Chính phủ trình phương án sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2030
Sự kiện 15/04/2023 13:40
Theo đó, Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành sắp xếp với những huyện, xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định.
Đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định. Đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà |
Đến năm 2030, hoàn thành sắp xếp những huyện, xã còn lại có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định.
Đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% quy định.
Đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% quy định.
Dự thảo nghị quyết cũng quy định cụ thể các trường hợp không bắt buộc thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2030, như đơn vị hành chính có vị trí biệt lập, hình thành và ổn định từ lâu, trọng điểm về quốc phòng, trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, đã sắp xếp trong giai đoạn trước.
Về kinh phí thực hiện sắp xếp, Chính phủ cho biết, với việc sắp xếp huyện, xã của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ do ngân sách địa phương đảm bảo.
Đồng thời, ngân sách trung ương hỗ trợ một lần cho các địa phương nhận bổ sung cân đối với định mức 20 tỉ đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp huyện giảm và 500 triệu đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp xã giảm.
Số ngân sách này dùng để hỗ trợ trong việc thực hiện xây dựng phương án, đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tổ chức tuyên truyền, vận động.
Tổ chức lấy ý kiến cử tri; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính…
Về chế độ, chính sách đối với cán bộ dôi dư sau khi sáp nhập, dự thảo quy định cụ thể hơn việc tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển cán bộ dôi dư đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị.
Hoặc hưởng các chế độ, chính sách đối với trường hợp nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế...
Theo tổng kết của Bộ Nội vụ, giai đoạn 2019 - 2021, cả nước đã sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 8 huyện, sắp xếp 1.056 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 563 xã. Từ đó tinh giản 361 cán bộ, công chức cấp huyện và 6.657 cán bộ, công chức cấp xã, giảm chi ngân sách nhà nước hơn 2.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, số lượng đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định vẫn còn nhiều. Hiện chỉ có 18/63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 127/705 đơn vị hành chính cấp huyện. 2.438/10.599 đơn vị hành chính cấp xã đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số. Bên cạnh đó, số cán bộ, công chức dôi dư sau sắp xếp cần được giải quyết vẫn còn nhiều (345 người ở cấp huyện, 3.048 người ở cấp xã). Cũng theo thống kê của Bộ Nội vụ, hiện cả nước có 52 đơn vị hành chính cấp huyện (chiếm 7,38%) và 1.037 đơn vị hành chính cấp xã (chiếm 9,78%) có cả 2 tiêu chuẩn về dân số và diện tích tự nhiên chưa đạt 70%, thuộc diện phải sáp nhập trong 3 năm tới. |
Công chức cấp xã sẽ không còn chức danh nào? Bộ Nội vụ đề xuất các chức danh với công chức cấp xã. |
Trong năm 2023, Bộ Nội vụ sẽ thanh tra 35 đơn vị, địa phương NMO - Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2023, đối với ... |
Xử lý 56 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý từ năm 2021 đến nay Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thông tin và cho biết, số cán bộ đảng viên, công chức, viên chức bị xử ... |