Chuyển biến đột phá về chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam

Có 3 thành tựu lớn, nổi bật của giáo dục đại học Việt Nam sau một thời gian thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học (GDĐT) được GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, Trưởng ban Đào tạo (ĐHQGHN) - tổng kết.

Giáo dục đại học Việt Nam đã hội nhập, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế

“Có thể thấy chưa bao giờ giáo dục của Việt Nam đổi mới nhanh và mạnh mẽ, tiếp cận các chuẩn mực của quốc tế như những năm qua”. Minh chứng rõ nhất được GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đưa ra cho nhận định này là những kết quả trong việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học, xếp hạng đại học.

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, các cơ sở giáo dục đại học của chúng ta không thể hội nhập với thế giới nếu không được kiểm định chất lượng. Người tốt nghiệp có tấm bằng của cơ sở giáo dục hoặc của chương trình đào tạo đã được kiểm định sẽ có cơ hội công ăn việc làm và hội nhập tốt hơn ở trong và ngoài nước.

Chuyển biến đột phá về chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Đến nay, hầu hết tất cả các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đều đã có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng; 5 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục đã được thành lập và được cấp phép hoạt động.

Tính đến ngày 31/12/2020, cả nước đã có 149 cơ sở giáo dục đại học và 9 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam, chiếm khoảng 55% tổng số các trường đại học, học viện trong cả nước. Có 7 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định quốc tế (HCERES, AUN-QA). Có 145 chương trình đào tạo của 43 trường đại học được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn trong nước; 195 chương trình đào tạo của 32 trường được đánh giá, công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam đã định hướng theo các tiêu chí chuẩn mực của khu vực, thế giới. Những năm gần đây, hoạt động kiểm định đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường được tiếp cận với mô hình quản lý hiện đại, tiên tiến.

Qua tự đánh giá, đánh giá ngoài, nhà trường thấy được điểm mạnh, điểm yếu và xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng sát thực, hiệu quả hơn. Các cơ sở giáo dục đã thay đổi cách nhìn nhận về công tác quản lý và chỉ đạo, tăng cường năng lực quản lý nhà trường, quản lý dạy, học. Kiểm định chất lượng giáo dục tạo động lực cho công tác đánh giá nói chung, góp phần quan trong thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập với thế giới.

Bên cạnh hoạt động kiểm định, xếp hạng đại học là hoạt động được Bộ GD&ĐT, các trường đại học Việt Nam đặc biệt coi trọng trong những năm qua.

“Nếu kiểm định phản ánh chất lượng thì xếp hạng đại học nói lên đẳng cấp”. Cho biết điều này, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức dẫn sự kiện năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, 2 ĐHQG có tên trong danh sách xếp hạng 1000 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng QS. Đến nay, nước ta có 4 đại học lọt vào tốp 1.000 thế giới; 11 trường đại học nằm trong bản xếp hạng Châu Á của QS; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo được đứng trong tốp 500 thế giới…Đó là những thành tựu lớn lao, kết quả của sự bứt phá vươn lên trong những năm gần đây của giáo dục đại học Việt Nam.

Thành tựu về kiểm định chất lượng, xếp hạng đại học là minh chứng cho thành công, sự chuyển mình, đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế mạnh mẽ của giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian qua.

Chuyển biến đột phá về chất lượng

Kết quả nổi bật thứ 2, theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là giáo dục đại học tạo được sự đột phá, chuyển biến về chất lượng. Công bố quốc tế, chất lượng đội ngũ giảng viên và chất lượng người học ở bậc đại học, sau đại học có bước nhảy vọt so với giai đoạn trước

Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy chế mới về đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ; trong đó chuyển đổi hoàn toàn từ đào tạo niên chế sang tín chỉ và yêu cầu xác định chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo.

Chất lượng đầu ra của người học về chuyên môn, ngoại ngữ và tin học đều yêu cầu cao hơn so với trước đây. Đặc biệt về ngoại ngữ, đến nay đã có những bước tiến quan trọng: chuẩn đầu ra về ngoại ngữ bậc đại học là B1, với các chương trình quốc tế, tài năng, chất lượng cao sinh viên còn đạt chuẩn đầu ra cao hơn; chuẩn đầu vào với thạc sĩ là B1 và B2 với nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo còn chú trọng đổi mới sáng tạo, trang bị kiến thức về các kỹ năng mềm và khởi nghiệp cho người học. Đây là những chỉ đạo và định hướng đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đại học hết sức quan trọng, đúng đắn và kịp thời.

Chuyển biến đột phá về chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ dự lễ khai giảng năm học 2020-2021 tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Mặt khác, trước đây, hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu thường chỉ được chú trọng ở các đại học lớn. Sau khi có Nghị quyết 29, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, hoạt động đào tạo gắn với nghiên cứu được Bộ GD&ĐT quan tâm chỉ đạo triển khai ở tất cả các trường đại học.

Chính vì vậy, những năm gần đây, các trường đại học đã đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh để tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, cũng như thông qua môi trường nhóm nghiên cứu để nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng đào tạo. Từ các nhóm nghiên cứu mạnh của các trường đại học đã tiến tới thành lập một số phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu xuất sắc, có vai trò dẫn dắt trong hoạt động khoa học công nghệ của quốc gia. Ngoài 2 ĐHQG, nhiều trường đại học đã xác định mục tiêu phát triển thành các đại học nghiên cứu tiên tiến.

Chất lượng đội ngũ tăng lên từng bước, từng năm theo chuẩn quốc tế. Nếu như trước đây, GS, PGS, TS không yêu cầu bắt buộc có công bố quốc tế; thì nay, với quy chế mới về tiêu chuẩn chức danh, bắt buộc yêu cầu GS, PGS và cả các nghiên cứu sinh khi bảo vệ luận án đều phải có công bố quốc tế.

Năm 2006, mới có Trần Hữu Nam, nghiên cứu sinh ngành Toán của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội - lần đầu tiên là nghiên cứu sinh trong nước công bố được 1 bài ISI trong quá trình làm luận án (đã được đặc cách bảo vệ sớm luận án TS). Nhưng đến nay, hơn 80% nghiên cứu sinh trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên – công nghệ của ĐHQG Hà Nội, cũng như nhiều nghiên cứu sinh của các trường đại học khác như ĐHQG TP Hồ Chí Minh, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Y Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Tôn Đức Thắng và nhiều trường đại học khác khi bảo vệ luận án TS đều đã có công bố trên các tạp chí quốc tế ISI,...

Cá biệt, có trường hợp đặc biệt xuất sắc như NCS Trần Quốc Quân, NCS Phạm Hồng Công - ngành Cơ học Kỹ thuật của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội, từ khi là sinh viên đến khi bảo vệ luận án TS chỉ có 3 năm (được chuyển tiếp NCS), mỗi người đã có khoảng 20 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI uy tín, còn hơn nhiều NCS được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài.

Nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu, các nhóm nghiên cứu, công bố quốc tế của Việt Nam tăng mạnh. Năm 2019, tổng số bài báo khoa học của Việt Nam công bố trên các ấn phẩm quốc tế có uy tín là 12.475 bài, đứng thứ 49 thế giới (so với 2015 tăng 2,7 lần và tăng 9 bậc). Chỉ số trích dẫn các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam cũng ngày càng tăng. Mấy năm gần đây, một số nhà khoa học Việt Nam cũng đã có tên trong bảng xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng của thế giới được quốc tế đánh giá và bình chọn khách quan. Đây là những chuyển biến quan trọng về chất lượng đội ngũ, là kết quả rất đáng tự hào của giáo dục đại học Việt Nam.

Nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế đã trở thành tiêu chí bắt buộc của giảng viên đại học. Công văn việc làm, kiến thức chuyên môn song hành với ngoại ngữ và kỹ năng về CNTT, kỹ năng mềm và khởi nghiệp cho người học là kim chỉ nam cho hoạt động đào tạo trong các trường đại học hiện nay. Điều này cho thấy giáo dục đại học Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, đột phá về chất hết sức quan trọng theo các yêu cầu, chuẩn trình độ quốc tế.

Chuyển dịch nhanh và mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Kết quả thứ 3 được GS.TSKH Nguyễn Đình Đức chỉ ra là chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; có sự chuyển dịch mạnh mẽ, kịp thời cơ cấu ngành nghề, nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

Bên cạnh các chương trình đào tạo chuẩn, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường đại học tích cực triển khai các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.

Đội ngũ giảng viên tham gia các chương trình này là những giảng viên ưu tú của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài, nhằm phát triển quốc tế hóa chương trình đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực toàn cầu. Bên cạnh đó, với chương trình 322, 911, chúng ta đã cử đi đào tạo được hàng nghìn trí thức trẻ, ưu tú đi học đại học, thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài.

Chuyển biến đột phá về chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam
Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường ĐH tích cực triển khai các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài,nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển nhanh chưa từng có kéo theo yêu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và đang tạo ra những cơ hội cũng như thách thức với giáo dục đại học. Giáo dục đại học Việt Nam đang tích cực chuyển đổi số và bên cạnh đó đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nhanh và phù hợp.

Theo số liệu tổng kết năm học mới đây của Bộ giáo dục và Đào tạo, tổng quy mô sinh viên (SV) đại học là 1.767.879 sinh viên, giữ khá ổn định so với những năm trước; quy mô SV cao đẳng sư phạm giảm 14,3%, chỉ còn 47.800 SV. Phần lớn SV tập trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V, III: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng; Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và Khối ngành: kinh doanh quản lý, pháp luật. Tính từ đầu năm 2016 đến 31/7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ ĐH là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh quản lý, Pháp luật. Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã có công văn 5444/BGDĐT-GDĐH ngày 16/11/2017 ban hành cơ chế đặc thù về đào tạo CNTT, cho phép sinh viên các ngành khác được học thêm văn bằng 2, chính quy về CNTT.

Một số ngành mới khác như an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, robotic, khoa học dữ liệu, công nghệ hàng không vũ trụ đã được mở ở ĐHQGHN; các ngành tự động hóa, CNTT, khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, quản lý hệ thống thông tin, công nghệ nano, vật liệu và kết cấu tiên tiến,...được giảng dạy và đào tạo ở nhiều trường đại học khác trong cả nước, cho thấy giáo dục đại học của Việt Nam đang đi nhanh và đúng hướng, bắt nhịp được với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 đang diễn ra khắp nơi cũng như trong tất cả các lĩnh vực trên thế giới.

Tóm lại, trong 5 năm thực hiện NQ 29, giáo dục đại học Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Bài viết này muốn tổng kết và nhấn mạnh đến 3 thành tựu nổi bật của giáo dục đại học Việt Nam đã làm được trong 5 năm qua, đó là chúng ta đã hội nhập và theo chuẩn mực của quốc tế; đã có sự đột phá về chất lượng và có sự chuyển mình mạnh mẽ về chương trình đào tạo, cơ cấu nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0. Những thành tựu đổi mới đó tác động đến toàn bộ hoạt động của ngành giáo dục, và sâu xa hơn, đến toàn thể xã hội, chi phối và làm đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục của nước nhà. Thành quả lớn lao nhất là từ chính những đổi mới đó, chúng ta đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kế cận và nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ cao, trẻ tuổi tài năng, đủ sức gánh vác sứ mệnh lớn lao và vẻ vang của đất nước trong giai đoạn mới.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông là chuyên gia hàng đầu về vật liệu và kết cấu tiên tiến, đã công bố 300 bài báo, công trình khoa học và là thành viên hội đồng quốc tế của 7 tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Ông là một trong những nhà khoa học xuất sắc góp phần định danh nền khoa học công nghệ (KHCN) Việt Nam trên bản đồ KHCN thế giới. Năm 2020, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là một trong 3 nhà khoa học đang làm việc ở Việt Nam vào top 10.000 các nhà khoa học có ảnh hưởng hàng đầu thế giới và xếp hạng 5789 – đứng đầu trong các nhà khoa học ở Việt Nam theo bảng xếp hạng nhà khoa học của Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ.

Lê Nguyễn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lịch thi, đề thi vào lớp 10 THPT công lập của Thủ đô Hà Nội

Lịch thi, đề thi vào lớp 10 THPT công lập của Thủ đô Hà Nội

UBND TP. Hà Nội vừa có quyết định sẽ tổ chức thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ trong kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2024.
Vì sao Chủ tịch HĐQT Trường quốc tế Mỹ bị cấm xuất cảnh?

Vì sao Chủ tịch HĐQT Trường quốc tế Mỹ bị cấm xuất cảnh?

Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa có báo cáo về hoạt động của Trường Tiểu học, THCS và THPT quốc tế Mỹ Việt Nam (Trường quốc tế AISVN) gửi Thủ tướng Chính phủ.
Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa): Triển khai công tác tuyển sinh năm 2024

Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa): Triển khai công tác tuyển sinh năm 2024

Ngày 28/03/2024, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh năm 2024.
Chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”

Chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”

Sáng 28/3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; Thành ủy, UBND TP. Bến Tre tổ chức vòng thi chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” cho 100 học sinh của các trường THCS trên địa bàn thành phố.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ ngày 2/5

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ ngày 2/5

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 2/5 đến 17h ngày 10/5 theo hình thức trực tuyến.

Tin khác

Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học
Nhiệt tình, tâm huyết với công tác khuyến học, khuyến tài và hoạt động hội, đoàn thể của địa phương- đó là nhận xét của nhiều người khi nói về ông Phạm Trọng Nạp, ở thôn Cây Sằm, xã Tiền An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tuyển sinh đại học 2024: Phương án tuyển sinh của các trường y dược

Tuyển sinh đại học 2024: Phương án tuyển sinh của các trường y dược
Chi tiết chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 của tất cả các trường y dược trên cả nước. Thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 mới nhất.

Khai giảng các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức năm 2024 (đợt 2).

Khai giảng các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức năm 2024 (đợt 2).
Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hoá vừa phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức và Công ty liên danh Vision tổ chức khai giảng các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, 4 tại TP Thanh Hóa và các huyện, thị xã theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Lịch đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Lịch đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Theo văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của Bộ GD&ĐT, thí sinh đang học lớp 12 năm học 2023 - 2024 sẽ chính thức đăng ký dự thi từ 2/5 đến 17h ngày 10/5 theo hình thức trực tuyến.

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024
Đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học quốc gia Hà Nội (HAS 401) diễn ra trong hai ngày 2-24/3.

Phát động thi đua “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024”

Phát động thi đua “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024”
Việc tổ chức phong trào nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Thông tin mới nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Thông tin mới nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Bộ GD&ĐT vừa chính thức công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6.

Chi tiết đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chi tiết đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 15 đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.

Chi tiết môn thi, lịch thi vào lớp 10 THPT của các địa phương trên cả nước

Chi tiết môn thi, lịch thi vào lớp 10 THPT của các địa phương trên cả nước
Ngày mới Online cập nhật thông tin môn thi, lịch thi vào lớp 10 THPT công lập của tất cả các địa phương trên cả nước phục vụ quý độc giả, phụ huynh và các em học sinh.

Chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh năm 2024 của các trường, học viện Quân đội

Chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh năm 2024 của các trường, học viện Quân đội
Chi tiết chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 của tất cả các trường, học viện thuộc Quân đội. Thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 mới nhất.

TP Hà Nội: Không để xảy ra quá tải trong tuyển sinh năm học 2024 - 2025

TP Hà Nội: Không để xảy ra quá tải trong tuyển sinh năm học 2024 - 2025
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 670/UBND-KGVX về việc tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn thành phố.

Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm của Trường Đại học Trưng Vương

Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm của Trường Đại học Trưng Vương
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết luận thanh tra công tác tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo của Trường Đại học Trưng Vương.

Ngôi trường ven biển 'nở hoa' ở tuổi thứ 8

Ngôi trường ven biển 'nở hoa' ở tuổi thứ 8
Năm học 2023-2024, thầy và trò Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ (TP Sầm Sơn, Thanh Hóa), có thêm nhiều niềm vui, động lực tiếp tục cống hiến cho giáo dục của thành phố. Với tinh thần cùng trò vượt khó, những năm học gần đây chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của nhà trường không ngừng được nâng lên.

Lý do Trường Đại học Hồng Đức mở thêm ngành Logistics

Lý do Trường Đại học Hồng Đức mở thêm ngành Logistics
Theo thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Hồng Đức, năm 2024 nhà trường tuyển sinh thêm 4 ngành mới gồm: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế nông nghiệp, Huấn luyện thể thao, Quản lý xây dựng.

Danh mục chứng chỉ được sử dụng để miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 môn Ngoại ngữ

Danh mục chứng chỉ được sử dụng để miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 môn Ngoại ngữ
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành.
Xem thêm
Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Từ ngày 15/4 đến 15/5, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Có 5 đoàn kiểm tra liên ngành trung ương được thành lập, tiến hành kiểm tra tại 10 tỉnh, thành phố.
Đề nghị tạm dừng tàu có thuyền viên Việt Nam đi qua biển Đỏ

Đề nghị tạm dừng tàu có thuyền viên Việt Nam đi qua biển Đỏ

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên các tàu vận tải đi qua khu vực Trung Đông - Châu Phi.
Khởi tố thêm một số bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty thương mại vận tải và du lịch xuyên Việt Oil

Khởi tố thêm một số bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty thương mại vận tải và du lịch xuyên Việt Oil

Thông tin với báo chí, Đại tá Phan Thành Bá, Phó Cục trưởng Cục ANĐT Bộ Công an cho biết, liên quan đến vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối
Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Qua 70 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành gắn liền với chặng đường đấu tranh anh dũng, bất khuất, đầy hy sinh, gian khổ, song cũng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương (Nghệ An).
Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

vợ chồng chị Ngà và các tình nguyện viên trong nhóm thiện nguyện “bao đồng thành phố Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.
Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thanh Mai là xã miền núi, cách xa trung tâm và thường xuyên bị lũ lụt của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khởi đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện hết sức khó khăn. Mặc dù khó khăn nhưng cán bộ và nh
Phiên bản di động