Gương mẫu giảm thiểu rác thải nhựa, lan tỏa phong trào sống xanh

Xã hội 04/02/2021 08:40
15 năm sau khi thành lập, với 5.000 đảng viên, Đảng đã lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, lật nhào sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân đế quốc và phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên tại Đông Nam Á.
![]() |
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Xưởng Cơ khí Khu Công nghiệp liên hợp gang thép Thái Nguyên ngày 1/1/1964. Ảnh tư liệu |
Trong bài viết “Vì sao giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng?” trên Báo Cứu Quốc số 2284 ra ngày 2/3/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: Kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỉ luật. Lại vì là giai cấp tiền tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo”.
Khi nói chuyện với công nhân Nhà máy diêm Thống Nhất (Hà Nội) ngày 16/8/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở về mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ chính đáng của người công nhân. Người nói thật giản dị: “Anh chị em phải nhận rõ ngày nay công nhân đã làm chủ nhà máy, phải làm sao xứng đáng với địa vị đó, phải ra sức làm cho nhà máy phát triển, thực hiện tăng gia sản xuất và tiết kiệm, chống lãng phí, triệt để tôn trọng kỉ luật lao động. Lợi ích của công nhân đi đôi với lợi ích chung của nhà máy”.
![]() |
Bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ảnh minh họa |
Trong bài viết “Tiêu chuẩn của người đảng viên” đăng trên Báo Nhân dân, số 2093, ngày 9/12/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một trong sáu tiêu chuẩn của người đảng viên là: “Rèn luyện tư tưởng vô sản, sửa chữa tư tưởng sai lầm. Kiên quyết đứng hẳn trên lập trường giai cấp công nhân, không đứng chân trong chân ngoài”. Người cũng căn dặn: “Đối với những đảng viên xuất thân là trí thức, tiểu tư sản, nông dân thì Đảng phải ra sức cải tạo tư tưởng khiến cho những đồng chí ấy thành những chiến sĩ của giai cấp công nhân”.
Sau khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và căn cứ vào tình hình thực tiễn của cách mạng thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết ngắn gọn, khúc triết về sự phát triển của các hình thái xã hội với tính cách là một trong những vấn đề quan trọng nhất của chủ nghĩa duy vật lịch sử: “Lịch sử của xã hội do người lao động tạo ra. Sự phát triển của lịch sử là quy luật không ai ngăn trở được. Chế độ cộng sản nguyên thủy biến đổi thành chế độ nô lệ. Chế độ nô lệ biến đổi thành chế độ phong kiến. Chế độ phong kiến biến đổi thành chế độ tư bản chủ nghĩa. Chế độ tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ biến đổi thành chế độ xã hội chủ nghĩa”.
Người nói về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc thì chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho Nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một cuộc đời hạnh phúc” và “Chế độ cộng sản là ai cũng no ấm, sung sướng, tự do; ai cũng thông thái và có đạo đức. Đó là một xã hội tốt đẹp vẻ vang. Trừ những bọn phản động quá sá, thì chắc ai cũng tán thành chế độ cộng sản”.
“Dân tộc ta, Nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, Nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Thấm nhuần lời dạy của Người, trong 91 năm qua (1930-2021), Đảng luôn xem việc nâng cao đời sống cho giai cấp công nhân và Nhân dân lao động, đồng thời với đó là mục tiêu xây dựng Việt Nam thành một nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp tiến bộ xã hội trên thế giới là bổn phận và trách nhiệm thiêng liêng của mình.