Kỉ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024):

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc đã đánh thắng một đế quốc lớn và mở đầu sự tiêu vong của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.

Điện Biên Phủ - Vị trí chiến lược quan trọng

Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Lào-Việt, nằm trên ngã ba nhiều đường lớn và đường nhỏ quan trọng. Đối với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, là một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc Việt Nam, Thượng Lào và miền Tây Nam Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ rất lợi hại trong âm mưu xâm lược của chúng ở vùng Đông Nam Á.

Chính vì vậy, thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một “pháo đài không thể công phá”, nhằm tạo bàn đạp chiến lược khống chế khu vực Tây Bắc, Thượng Lào và thu hút, “nghiền nát” chủ lực của ta. Ngày 20/11/1953, thực dân Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và xây dựng ở đây một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, chúng đã tổ chức lực lượng hùng hậu và cơ cấu phòng ngự vững chắc.

Chỉ từ tháng 11/1953 đến tháng 2/1954, thực dân Pháp đã có ngay 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo 105 mm, 1 đại đội pháo 155 mm, 2 đại đội súng cối 120 m, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng 18 tấn, 1 đại đội xe vận tải 200 chiếc, 1 phi đội máy bay 14 chiếc... Tổng số binh lực là 16.200 tên phân bổ trong 3 phân khu, với tất cả 49 cứ điểm yểm hộ lẫn nhau. Mỗi cứ điểm đều có khả năng phòng ngự; nhiều cứ điểm được tổ chức lại thành những cụm cứ điểm gọi là “trung tâm đề kháng theo kiểu phức tạp”, có lực lượng cơ động, có hỏa lực, có hệ thống công sự vững chắc, xung quanh có hào giao thông và hàng rào dây thép gai, có khả năng độc lập phòng ngự khá mạnh. Mỗi một trung tâm đề kháng cũng như toàn bộ tập đoàn cứ điểm đều được che chở bằng hệ thống công sự nằm chìm dưới mặt đất, bằng một hệ thống công sự phụ (hàng rào hoặc bãi dây thép gai, bãi mìn) và một hệ thống hỏa lực rất mạnh.

Cờ quyết chiến quyết thắng tung bay trên nóc hầm De Castries.
Cờ quyết chiến quyết thắng tung bay trên nóc hầm De Castries.

Nắm chắc tình hình, âm mưu, thủ đoạn của địch, đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và chọn nơi đây làm điểm quyết chiến chiến lược với địch. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, cả hai bên cùng chọn Điện Biên Phủ làm nơi quyết chiến chiến lược - đòn quyết định kết thúc chiến tranh.

Sức mạnh trí tuệ và lòng dân

Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, quân và dân ta đã huy động hơn 260.000 dân công từ các địa phương, gần 21.000 xe đạp thồ, 7.000 xe cút kít, 1.800 xe trâu, hơn 300 xe ngựa, 11.800 bè mảng, vận chuyển 25.000 tấn lương thực, 1.200 tấn đạn, hơn 1.700 tấn xăng dầu… bảo đảm cho hơn 87.000 người tham gia chiến dịch, gồm 55.000 bộ đội chủ lực, 33.300 thanh niên xung phong/dân công phục vụ chiến dịch.

Ở nhiều nơi do địch đánh phá không làm kịp, để có lương thực kịp thời nuôi bộ đội, đồng bào đồng ý giao cả những rẫy lúa, nương ngô cho các đơn vị tự thu hoạch rồi sau ghi số lại. Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn giã gạo cả ban đêm cho bộ đội, điều mà trước đó theo phong tục lâu đời rất kiêng kị. Chỉ có sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào Bác Hồ, đồng bào mới sẵn sàng đóng góp cho chiến dịch như vậy. Đó là một nỗ lực phi thường thể hiện bản lĩnh của một dân tộc, một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, đang phải tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước trường kì đầy gian khổ.

Truyền thống đoàn kết dân tộc, tư tưởng đại đoàn kết trong thời đại Hồ Chí Minh đã được phát huy mạnh mẽ và những đóng góp sức người, sức của to lớn cho chiến dịch Điện Biên Phủ, còn được thể hiện ở tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc.

Trên cương vị người đứng đầu Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng. Không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải hoàn thành cho kì được”.

Đầu tháng 1/1954, trước khi lên đường ra mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác. Bác hỏi: “Chú ra mặt trận lần này có khó khăn gì không?”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời: “Chỉ khó khăn là xa hậu phương nên khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết thì khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị”.

Bác nói: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận, tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng”. Những lời dặn dò của Bác là tư tưởng chỉ đạo giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp có căn cứ để xử trí trong quá trình chỉ huy trận đánh.

Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Ngày 17/3/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức mở màn, quân ta tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống hơn 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ một trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh. Chiến thắng đầu tiên này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ chiến dịch và uy hiếp trực tiếp đến khu phòng ngự trung tâm của tập đoàn cứ điểm.

Sau “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn”, cùng sự phối hợp chi viện của chiến trường cả nước, quân và dân ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch; thu 28 khẩu pháo, 5.915 khẩu súng lớn nhỏ, 3 xe tăng, 64 ô tô, 43 tấn dụng cụ thông tin, 40.000 lít xăng dầu, bắn rơi 62 máy bay các loại…

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thời đại Hồ Chí Minh
Cứ điểm đồi A1

Ngày 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hiên ngang tung bay trên nóc hầm De Castries, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Điện Biên Phủ với đối phương là nỗi kinh hoàng về những tổn thất về quân sự và chính trị, là cột mốc đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân; báo hiệu sự tan rã của chế độ thuộc địa trên phạm vi toàn cầu; là nỗi ám ảnh cho những thế lực xâm lược về sau, từ ám ảnh “Điện Biên Phủ thứ 2” tại Khe Sanh năm 1968, đến ám ảnh “Điện Biên Phủ trên không” tại Hà Nội năm 1972.

Từ trang sử vàng Điện Biên Phủ, đất nước ta không chỉ giành lại độc lập, mà Điện Biên Phủ được coi là thắng lợi to lớn của các dân tộc nhỏ yếu, là niềm tự hào của các dân tộc bị áp bức đang dâng lên mạnh mẽ, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.

Ở châu Mỹ, Nhân dân Cuba tìm thấy sức mạnh tinh thần của chiến thắng Điện Biên Phủ trong việc bảo vệ những thành quả của cách mạng và vững bước trên con đường của chủ nghĩa xã hội. Ở Bắc Phi, Nhân dân Algeria, Senegal, Madagascar, Morocco, Tunisia đã đứng lên theo tinh thần Điện Biên Phủ để đòi tự do giải phóng và xây dựng thành những quốc gia độc lập.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến dịch Ðiện Biên Phủ là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam, là một trong những đỉnh cao chói lọi, niềm tự hào dân tộc của thời đại Hồ Chí Minh.

70 năm trôi qua kể từ ngày lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đất nước qua bao biến cố lịch sử, vĩ tuyến 17 đã không còn là giới tuyến chia đôi bờ Nam, đất Bắc. Và gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Kỉ niệm 70 năm Ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nguyện chung sức, đồng lòng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; khơi dậy ý chí, niềm tin và nêu cao khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng.

ThS Nguyễn Thanh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đề xuất 6 nhóm cơ chế, chính sách phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Đề xuất 6 nhóm cơ chế, chính sách phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tổ chức tại TP Huế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, phát triển vùng và liên kết phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển các địa phương trong vùng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Tại Kỳ họp thứ 7 Khoá XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái thay mặt Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội

Chiều 20/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khoá XV, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn Phó Chủ tịch Quốc hội, giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với số phiếu 100% (475/475 phiếu).
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 231/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thị trường vàng, tỷ giá, lãi suất và huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đúng 9 giờ sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Tin khác

5 nhóm vấn đề lớn cử tri và nhân dân kiến nghị tới Quốc hội

5 nhóm vấn đề lớn cử tri và nhân dân kiến nghị tới Quốc hội
Sáng 20/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Kỳ họp.

Toàn văn bài phát biểu phiên khai mạc của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Toàn văn bài phát biểu phiên khai mạc của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Đúng 9 giờ ngày 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, phát biểu khai mạc.

Các địa phương theo dõi, rút kinh nghiệm triển khai thành lập Hội theo Kết luận 58 của Ban Bí thư

Các địa phương theo dõi, rút kinh nghiệm triển khai thành lập Hội theo Kết luận 58 của Ban Bí thư
Trong 2 ngày 18 và 19/5, đã diễn ra trọng thể Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Bắc Ninh. Đây là Đại hội thành lập Hội NCT cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước, được Trung ương Hội NCT Việt Nam chỉ đạo tổ chức điểm để rút kinh nghiệm cho các địa phương khác. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; các Phó Chủ tịch Trương Xuân Cừ, Phan Văn Hùng; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; đại diện các Ban, Bộ, ngành Trung ương, Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) và Hội NCT các tỉnh, thành phố. Về phía tỉnh Bắc Ninh có các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các Ban, Sở, ngành, MTTQ, đoàn thể và Hội NCT cấp huyện, cấp xã và 172 đại biểu chính thức.

Chân dung 2 tân Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh

Chân dung 2 tân Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh
Sáng 19/5, tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề) khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND TP.Hồ Chí Minh đã thực hiện công tác nhân sự theo quy định.

Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh: Từ đoàn kết trong Đảng đến đồng thuận xã hội

Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh: Từ đoàn kết trong Đảng đến đồng thuận xã hội
“Tôi chỉ có một đảng, Đảng Việt Nam” - Đó là lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước Quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới, tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I (ngày 31/10/1946). Đó là sự khẳng định của Người sáng lập ra Đảng, xây dựng thiết chế Nhà nước và mở đường kiến thiết đất nước và đó cũng là tuyên bố có giá trị bền vững, bởi Đảng không phải là tổ chức làm quan phát tài, mà Đảng luôn đồng hành cùng dân tộc, vì dân tộc, giương cao chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu, khát vọng của nhân dân.

Quốc hội chưa phê chuẩn hay miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an tại kỳ họp thứ 7

Quốc hội chưa phê chuẩn hay miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an tại kỳ họp thứ 7
Sáng 19/5, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV sẽ xem xét, thông qua 10 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến đối với 11 dự án Luật.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV sẽ xem xét, thông qua 10 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến đối với 11 dự án Luật.
Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Sinh hoạt kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và trao Huy hiệu Đảng

Sinh hoạt kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và trao Huy hiệu Đảng
Sáng 17/5, Đảng bộ phường Xuân An, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tổ chức sinh hoạt kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024) và trao Huy hiệu 55, 40, 30 năm tuổi Đảng. Tham dự có lãnh đạo phường, các đoàn thể và gần 100 đảng viên đến từ các chi bộ. Đồng chí Võ Thị Thủy Ngân, Phó Bí thư Đảng ủy phường lên ôn lại quá trình cống hiến cho đất nước, cho dân tộc của Bác Hồ kính yêu. Qua cuộc đời của Bác nhằm nâng cao nhận thức, giáo dục lý tưởng cách mạng, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, thể hiện lòng tôn kính, biết ơn và tự hào về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước
Sau phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 9, sáng 18/5, tại Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các lãnh đạo chủ chốt.

Ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội
Sau phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 9, 10h ngày 18/5, tại Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các lãnh đạo chủ chốt.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT đảm bảo đề thi tốt nghiệp THPT 2024 chất lượng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT đảm bảo đề thi tốt nghiệp THPT 2024 chất lượng
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ra Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Đề xuất gia hạn khoảng 84.000 tỉ đồng tiền thuế, tiền thuê đất năm 2024

Đề xuất gia hạn khoảng 84.000 tỉ đồng tiền thuế, tiền thuê đất năm 2024
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024. Ước tính tổng số thuế được gia hạn là gần 84.000 tỉ đồng.

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với bà Trương Thị Mai

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với bà Trương Thị Mai
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, bỏ phiếu kín thông qua và ban hành Nghị quyết số 1053/NQ-UBTVQH15 về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với bà Trương Thị Mai.

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII
Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc sáng 16/5/2024 tại Thủ đô Hà Nội.
Xem thêm
Đề xuất 6 nhóm cơ chế, chính sách phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Đề xuất 6 nhóm cơ chế, chính sách phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tổ chức tại TP Huế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, phát triển vùng và liên kết phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển các địa phương trong vùng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Tại Kỳ họp thứ 7 Khoá XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái thay mặt Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội

Chiều 20/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khoá XV, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn Phó Chủ tịch Quốc hội, giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với số phiếu 100% (475/475 phiếu).
Các địa phương theo dõi, rút kinh nghiệm triển khai thành lập Hội theo Kết luận 58 của Ban Bí thư

Các địa phương theo dõi, rút kinh nghiệm triển khai thành lập Hội theo Kết luận 58 của Ban Bí thư

Trong 2 ngày 18 và 19/5, đã diễn ra trọng thể Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Bắc Ninh.
Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ xử lí thông tin quan trắc môi trường

Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ xử lí thông tin quan trắc môi trường

Chiều 14/5, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm Tích hợp, xử lí thông tin, dữ liệu và Điều hành mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia.
Mô hình hiệu quả, bền vững, phù hợp với NCT và điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam

Mô hình hiệu quả, bền vững, phù hợp với NCT và điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam

Chiều 10/5, Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) phối hợp với Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam tổ chức Hội thảo Chia sẻ mô hình CLB LTHTGN.
Phiên bản di động