Chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc 1979: Thắng lợi và bài học lịch sử

Ngày 17/2/1979, thực hiện kế hoạch vạch ra từ trước, nhà cầm quyền Trung Quốc đã phát động cuộc tiến công quy mô lớn xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh).

Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân và dân Việt Nam anh dũng chiến đấu, giáng trả quyết liệt. Chịu nhiều tổn thất mà chưa đạt được mục tiêu ban đầu đề ra, đồng thời bị dư luận thế giới lên án mạnh mẽ do tính chất phi nghĩa của cuộc tiến công, phía Trung Quốc rút hết quân về nước vào ngày 18/3/1979.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm của sự kiện này, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết: “Chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc Tổ quốc 1979 - Thắng lợi và bài học lịch sử” của Tiến sĩ Trần Hữu Huy, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc 1979: Thắng lợi và bài học lịch sử
Bộ Chỉ huy mặt trận Lạng Sơn cùng chỉ huy Đoàn 327 bàn phương án tác chiến tại hang Chùa Tiên (thị xã Lạng Sơn). Ảnh: Văn Bảo/TTXVN

Cuộc chiến tranh phi nghĩa của phía Trung Quốc

Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhân dân hai nước gắn bó mật thiết, đoàn kết giúp đỡ nhau. Nhưng sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam thắng lợi (1975), quan hệ hai nước dần xấu đi. Đầu năm 1979, khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiến công đánh đổ tập đoàn phản động Pol Pot, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, mở ra công cuộc hồi sinh đất nước, chính quyền Trung Quốc cùng một số nước khác ra sức tuyên truyền xuyên tạc sự xuất hiện của Quân tình nguyện Việt Nam trên lãnh thổ Campuchia. Mục đích của họ là muốn chống phá cách mạng Việt Nam, hậu thuẫn cho các thế lực phản động để mưu toan áp đặt lợi ích dân tộc của họ trên bán đảo Đông Dương. Trong khi đó, bối cảnh quốc tế lúc này đang có những diễn biến rất phức tạp khi mâu thuẫn Liên Xô -Trung Quốc gia tăng căng thẳng; quan hệ Trung Quốc - Mỹ tiếp tục có sự cải thiện và cả hai đều coi Liên Xô là “kẻ thù số 1”.

Sau nhiều lần gây ra các vụ khiêu khích quân sự quy mô nhỏ, từ ngày 17/2/1979, phía Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân, trên 500 xe tăng, xe bọc thép; hàng ngàn khẩu pháo các loại... mở cuộc tiến công xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh), trong đó hướng tiến công chủ yếu là Cao Bằng - Lạng Sơn; hướng tiến công quan trọng là Lào Cai (Hoàng Liên Sơn); hướng phối hợp là Phong Thổ (Lai Châu); hướng nghi binh thu hút lực lượng là Quảng Ninh, Hà Tuyên.

Mở cuộc tiến công xuống biên giới phía Bắc Việt Nam, các nhà cầm quyền Trung Quốc hướng đến những mục tiêu cơ bản:

Thứ nhất, buộc Việt Nam phải rút Quân tình nguyện ra khỏi Campuchia, tạo điều kiện cho quân Pol Pot hồi phục lực lượng, giữ được những căn cứ còn lại, tiếp tục chống phá chính quyền cách mạng Campuchia vừa thiết lập.

Thứ hai, tranh thủ sự ủng hộ của một số nước lớn đang chống phá cách mạng Việt Nam (trong đó có Mỹ) để giúp Trung Quốc thực hiện “bốn hiện đại hóa” (nông nghiệp, công nghiệp, quân đội, khoa học - kỹ thuật).

Chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc 1979: Thắng lợi và bài học lịch sử
Chị Bùi Thị Hân, công nhân Lâm trường Huổi Luông (Lai Châu) cùng 50 anh, chị em trong lâm trường chiến đấu liên tục nhiều ngày đêm và tham gia phục vụ bộ đội trên cao điểm 551. Chị được kết nạp Đảng ngay tại trận địa. Ảnh: Hoàng Luật /TTXVN

Thứ ba, phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, kích động bạo loạn, hạ uy thế quân sự, chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế sau chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược năm 1975.

Thứ tư, thị uy sức mạnh đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á; đồng thời thăm dò phản ứng của Liên Xô và dư luận thế giới để chuẩn bị cho những bước phiêu lưu quân sự sau này.

Bộ Chỉ huy phía Trung Quốc chủ quan nhận định: với lực lượng, vũ khí trang bị chiếm ưu thế áp đảo hiện tại (bộ binh đông hơn gấp 3,5 lần; pháo binh nhiều gấp 5,7 lần; xe tăng, thiết giáp nhiều gấp 9,8 lần…), quân Trung Quốc sẽ nhanh chóng đập tan hệ thống phòng thủ biên giới của Việt Nam; mặt khác, một bộ phận lớn Quân đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, lực lượng tăng cường cho mặt trận biên giới sẽ gặp nhiều khó khăn. Từ nhận định đó, Bộ Chỉ huy phía Trung Quốc đề ra kế hoạch là nhanh chóng đánh chiếm một số thị xã, địa bàn quan trọng, sau đó tùy điều kiện tình hình cụ thể có thể phát triển sâu vào nội địa Việt Nam. Trên mỗi hướng tiến công, quân Trung Quốc thường kết hợp đánh chính diện với vu hồi, thọc sâu, bao vây, chia cắt; phối hợp giữa bộ binh, xe tăng, xe bọc thép và pháo binh, thực hiện đánh phá triệt để toàn diện rất tàn khốc. Tuy nhiên, trên thực tế, quân Trung Quốc đã gặp phải sự giáng trả quyết liệt từ phía Việt Nam.

Quyền tự vệ chính đáng của nhân dân Việt Nam

Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi (năm 1975), nhiều đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam (trong đó có cả Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn) sang thăm Trung Quốc, khẳng định: Việt Nam luôn ghi nhớ và biết ơn sâu sắc Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc về sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cả về chính trị, vật chất lẫn tinh thần trong hai cuộc kháng chiến cứu nước; phía Việt Nam luôn coi trọng việc giữ gìn quan hệ láng giềng hữu nghị hợp tác với Trung Quốc.

Cuối năm 1978, đầu năm 1979, khi quan hệ hai nước căng thẳng, xung đột vũ trang nhỏ lẻ ở biên giới liên tục diễn ra, phía Việt Nam vẫn kiên trì kêu gọi Chính phủ Trung Quốc cùng nhau đàm phán giải quyết mọi mâu thuẫn, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đáp lại thiện chí đó, phía Trung Quốc vẫn chủ trương tiến hành đường lối chống Việt Nam, cắt toàn bộ viện trợ đã cam kết, đưa ra những đòi hỏi vô lý khi đàm phán (Việt Nam rút Quân tình nguyện khỏi Campuchia, có quy chế riêng bảo đảm quyền lợi người Việt gốc Hoa ở miền Nam Việt Nam...). Mặt khác, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vu cáo “Việt Nam xâm lược Campuchia”, “Việt Nam lấn chiếm đất đai, quấy rối biên cương phía Nam Trung Quốc” nhằm đánh lạc hướng dư luận trong và ngoài nước, từ đó ngang ngược tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Lường định về một cuộc chiến tranh có thể xảy ra, cuối năm 1978, Trung ương Đảng, Chính phủ Việt Nam khẩn trương tăng cường lực lượng củng cố tuyến phòng thù biên giới phía Bắc. Trước cuộc tiến công quy mô lớn của Trung Quốc, ngày 17/2/1979, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố nêu rõ: Nhà cầm quyền Trung Quốc đang đi ngược lại lợi ích của nhân dân, phá hoại nghiêm trọng tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đồng thời khẳng định quân và dân Việt Nam không có con đường nào khác là thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình để đánh trả.

Trong những ngày đầu chiến tranh, phía Việt Nam chủ trương không tập trung lực lượng dự bị chiến lược vào quyết chiến sớm, cũng không vội rút lực lượng chủ lực cơ động phía Nam ra, mà phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân địa phương, sử dụng lực lượng tại chỗ của Quân khu 1, Quân khu 2 là chính, có sự bổ sung một bộ phận lực lượng từ tuyến sau lên tăng cường.

Trải qua 10 ngày chiến đấu, các lực lượng vũ trang Quân khu 1, Quân khu 2 và nhân dân Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc đã chiến đấu rất anh dũng, tiêu diệt nhiều sinh lực, phá hủy nhiều phương tiên chiến tranh, làm chậm ý định “đánh nhanh, chiếm nhanh” của quân Trung Quốc, buộc đối phương phải tung lực lượng dự bị chiến lược vào tham chiến. Với ưu thế quân đông, nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật, quân Trung Quốc từng bước tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, lần lượt chiếm một số địa bàn, thị xã quan trọng như: Lào Cai (19/2), Cao Bằng (24/2), Cam Đường (25/2), Lạng Sơn (5/3)...

Chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc 1979: Thắng lợi và bài học lịch sử
Lực lượng công an vũ trang dũng cảm chiến đấu tại khu vực Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Tạ Hải/TTXVN

Trước tình hình cấp bách đó, Chính phủ Việt Nam quyết định sử dụng các binh đoàn chủ lực mạnh, sẵn sàng mở những chiến dịch phản công quy mô lớn của binh chủng hợp thành. Theo phương châm đó, đầu tháng 3/1979, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Việt Nam ra lệnh cho Quân đoàn 2 đang làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia nhanh chóng chuyển toàn bộ lực lượng về phía Bắc tập kết, đồng thời, ra quyết định thành lập Quân đoàn 5 (ngày 2/3/1979) ngay tại mặt trận biên giới (gồm bốn sư đoàn bộ binh: 3, 338, 327, 337 cùng một số đơn vị kỹ thuật và bảo đảm khác). Các đơn vị chủ lực của Quân đoàn 1, Quân chủng Phòng không - Không quân và các binh chủng kỹ thuật khác sẵn sàng tham gia chiến đấu. Để phát huy sức mạnh tổng hợp cả nước, ngày 4/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam ra quyết định tổng động viên lực lượng bảo vệ Tổ quốc. Kế hoạch tác chiến chiến lược được bổ sung thảo luận thông qua.

Vào thời gian này, do bị thiệt hại nặng nề mà chưa đạt được mục tiêu cơ bản đề ra, lại bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ, tối 5/3/1979, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước. Để tỏ thiện chí hòa bình, mong muốn khôi phục quan hệ hữu nghị giữa hai nước, Trung ương Đảng, Chính phủ Việt Nam ra lệnh cho các lực lượng vũ trang và nhân dân trên vùng biên giới phía Bắc dừng chiến dịch phản công để tạo điều kiện cho quân Trung Quốc rút về. Đến ngày 18/3/1979, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân khỏi Việt Nam.

Thắng lợi và bài học lịch sử

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam diễn ra trong vòng khoảng một tháng (từ 17/2 - 18/3/1979) nhưng có ý nghĩa thắng lợi rất to lớn, thể hiện ở một số khía cạnh cơ bản:

Quân dân Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 quân Trung Quốc, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng, xe thiết giáp, phá hủy 115 khẩu pháo và cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí, đồ dùng quân sự... buộc đối phương sớm rút quân, qua đó làm thất bại hoàn toàn ý đồ của các nhà cầm quyền Trung Quốc muốn áp đặt lợi ích nước lớn lên bán đảo Đông Dương.

Cuộc chiến đấu này thêm một lần nữa khẳng định ý chí, sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, bởi Việt Nam lúc này vừa kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ chưa lâu (1975), vừa kết thúc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và đang làm nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước, kinh tế lại đang gặp rất nhiều khó khăn do cấm vận của Mỹ...

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam góp phần khẳng định đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sự chỉ đạo chiến lược tài tình, sắc bén của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Việt Nam, nhất là trong việc nắm bắt tình hình, đánh giá đúng khả năng hành động của đối phương, trên cơ sở đó kịp thời chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang và nhân dân chuẩn bị các mặt sẵn sàng đối phó; tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc.

Qua thực tiễn điều hành, chỉ đạo chiến tranh, Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định về quyền tự vệ chính đáng của mình, kiên quyết đánh trả mọi cuộc tiến công xâm phạm chủ quyền, nhưng đồng thời cũng luôn thể hiện rõ lòng bao dung, khát vọng hòa bình, mong muốn chấm dứt xung đột để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam - Trung Quốc, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.

Để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh, nhân dân Việt Nam cũng chịu những tổn thất nặng nề: hơn 30.000 cán bộ, chiến sĩ thương vong; hàng chục ngàn dân thường bị thiệt mạng. Các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị hủy diệt hoàn toàn; tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400.000 gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50% trong tổng số 3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.

Chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc 1979: Thắng lợi và bài học lịch sử
Ông Lục Văn Vĩnh và 5 người con ở bản Nà Lỏng, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đều tham gia lực lượng vũ trang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Ảnh: Tạ Hải/TTXVN

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 là sự kiện lịch sử đặc biệt, để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học quý báu:

Một là, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm chắc tình hình, dự đoán chính xác âm mưu và hành động của các bên liên quan, nhất là động thái các nước lớn, trên cơ sở đó có sự chuẩn bị toàn diện, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.

Hai là, giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, tự cường, kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị, quân sự với đấu ngoại giao để vừa phát huy sức mạnh tổng hợp trong nước, vừa nêu cao tính chính nghĩa của cách mạng nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế, không để các thế lực thù địch xuyên tạc hòng tìm cách cô lập.

Ba là, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, trên cơ sở đó phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân địa phương, đặc biệt là sức mạnh của lực lượng vũ trang tại chỗ (bộ đội chủ lực quân khu, bộ đội địa phương tỉnh, huyện, dân quân du kích) kết hợp với sức mạnh hậu phương cả nước tạo thành những “trường thành thép” sẵn sàng đánh trả có hiệu quả mọi cuộc tiến công từ bên ngoài ngay thời gian đầu.

Chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc 1979: Thắng lợi và bài học lịch sử
Xe tăng địch bị quân và dân Cao Bằng tiêu diệt tại mặt trận đồi Thanh Sơn, khu vực Nà Toàng, ngày 19/2/1979. Ảnh: Mạnh Thường/ TTXVN

Bốn là, vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” với nghệ thuật quân sự hiện đại (phương thức tác chiến chính quy), đồng thời biết khai thác, phát huy tư tưởng nhân văn “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của cha ông thuở trước kết hợp với chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

TTXVN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyên gia y tế đề nghị cấm sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử

Chuyên gia y tế đề nghị cấm sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử

Là một bác sĩ làm chuyên môn, hàng ngày trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân bị ngộ độc do thuốc lá điện tử, TS.BS.Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: Việt Nam cần khẩn cấp cấm việc sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử, có như vậy mới phòng tránh được một loạt vấn đề khổng lồ và nghiêm trọng về sức khỏe với người dân.
Đề nghị truy tố 8 bị can là cựu cán bộ, lãnh đạo Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn

Đề nghị truy tố 8 bị can là cựu cán bộ, lãnh đạo Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án xảy ra tại Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV (Resco).
TIN BUỒN

TIN BUỒN

GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN
Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ ‘lừng lẫy năm châu’

Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ ‘lừng lẫy năm châu’

Tối 5/5, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng”, mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Tặng nhà tình thương và tặng quà hộ nghèo

Tặng nhà tình thương và tặng quà hộ nghèo

Nhằm tiếp tục đấy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình 3 có của TP (có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hoá, văn minh đô thị), ngày 5/5/2024, Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước (TGPLNN) thuộc Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh và UBND xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, trao tặng nhà tình thương cho hộ nghèo và trao quà cho gia đình chính sách, trao quà cho học sinh trường Tiểu học Quê Mỹ Thạnh.

Tin khác

Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An: Bộ Công an kêu gọi những người mắc sai phạm tự thú

Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An: Bộ Công an kêu gọi những người mắc sai phạm tự thú
Chiều 4/5, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã trả lời một số vấn đề báo chí quan tâm liên quan đến lĩnh vực công tác của Bộ Công an.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Tạm giữ giám đốc công ty và tạm hoãn xuất cảnh với 7 người nước ngoài

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Tạm giữ giám đốc công ty và tạm hoãn xuất cảnh với 7 người nước ngoài
Liên quan đến vụ nổ lò hơi xảy ra hôm 1/5, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, đã ra lệnh tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Feng Yong (quốc tịch Trung Quốc), Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh và tạm hoãn xuất cảnh đối với 7 người nước ngoài để phục vụ công tác điều tra.

Bộ Công an yêu cầu Lâm Đồng cung cấp tài liệu các dự án trồng cây xanh, chỉnh trang đô thị

Bộ Công an yêu cầu Lâm Đồng cung cấp tài liệu các dự án trồng cây xanh, chỉnh trang đô thị
Ông Võ Ngọc Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ký văn bản hỏa tốc yêu cầu các sở, ngành liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị từ năm 2019 đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Quảng Trị: Nguyên nhân đối tượng đâm trọng thương Phó Chánh án TAND huyện

Quảng Trị: Nguyên nhân đối tượng đâm trọng thương Phó Chánh án TAND huyện
Khoảng 14h45 ngày 2/5, ông N.V.Q, Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện đang nghiên cứu hồ sơ tại phòng làm việc thì Trần Văn Tuân (SN 1973, ngụ phường Hương Hồ, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) xông vào dùng cây kéo đâm nhiều nhát dẫn đến đa thương tích, máu chảy khắp cơ thể.

Tỉnh Đồng Tháp: Phát động “Tháng Nhân đạo” năm 2024

Tỉnh Đồng Tháp: Phát động “Tháng Nhân đạo” năm 2024
Sáng 3/5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đồng Tháp phối hợp với UBND huyện Thanh Bình tổ chức Lễ phát động “Tháng Nhân đạo” gắn với phong trào “Người tốt, việc thiện – Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái” cấp tỉnh năm 2024.

Hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can trong "đại án" ngành đăng kiểm

Hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can trong "đại án" ngành đăng kiểm
Mới đây, Viện KSND TP.Hồ Chí Minh đã ban hành Cáo trạng số 252/CT-VKS-P3, chuyển hồ sơ sang TAND cùng cấp để xét xử vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới, phương tiện đường thuỷ nội địa trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Thanh Hóa: Phẫu thuật kết hợp xương đòn cho bệnh nhân quốc tịch Mỹ

Thanh Hóa: Phẫu thuật kết hợp xương đòn cho bệnh nhân quốc tịch Mỹ
Nam bệnh nhân 31 tuổi, quốc tịch Mỹ vừa được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa phẫu thuật kết hợp xương đòn sau khi bị tai nạn giao thông.

Gia Lai: Làm rõ vụ cán bộ CSGT lái ô tô gây tai nạn chết người

Gia Lai: Làm rõ vụ cán bộ CSGT lái ô tô gây tai nạn chết người
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông khiến 1 phụ nữ tử vong xảy ra trên địa bàn xã Ia Đrăng, huyện Chư Prông.

Khởi tố vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe khách tại Gia Lai làm 18 người thương vong

Khởi tố vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe khách tại Gia Lai làm 18 người thương vong
Ngày 2/5, Công an huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" trong vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra trên địa bàn.

Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái

Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái
Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bắc Giang.

Giải cứu 5 công dân bị lừa bán sang nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ lương cao”

Giải cứu 5 công dân bị lừa bán sang nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ lương cao”
Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội vừa phối hợp với BĐBP Hà Tĩnh giải cứu thành công 5 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài.

Bộ Y tế chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh tỉnh Đồng Nai

Bộ Y tế chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh tỉnh Đồng Nai
Theo thông tin tại công văn của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết.

Nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 người chết, 7 người bị thương

Nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 người chết, 7 người bị thương
Thông tin với báo chí lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Cửu xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn nổ lò hơi khiến 6 người chết, 7 người bị thương tại Công ty gỗ Bình Minh thuộc địa phận xã Thiện Tân.

Xem trực tiếp Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Xem trực tiếp Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng.

An táng 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi chữa cháy rừng tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

An táng 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi chữa cháy rừng tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên
Ngày 29/4, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, Chi cục Kiểm Lâm tỉnh An Giang và huyện Vị Xuyên đã tổ chức lễ truy điệu, an táng 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng tại khu vực giáp ranh của 3 xã Lao Chải, Xín Chải, Phương Tiến thuộc khu rừng đặc dụng Phong Quang - Tây Côn Lĩnh.
Xem thêm
Chi tiết đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024

Chi tiết đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024

Thực hiện nhiệm vụ được lãnh đạo Bộ Công an giao, Trưởng Ban chỉ đạo công tác đề thi đánh giá của Bộ Công an đã có Quyết định số 1535/QĐ-BCĐ ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024.
Đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội

Đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội

Theo quyết định của UBND TP. Hà Nội, thành phố sẽ tổ chức thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ trong kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2024.
Trường Tiểu học Hà Bình tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Trường Tiểu học Hà Bình tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Từ khi thành lập trường đến nay, Trường Tiểu học Hà Bình, huyện Hà Trung luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND, UBMTTQ và nhân dân địa phương tin tưởng.
Đẩy mạnh Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Đẩy mạnh Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã quyết liệt triển khai.
Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã đi vào lịch sử, là một trong những chiến thắng oanh liệt nhất trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta, mở màn thắng lợi cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Chiến thắng vẻ vang ngày ấy là ý chí, lòng quyết tâm của thế hệ trẻ hôm nay đã và đang nỗ lực lao động phát triển kinh tế - xã hội – an ninh – quốc phòng xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Nhắc đến Hà Tĩnh, người ta thường nghĩ đến món kẹo cu đơ nức tiếng gần xa, thứ mà mỗi khi du khách đặt chân đến nơi đây sẽ được người dân địa phương mời thưởng thức.
Phiên bản di động