Cần mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư

Theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội dành cả ngày 13/6 để thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). 

Cần mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Lý Tiết Hạnh phát biểu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại Kỳ họp thứ 4. Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội cho ý kiến một lần nữa trước khi thông qua vào Kỳ họp thứ 6.

Đây là vấn đề tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội và nhận được sự quan tâm, kỳ vọng lớn của nhân dân, là dự án Luật khó, có nhiều chính sách mới, qua thảo luận còn có nhiều ý kiến khác nhau.

Mở rộng phạm vi điều chỉnh

Thảo luận về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, đa số ý kiến tán thành với việc mở rộng ra khu vực ngoài nhà nước vì cho rằng, trên thực tế, tình hình tham nhũng khu vực ngoài nhà nước đã và đang xuất hiện, ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh, cản trở hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng khu vực nhà nước.

Đồng thời, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật ra khu vực này cũng nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng tại Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2017 của Bộ Chính trị là “từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước”.

Các đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên), Bế Minh Đức (Cao Bằng), Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật ra khu vực ngoài nhà nước là cần thiết, phù hợp xu thế quốc tế cũng như yêu cầu phòng, chống tham nhũng đặt ra trong tình hình hiện nay; đảm bảo phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự, hình sự hóa các hành vi tham ô tài sản, hối lộ, nhận hối lộ... đối với người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; đồng thời phù hợp với các công ước Liên hợp quốc mà Việt Nam là thành viên.

“Việc lành mạnh hóa nhóm chủ thể này còn giúp phát triển bền vững, ổn định nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực công,” đại biểu Bế Minh Đức (Cao Bằng) nhìn nhận.

Ông đề nghị cùng với việc mở rộng sang khu vực ngoài nhà nước, cần đánh giá tác động, tính khả thi, đồng thời các quy định chặt chẽ, phù hợp, vừa đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng, vừa không gây khó khăn đến hoạt động của các chủ thể này.

Nêu ra các lý do tán thành với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự luật ra khu vực tư, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) phân tích, thực tiễn hiện nay cho thấy, tham nhũng trong khu vực tư diễn ra nghiêm trọng, phức tạp và làm méo mó môi trường kinh doanh, làm suy yếu sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2010-2016 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển thực hiện cho thấy, tham nhũng là một trong 5 yếu tố ảnh hưởng nhất đến môi trường kinh doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây.

Để được tiếp cận nhanh nguồn vốn tín dụng, một số doanh nghiệp đã trích phần trăm "lại quả" cho cán bộ tín dụng, thường dưới 5% giá trị hợp đồng.

“Tham nhũng trong khu vực tư không chỉ xâm phạm hoạt động đúng đắn của các tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực tư mà còn ảnh hưởng đến khu vực công. Trong một số trường hợp, khu vực tư chính là nơi rửa tiền, sân sau của những hành vi tham nhũng trong khu vực công. Do đó, công tác phòng, chống tham nhũng sẽ không hiệu quả nếu bỏ qua khu vực công,” đại biểu Mai Thị Phương Hoa nói.

Đại biểu cũng cho rằng tham nhũng trong khu vực tư ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, đến người tiêu dùng sản phẩm và làm do dự các nhà đầu tư nước ngoài, bởi, các nhà đầu tư nước ngoài không thể dự đoán được trước những chi phí không chính thức có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh, gián tiếp làm chậm sự phát triển của nền kinh tế.

Tranh luận về nội dung này, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đề nghị thận trọng trong việc mở rộng phạm vi điều chỉnh dự luật bởi phòng, chống tham nhũng trong khu vực công hiện còn chưa làm tốt sẽ khó có nguồn lực, công sức để thực hiện ở khu vực tư.

“Dự luật chỉ bước đầu mở rộng phạm vi ở khu vực tư, giới hạn ở các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng bởi huy động vốn của nhân dân nên cần có sự kiểm soát chứ không phải cả khu vực tư. Nếu nói không rõ, doanh nghiệp, nhân dân và cử tri thấy rằng mình đang đánh lạc hướng, trong khi khu vực công là khu vực cần phải phòng, chống tham nhũng một cách triệt để và hữu hiệu,” đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) tranh luận.

Nhiều quy định chưa khả thi

Mặc dù đồng tình với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực tư đối với hai nhóm chủ thể là các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và một số tổ chức xã hội thường xuyên huy động khoản đóng góp của nhân dân vào hoạt động từ thiện, song, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) đề nghị chỉ nên áp dụng bắt buộc một số chế định, như, công khai minh bạch hoạt động, trách nhiệm của người đứng đầu mà không áp dụng toàn bộ các chế định của Luật Phòng chống tham nhũng.

Tuy nhiên, để quy định này có tính khả thi cao, đại biểu lưu ý việc mở rộng phòng chống tham nhũng ra khu vực tư phải không làm phân tán nguồn lực, gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống tham nhũng trong khu vực công đã và đang được thực hiện hiệu quả.

Hay nói cách khác, phòng chống tham nhũng trong khu vực công vẫn là chủ đạo. Cần tránh nguy cơ chuyển định hướng của cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng từ khu vực công sang khu vực tư, bởi, phòng chống tham nhũng trong khu vực công còn khó khăn, phức tạp nên cơ quan này ưu tiên phòng chống tham nhũng trong khu vực tư hơn.

Cũng nhất trí phương án mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật sang khu vực tư, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng, qua theo dõi các vụ án tham nhũng trong thời gian qua cho thấy, tham nhũng đã không chỉ xuất hiện trong khu vực nhà nước. Các hiện tượng "sân sau," "gửi giá," "lại quả" xuất hiện ngày càng nhiều tại các tổ chức kinh tế ngoài nhà nước.

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đồng tình với cách đặt vấn đề của cơ quan soạn thảo là đã đến lúc cần mở rộng phòng, chống tham nhũng sang khu vực tư và bước đầu chỉ áp dụng với các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và một số tổ chức xã hội. Tuy nhiên có những quy định của dự thảo cho thấy còn chưa khả thi.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, dự thảo dành nhiều điều luật để quy định cụ thể những việc mà cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức phải làm hoặc không được làm.

Tuy nhiên, đối với khu vực tư, dự thảo lại giao trách nhiệm cho các doanh nghiệp tự căn cứ vào quy định phòng, chống tham nhũng trong khu vực nhà nước để ban hành quy định áp dụng cho doanh nghiệp.

"Điều này sẽ rất khó cho doanh nghiệp, bởi ngay trong quá trình thi hành Luật còn chưa có phân định quy định nào chỉ áp dụng cho khu vực công, quy định nào áp dụng cho cả khu vực công và tư. Liệu các doanh nghiệp có phải định kỳ tổ chức họp báo để thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng? Bên cạnh đó, quy định như vậy chưa phù hợp với nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là: cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép; cá nhân, doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm," đại biểu Thủy phân tích.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, cùng với việc giao cho các doanh nghiệp tự quy định về phòng, chống tham nhũng, dự thảo giao trách nhiệm cho cơ quan thanh tra các cấp tiến hành thanh tra doanh nghiệp.

Căn cứ thanh tra lại dựa trên chính những quy định do doanh nghiệp tự ban hành, điều này sẽ mâu thuẫn với Điều 3 của Luật Thanh tra, đó là, căn cứ để thanh tra là các quy định của pháp luật.

"Mặc khác thực tiễn áp dụng luật sẽ rất khó khăn khi cơ quan thanh tra cũng không biết dựa vào đâu để kết luận quy định của doanh nghiệp ban hành là phù hợp hay không phù hợp với công tác phòng, chống tham nhũng. Đồng thời với các quy định không chặt chẽ như trong dự thảo, không chỉ ra được các nghĩa vụ cụ thể mà doanh nghiệp phải thực hiện sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhũng nhiễu doanh nghiệp, điều mà hàng ngày, hàng giờ Chính phủ đang phải tháo gỡ cho doanh nghiệp hiện nay," đại biểu Thủy đưa ý kiến.

Về kê khai tài sản, đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho biết, dự thảo Luật quy định khu vực tư phải căn cứ các quy định kê khai tài sản đối với công chức để quy định kê khai tài sản đối với người quản lý doanh nghiệp.

Theo đó, những người này phải kê khai tài sản của cả vợ, chồng và con chưa thành niên. Khi có tài sản, thu nhập phát sinh trên 300 triệu đồng trở lên phải kê khai bổ sung và giải trình nguồn gốc tài sản như áp dụng đối với công chức.

Đại biểu cho rằng đây là hai diện chủ thể khác nhau, một bên là công chức là những người được giao sử dụng quyền lực công, quản lý nguồn lực công; một bên là các doanh nhân, nhà kinh doanh trong khu vực tư nhưng lại được ứng xử như nhau, đều phải thực hiện nghĩa vụ kê khai tài sản và giải trình tài sản.

Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần đánh giá lại tác động của quy định này, nhất là tác động đến các chủ trương của Đảng, Nhà nước về khuyến khích khởi nghiệp, phát triên doanh nghiệp.

Mặt khác theo dự thảo sẽ có 1.800 công ty đại chúng, 128 tổ chức tín dụng ngoài nhà nước thuộc phạm vi điều chỉnh của luật. Trong đó có rất nhiều công ty đại chúng có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, 57 ngân hàng và chi nhánh 100% vốn nước ngoài.

"Vậy vấn đề đặt ra là các nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu kê khai không trung thực, liệu doanh nghiệp có phải ra nước ngoài để xác minh tài sản của họ hay không, kinh phí ở đâu để chi trả hay lại hoạch toán vào kinh phí của doanh nghiệp? Việc xác minh tài sản của vợ con họ ở nước ngoài liệu có được pháp luật của quốc gia đó cho phép hay không?... đều chưa được dự thảo làm rõ?", đại biểu đặt ra nhiều câu hỏi, đồng thời đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, đánh giá lại những vấn đề này trong dự thảo luật.

Về kiểm soát tài sản, đại biểu Thủy cho rằng, quy định về kiểm soát tài sản được thể hiện tại Chương 3 của dự thảo với 5 nội dung, trong đó có nội dung xử lý tài sản kê khai không trung thực, tài sản không giải trình được nguồn gốc với mức thu 45%.

Với khu vực tư, Điều 99 của dự thảo giao trách nhiệm các doanh nghiệp tự căn cứ các quy định này để ban hành các quy định kiểm soát tài sản đối với người quản lý doanh nghiệp.

"Cử tri khối doanh nghiệp bày tỏ sự băn khoăn với các quy định này và cho rằng ở khu vực tư nhân, người quản lý doanh nghiệp không phải là công chức nhà nước, họ là những nhà kinh doanh, nếu họ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, họ không có hành vi tội phạm, nguồn vốn được quản lý, sử dụng hiệu quả; nhưng chỉ vì họ không kê khai tài sản, không giải trình được nguồn gốc mà bị thu 45% tài sản thì không phù hợp, không phải cách làm của các nước trên thế giới", đại biểu nói./.

VIETNAM+

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phú Thọ: Thông tin về tìm kiếm người, phương tiện  mất tích do sự cố sập cầu Phong Châu

Phú Thọ: Thông tin về tìm kiếm người, phương tiện mất tích do sự cố sập cầu Phong Châu

Theo thông tin từ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ, từ ngày 1/10/2024 đến nay, lực lượng tìm kiếm phát hiện được vị trí của nhịp cầu thứ 2; 1 xe máy của nạn nhân; chưa phát hiện thêm người mất tích.
Tỉnh Quảng Ninh: 9 tháng đầu năm 2024 xảy ra 408 vụ TNGT, làm chết 177 người

Tỉnh Quảng Ninh: 9 tháng đầu năm 2024 xảy ra 408 vụ TNGT, làm chết 177 người

Tại buổi thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức chiều 15/10, ông Nguyễn Thiên Vương, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 408 vụ TNGT, làm chết 177 người, bị thương 363 người.
Hải Dương: Bệnh ho gà có xu hướng gia tăng

Hải Dương: Bệnh ho gà có xu hướng gia tăng

Theo các chuyên gia, năm nay bệnh ho gà có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân có thể do một số trẻ không được tiêm chủng vaccine đầy đủ và đúng lịch khiến khả năng phòng bệnh trong cộng đồng bị giảm.
Người cao tuổi phát huy tốt vai trò trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Người cao tuổi phát huy tốt vai trò trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Trong 5 năm qua, các cấp Hội NCT trên địa bàn huyện Tây Sơn phát huy tốt vai trò “Tuổi cao – Gương sáng”, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tỉnh Bình Định: Nâng cao chất lượng tham vấn cộng đồng trong báo cáo tác động môi trường

Tỉnh Bình Định: Nâng cao chất lượng tham vấn cộng đồng trong báo cáo tác động môi trường

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có ý kiến chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các trình tự, thủ tục đối với công tác tham vấn cộng đồng trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (TĐMT) theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng thực hiện hình thức đối phó, không đảm bảo chất lượng.

Tin khác

Tuyên dương, vinh danh các điển hình “Dân vận khéo” năm 2024

Tuyên dương, vinh danh các điển hình “Dân vận khéo” năm 2024
Nhân kỷ niệm 94 năm ngày Truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2024), ngày 15/10, Đảng uỷ phường 3, quận Phú Nhuận long trọng tổ chức Lễ tuyên dương điển hình “Dân vận khéo” năm 2024.

Triển lãm Mỹ thuật Hải Phòng 2024

Triển lãm Mỹ thuật Hải Phòng 2024
Ngày 15/10, tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh thành phố, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng vừa tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật Hải Phòng 2024.

Lạng Sơn: Đẩy mạnh xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại

Lạng Sơn: Đẩy mạnh xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại
Lạng Sơn là tỉnh có vị trí “cửa ngõ” quốc gia, quốc tế, kết nối Trung Quốc với các nước ASEAN và ngược lại, hội tụ đủ những yếu tố để trở thành một trung tâm logistics hiện đại. Trong những năm qua, trên cơ sở tận dụng các tiềm năng, lợi thế, tỉnh này đã tập trung vào việc đầu tư phát triển đồng bộ dịch vụ logistics gắn với phát triển khu kinh tế cửa khẩu và xuất, nhập khẩu, thương mại biên giới.

Hà Nội tạm dừng cưỡng chế thu hồi đất để mở rộng đường Nguyễn Tuân

Hà Nội tạm dừng cưỡng chế thu hồi đất để mở rộng đường Nguyễn Tuân
Ngày 14/10, UBND quận Thanh Xuân đã tạm dừng cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân. Tuy nhiên đến nay vẫn còn 3 hộ dân chưa đồng thuận bàn giao đất.

Bí thư quận Dương Kinh được điều động giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hải Phòng

Bí thư quận Dương Kinh được điều động giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hải Phòng
Thành ủy Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ quận Dương Kinh.

Tổ chức “Chương trình từ thiện về với vùng cao" ở Cao Bằng

Tổ chức “Chương trình từ thiện về với vùng cao" ở Cao Bằng
Ngày 12/10/2024, bằng tấm lòng Từ Bi Vô Ngã, đồng cảm cùng đồng bào bị thiên tai bão lũ, Hòa Thượng Thích Tâm Vị, trụ trì chùa Linh Phước, chùa Linh Ẩn, tỉnh Lâm Đồng kêu gọi chư Tăng Ni Phật tử tổ chức “Chương trình từ thiện về với vùng cao”, để giúp đỡ bà con tại một số địa phương của tỉnh Cao Bằng.

Lãnh đạo tỉnh Long An chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản

Lãnh đạo tỉnh Long An chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản
Ngày 11/10/2024, trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An năm 2024 tại các địa phương Nhật Bản. Đoàn công tác tỉnh Long An, do ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã đến chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Tiếp đoàn có Ngài Kazuhiko Oigawa, Thống đốc và các thành viên tỉnh Ibaraki.

Bình Định giảm giá và xây dựng 2 tour du lịch trên Vịnh Thị Nại để kích cầu du lịch

Bình Định giảm giá và xây dựng 2 tour du lịch trên Vịnh Thị Nại để kích cầu du lịch
Chiều 11/10, tại TP Quy Nhơn, Sở Du lịch phối hợp với các sở, ngành, địa phương và Hiệp hội Du lịch Bình Định tổ chức Họp báo công bố chương trình kích cầu du lịch Bình Định Quý IV năm 2024 và các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trọng tâm năm 2025

Chương trình Quê hương và những tấm lòng lần thứ 3 năm 2024​​​​​​​

Chương trình Quê hương và những tấm lòng lần thứ 3 năm 2024​​​​​​​
Ngày 10/10/2024, tại trụ sở Đài Truyền hình TP.Hồ Chí Minh, Ban Liên lạc Đồng hương Bạc Liêu – Cà Mau tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ra mắt chương trình Quê hương và những tấm lòng lần thứ 3 năm 2024, với chủ đề “Nhịp cầu nối những bờ vui”.

TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung Bộ hợp tác đầu tư

TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung Bộ hợp tác đầu tư
Chiều 10/10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bình Định phối hợp UBND TP Hồ Chí Minh và các địa phương trong Vùng Duyên hải Trung bộ tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ.

Biểu dương NCT tiêu biểu vận động con cháu thực hiện tốt chính sách dân số

Biểu dương NCT tiêu biểu vận động con cháu thực hiện tốt chính sách dân số
Nhân kỉ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), ngày Quốc tế NCT (1/10) và Tháng hành động vì NCT Việt Nam, UBND Quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương NCT vận động con cháu thực hiện tốt chính sách dân số, con cháu hiếu thuận năm 2024.

Tổ chức Hội thi Tìm hiểu, sáng kiến về phòng chống tác hại thuốc lá năm 2024

Tổ chức Hội thi Tìm hiểu, sáng kiến về phòng chống tác hại thuốc lá năm 2024
Ngày 9/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thi Tìm hiểu, sáng kiến về phòng chống tác hại thuốc lá năm 2024 trong Cục Viễn thông và Cơ yếu, Bộ Công an. Trên cơ sở triển khai đồng bộ các hoạt động tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và Chiến lược quốc gia về Phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2030 trong lực lượng CAND.

Hải Phòng: Khánh thành Nhà máy sản xuất tay co cửa có vốn đầu tư 30 triệu USD

Hải Phòng: Khánh thành Nhà máy sản xuất tay co cửa có vốn đầu tư 30 triệu USD
Sáng 10/10, tại khu công nghiệp DEEP C 2B Hải Phòng, đã diễn ra Lễ khánh thành Nhà máy Cấu trúc phần cứng Assa Abloy Việt Nam, có tổng vốn đầu tư 30 triệu USD.

CLB Tennis Báo chí Nghệ An khởi công cầu vượt lũ cho đồng bào dân tộc thiểu số

CLB Tennis Báo chí Nghệ An khởi công cầu vượt lũ cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nhằm tạo điều kiện cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số đi lại an toàn trong mùa mưa lũ, CLB Tennis Báo chí Nghệ An vừa khởi công xây dựng cầu dân sinh tại bản Cu, xã Quang Phong, huyện miền núi Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

Bình Định: Chuẩn bị phương án bảo vệ an toàn cho người dân vùng sạt lở núi Cấm

Bình Định: Chuẩn bị phương án bảo vệ an toàn cho người dân vùng sạt lở núi Cấm
Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang tại cuộc họp báo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quý IV năm 2024, khi nói về việc chậm trễ xây dựng khu tái định cư để di dời 64 hộ dân vùng sạt lở núi Cấm trong mùa mưa bão năm nay vào chiều 8/10/2024.
Xem thêm
Nâng cao kỹ năng mềm qua các hoạt động ngoại khóa cùng sinh viên Đại học Công nghệ Đông Á

Nâng cao kỹ năng mềm qua các hoạt động ngoại khóa cùng sinh viên Đại học Công nghệ Đông Á

Trong một thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đại học Công nghệ Đông Á, với sứ mệnh đào tạo không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn những kỹ năng thiết yếu cho sự thành công trong tương lai, đã triển khai một loạt các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp sinh viên phát triển kỹ năng mềm một cách toàn diện. Bài viết này sẽ phân tích cách thức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, dự án và sự kiện tại trường góp phần nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên.
Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Tại Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt lần 2 với chủ đề Dinh dưỡng học đường, các chuyên gia, nhà khoa học đã đề cập đến nhiều góc nhìn, giải pháp quan trọng, trong đó có nội dung về sự cần thiết của việc xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học
Trường Đại học Cửu Long khai giảng năm học 2024 - 2025 và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Trường Đại học Cửu Long khai giảng năm học 2024 - 2025 và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 5/10, Trường Đại học Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Những trái thị vàng óng, ngát hương, lúc lỉu trên cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở Đồ Sơn, TP Hải Phòng khiến du khách không khỏi mê mẩn.
Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng

Kể từ khi vị tiến sĩ ném hòn đá xuống ao mà nguyền rằng: “Bao giờ hòn đá này nổi, làng Xuân La mới nên người”, thì việc học hành của làng Xuân La chìm trong tăm tối, không ai đỗ đạt.
Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay

Có một ngôi đền ở Hải Phòng bị gắn với lời đồn, các đôi yêu nhau cứ đến đền là về sẽ chia tay.
Phiên bản di động