiên bản di động