Bộ Công Thương thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm 2023

Trong 6 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế nước ta đã vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi với tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm tăng 3,72%, lạm phát được kiểm soát (chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng tăng 3,29% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, giá xăng dầu, giá nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, chi phí sản xuất, sinh hoạt, vận tải còn ở mức cao, áp lực cạnh tranh và sự gia tăng các rào cản kỹ thuật…

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng liên tục từ đầu năm, tháng sau cao hơn tháng trước (tính riêng trong tháng 6, IIP ước tính tăng 2,8% so với cùng kỳ). Lũy kế 6 tháng, sản xuất công nghiệp đã phục hồi 98,8% so với cùng kỳ năm 2022 (là thời điểm kinh tế bùng nổ sau quyết định kịp thời của Chính phủ mở cửa nền kinh tế vào 3/2022).

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 ước tính tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước (quý I giảm 0,75%; quý II tăng 1,56%), là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011- 2023 và đóng góp 0,15% vào tốc độ tăng toàn nền kinh tế.

Bộ Công Thương thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm 2023
Bộ Công Thương thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm 2023

Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giá trị tăng thêm 6 tháng đầu năm 2023 có sự cải thiện, đạt mức tăng 0,37%. (quý I giảm 0,49%; quý II tăng 1,18%) và đóng góp 0,1 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế tăng 13,2%; khai thác quặng kim loại tăng 11,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 7,2%; sản xuất thuốc lá tăng 6,7%; sản xuất đồ uống tăng 5,7%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,6%...

Trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới, đơn hàng giảm, sức cầu yếu nhưng một số sản phẩm công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Đường kính tăng 31,2%; xăng dầu tăng 13,4%; phân hỗn hợp NPK tăng 11,9%; ti vi tăng 10,8%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 9,2%.

Trong 6 tháng đầu năm, có 48 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Bắc Giang tăng 16,2%; Phú Thọ tăng 15,3%; Kiên Giang tăng 13,6%; Nam Định tăng 13,4%; Hải Phòng và Phú Yên cùng tăng 13%; Hà Nam tăng 11,7%. Một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao như: Hậu Giang tăng 264,4%; Thái Bình tăng 70,4%; Trà Vinh tăng 29,4%; Nam Định tăng 11,9%.

Một số trung tâm công nghiệp lớn của cả nước đã khôi phục đà tăng trưởng công nghiệp như: Thái Nguyên tăng 4,1%; Quảng Ninh tăng 7,4%; Bắc Giang tăng 15,7%, Hải Phòng tăng 12,3%, TP. Hồ Chí Minh tăng 1,9%, Bình Dương tăng 2,6%; Đồng Nai tăng 3%.

Tình hình cung cấp điện trong 6 tháng đầu năm:

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng điện mùa khô năm 2023, Bộ Công Thương đã và đang thực hiện nhiều nhóm giải pháp cụ thể về tiết kiệm điện; đảm bảo cung ứng than, khí cho phát điện; tích cực bổ sung các nguồn điện mới cho hệ thống; tập trung khắc phục các sự cố nguồn điện; đảm bảo khả năng truyền tải,…

Bộ Công Thương thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm 2023
Điện năng 6 tháng đầu năm toàn hệ thống điện quốc gia ước đạt 3,323 tỷ Kwh

Tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia 6 tháng năm 2023 ước đạt 3,323 tỷ Kwh cao hơn 3,4 % so với cùng kỳ năm 2022. Luỹ kế đầu năm 2023, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia ước đạt 136,090 tỷ Kwh cao hơn 2,2 % so với năm 2022.

Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu cơ bản giữ được đà tăng và sau 6 tháng ước đạt 164,45 tỷ USD, đã phục hồi 87,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước (giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước) chậm hơn so với khu vực có vốn FDI (giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước), cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện còn nhiều khó khăn.

Xuất khẩu rau quả và gạo là điểm sáng trong xuất khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm khi đạt mức tăng hai con số. Trong đó, kim ngạch XK gạo tăng 34,7% so với cùng kỳ năm ngoái (sản lượng gạo XK tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái); xuất khẩu rau quả tăng 64,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 6 tháng đầu năm, có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (giảm 02 mặt hàng so với cùng kỳ), chiếm 90,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%).

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2023: Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 44,2 tỷ USD, chiếm 26,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 25,6 tỷ USD, chiếm 15,6%; thị trường EU đạt 21,6 tỷ USD, chiếm 13,1%; thị trường ASEAN đạt 16,3 tỷ USD, chiếm 9,9%; Nhật Bản đạt 11 tỷ USD, chiếm 6,7%; Hàn Quốc đạt 10,9 tỷ USD, chiếm 6,6%.

Nổi bật, một số thị trường xuất khẩu phục hồi khả quan về gần mức cùng kỳ năm trước như Ấn Độ (95,7%), Nhật Bản (96,7%), Trung Quốc (97,8%). Một số thị trường mới ghi nhận tăng trưởng cao như Arhentina (tăng 35% so với cùng kỳ), Arập Xê-ut (tăng 67%), Angeri (tăng 91%).

Về nhập khẩu hàng hóa cơ bản được kiểm soát tốt khi nhập khẩu của nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu chiếm 88,1%; nhập khẩu của nhóm hàng cần kiểm soát chỉ chiếm 6,2% và nhóm hàng hóa khác chiếm 5,7%.

Kim ngạch nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm giảm 18,2% so với cùng kỳ do những khó khăn về đơn hàng xuất khẩu, nhu cầu thế giới giảm nên nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất để xuất khẩu giảm. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 9,4 tỷ USD. Trong đó, những mặt hàng giảm mạnh gồm: linh kiện phụ tùng ô tô dưới 9 chỗ (giảm 27,1%), xe máy và linh kiện (giảm 13,8%), hàng điện gia dụng và linh kiện (giảm 22,2%), đá quý, kim loại quý và sản phẩm giảm 27,8%... Ngược lại, tăng cao nhất là kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, tăng 23,7%.

Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chủ lực đều giảm như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 38,27 tỷ USD, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 12,3%, đạt 19,7 tỷ USD; vải các loại giảm 19,2%, đạt 6,4 tỷ USD; thép các loại giảm 32,3%; xăng dầu các loại giảm 18,4%; cao su các loại giảm 41,2%; bông các loại giảm 21,5%; hóa chất giảm 24,2%; phân bón giảm 28,1%...... Đặc biệt là kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện các loại tiếp tục giảm mạnh khi chỉ đạt 3,45 tỷ USD, giảm 66,5%.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2023: Do những khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu nên kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ hầu hết các thị trường đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 50,09 tỷ USD, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc, ước đạt 24,2 tỷ USD, giảm 25,6%; thị trường ASEAN ước đạt 20,3 tỷ USD, giảm 16,9%; Nhật Bản đạt 9,8 tỷ USD, giảm 18,7%; EU đạt 7,06 tỷ USD, giảm 10,7%; Hoa Kỳ đạt 7 tỷ USD, giảm 7,3%.

Cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu ở mức cao, đạt 12,25 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,16 tỷ USD), góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, hỗ trợ công tác điều hành tỷ giá. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 9,81 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 22,06 tỷ USD.

Còn quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 3.016,7 nghìn tỷ đồng, cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2022 (đạt 2.7149, 8 nghìn tỷ đồng) cho thấy sức cầu của thị trường trong nước lớn hơn.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa của một số địa phương đạt mức tăng hai con số so với cùng kỳ năm trước như: Bình Dương tăng 15,6%; Quảng Ninh tăng 14,5%; Hải Phòng tăng 14%; Đồng Nai tăng 12,3%.

Nguồn cung hàng hóa tại thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi…) luôn được bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân.

Trường Sang

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tập đoàn Mai Linh:  Tiếp đà khởi sắc, vững bước đầu tư tương lai

Tập đoàn Mai Linh: Tiếp đà khởi sắc, vững bước đầu tư tương lai

Thông tin tại Đại hội đồng Cổ đông Thường niên 2024 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tổ chức ngày 29/4, ở TP. Hồ Chí Minh, cho thấy những khởi sắc và hướng đầu tư tích cực, mạnh mẽ trong tương lai.
4 tháng đầu năm Việt Nam thu hút gần 9.27 tỷ USD đầu tư nước ngoài

4 tháng đầu năm Việt Nam thu hút gần 9.27 tỷ USD đầu tư nước ngoài

Ngày 29/4, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024
Ngân hàng Nhà nước lần thứ 2 hoãn đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 2 hoãn đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp về việc hoãn phiên đấu thầu vàng dự kiến tổ chức ngày 25/4.
Đấu thầu vàng miếng: Bán thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu vàng miếng: Bán thành công 3.400 lượng vàng

Sáng 23/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên năm 2024 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (TP. Hà Nội), với sự tham gia của 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp dự thầu.

Tin khác

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê
Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt giải thưởng Sao Khuê 2024.

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng
Ngày 17/4/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại Đại hội, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp quản lý thị trường vàng
Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước đã có hàng loạt văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng.

Ngân hàng Nhà nước lên tiếng vụ khách hàng "bỗng dưng" mất 58 tỉ đồng trong tài khoản ở MSB

Ngân hàng Nhà nước lên tiếng vụ khách hàng "bỗng dưng" mất 58 tỉ đồng trong tài khoản ở MSB
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, báo chí đã đặt câu hỏi liên quan đến vụ việc khách hàng mất tiền tại Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB) là khi nào các khách hàng được hoàn lại số tiền gửi tiết kiệm? Ngân hàng MSB hay cá nhân bà Hoài Anh sẽ phải bồi thường thiệt hại cho khách gửi tiền bị mất ra sao?

Ngân hàng MSB lên tiếng vụ khách hàng "bỗng dưng" mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

Ngân hàng MSB lên tiếng vụ khách hàng "bỗng dưng" mất 58 tỉ đồng trong tài khoản
Sau một thời gian dài gửi tiền trong tài khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), 1 khách hàng tại Hà Nội bỗng nhận được thông báo khoản tiền hơn 58 tỷ đồng của mình "biến mất".

Vụ nợ 8,5 triệu bị tính lãi hơn 8,8 tỷ đồng: Khẩn trương điều chỉnh lại chính sách

Vụ nợ 8,5 triệu bị tính lãi hơn 8,8 tỷ đồng: Khẩn trương điều chỉnh lại chính sách
Liên quan đến vụ nợ 8,5 triệu bị tính lãi hơn 8,8 tỷ đồng gây bão dư luận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản yêu cầu Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) phải bố trí lãnh đạo trực tiếp thông tin với các cơ quan báo chí và dư luận xã hội về vụ việc với tinh thần cầu thị.

Quảng Ninh: Thanh tra vào cuộc vụ nợ 8.5 triệu đồng tính lãi thành 8.8 tỷ đồng sau gần 11 năm

Quảng Ninh: Thanh tra vào cuộc vụ nợ 8.5 triệu đồng tính lãi thành 8.8 tỷ đồng sau gần 11 năm
Liên quan đến sự việc 1 người ở Quảng Ninh nợ ngân hàng 8.5 triệu đồng sau gần 11 năm thì bị tính lãi thành 8.8 tỷ đồng, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh vừa yêu cầu Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) chi nhánh Quảng Ninh có văn bản báo cáo.

Bất ngờ trúng 1 lượng vàng SJC khi mở tài khoản HDBank

Bất ngờ trúng 1 lượng vàng SJC khi mở tài khoản HDBank
HDBank vừa tổ chức lễ quay số may mắn Đợt 1 của chương trình “Mở tài khoản HDBank - Rinh ngay vàng ròng”. Khách hàng trúng thưởng 1 lượng vàng SJC 9999 đầu tiên đã xuất hiện. Cơ hội trúng vàng ròng vẫn còn đến 31/03/2024.

Đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Văn bản số 1764/NHNN-TD về việc đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

IFC tăng gấp đôi hạn mức tài trợ thương mại cho SeABank lên 40 triệu USD

IFC tăng gấp đôi hạn mức tài trợ thương mại cho SeABank  lên 40 triệu USD
Tổ chức tài chính quốc tế IFC chính thức nâng hạn mức tài trợ thương mại cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) lên 40 triệu USD trong khuôn khổ chương trình Tài trợ thương mại toàn cầu (GTFP). Tổng mức đầu tư IFC dành cho SeABank bao gồm cả tài trợ thương mại đạt gần 400 triệu USD.

Phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các bộ và địa phương

Phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các bộ và địa phương
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký chứng thực Nghị quyết số 942/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025, phân bổ vốn ngân sách Trung ương năm 2023 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Giá vàng liệu còn 'nhảy múa'?

Giá vàng liệu còn 'nhảy múa'?
Dù liên tục “nhảy múa” trong những ngày cuối năm, song năm 2023 khép lại với mức tăng của vàng miếng mà cụ thể là vàng SJC tại thị trường trong nước ở mức hơn 10%.

Tập trung tín dụng cho 3 động lực tăng trưởng

Tập trung tín dụng cho 3 động lực tăng trưởng
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 527/TB-VPCP truyền đạt kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

SeABank và AEON Financial Service ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược & trao Hợp đồng chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF

SeABank và AEON Financial Service ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược & trao Hợp đồng chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF
Ngày 15/12/2023, tại Tokyo, Nhật Bản - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán: SSB) và AEON Financial Service Co., Ltd. (AEON Financial) - một thành viên thuộc mảng tài chính của AEON Group, đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược để thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa hai bên và góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam nói chung.

Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thủ trưởng các bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, dứt khoát không dàn trải, manh mún, chia cắt, không để xảy ra tiêu cực...
Xem thêm
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng, giá trúng thầu hơn 86 triệu đồng/lượng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng, giá trúng thầu hơn 86 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo về kết quả đấu thầu vàng miếng phiên hôm nay (8/5). Theo đó, đã có 3 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng trúng thầu là 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng, chiếm 20% so với quy mô 16.800 lượng chào thầu.
Cục Hàng không Việt Nam đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao

Cục Hàng không Việt Nam đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao

Ngày 7/5, Cục Hàng không Việt Nam bắt đầu kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không nội địa. Việc kiểm tra được tiến hành trong 3 ngày từ 7-9/5, thời kỳ kiểm tra từ ngày 1/1-4/5.
Cục Hàng không Việt Nam lý giải việc giá vé máy bay tăng "sốc"

Cục Hàng không Việt Nam lý giải việc giá vé máy bay tăng "sốc"

Cục Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ GTVT tình hình giá vé máy bay 4 tháng đầu năm 2024.
Nhu cầu dùng điện tăng cao, EVN thực hiện đồng bộ các giải pháp

Nhu cầu dùng điện tăng cao, EVN thực hiện đồng bộ các giải pháp

Trong tháng 4/2024, khi nhu cầu điện tăng trưởng rất cao do kinh tế tiếp tục hồi phục, đồng thời nắng nóng gay gắt diện rộng diễn ra tại cả 3 miền, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn duy trì đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Dự kiến trong thời gian tới nhu cầu dùng điện sẽ tiếp tục tăng.
Thầy giáo dạy lái xe 60 tuổi và niềm tin với xe điện VinFast

Thầy giáo dạy lái xe 60 tuổi và niềm tin với xe điện VinFast

Sau khi nghỉ hưu, ông Tạ Minh Nghĩa (Hà Nội) nhờ vào khả năng lái xe điêu luyện và kinh nghiệm chinh phục các cung đường
Nguy cơ đột quỵ, sốc nhiệt do biến đổi khí hậu và những nỗ lực của VinFast trong công cuộc chuyển đổi xanh

Nguy cơ đột quỵ, sốc nhiệt do biến đổi khí hậu và những nỗ lực của VinFast trong công cuộc chuyển đổi xanh

Dù mới chỉ chớm vào hè nhưng những ngày nắng nóng gay gắt với nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C khiến người dân tại nhiều địa phương cảm giác “như bị thiêu đốt”.
Novaland lên tiếng về việc cơ quan Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City

Novaland lên tiếng về việc cơ quan Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City

Liên quan đến việc Công an TP.HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ khu đô thị Aqua city tại tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc No Va (Novaland) đã có thông tin chính thức về sự việc này.
Dấu ấn thiên nhiên trong kiệt tác độc bản The Miyabi

Dấu ấn thiên nhiên trong kiệt tác độc bản The Miyabi

Từ những công trình biểu tượng thế giới tới kiệt tác biệt thự đóng The Miyabi (Vinhomes Royal Island), KTS hàng đầu Nhật Bản Kengo Kuma đã cho thấy thiên nhiên thuần khiết, sự xa xỉ kín đáo và tính độc bản chính là những yếu tố quyến rũ giới thượng lưu.
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu rà soát gói thầu có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu rà soát gói thầu có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An

Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) vừa có văn bản yêu cầu Ban Quản lý dự án 4 rà soát gói thầu có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An.
Phiên bản di động