Khai mạc Hội thi tiếng hát người khuyết tật khu vực phía Nam

Tin tức 03/06/2023 08:22
![]() |
Mô hình trồng dưa trong nhà lưới Công ty TNHH Nông nghiệp Sạch Chân Chính, thị trấn Tam Hồng, huyện Yên Lạc. Ảnh: Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc |
Thực hiện Chương trình xây dựng NTM với chủ trương đúng đắn, cách làm sáng tạo, không chạy theo thành tích, tỉnh Vĩnh Phúc đã huy động tốt các nguồn lực, nhất là huy động sức dân trong xây dựng NTM. Nhờ đó, trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.
Trong quá trình triển khai xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để huy động nguồn lực như: Làm tốt công tác tuyên truyền vận động để nhân dân đồng thuận ủng hộ Chương trình, tích cực tham gia, hiến kế, hiến đất, hiến công, đóng góp để xây dựng NTM, vận động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, con em xa quê ủng hộ Chương trình xây dựng NTM tại địa phương.
Trong đó, ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho các xã khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước các cấp, tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM.
Năm 2022, Vĩnh Phúc đã huy động được hơn 2.363,88 tỷ đồng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Trong đó, ngân sách địa phương 307,9 tỷ đồng; huyện, xã hơn 529,78 tỷ đồng; vốn lồng ghép hơn 827,40 tỷ đồng; nguồn vốn tín dụng 556,00 tỷ đồng; nhân dân đóng góp trên 142,80 tỷ đồng đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng KT-XH, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp cho người dân nông thôn.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã đầu tư cứng hóa hơn 1.258km đường từ trung tâm xã đến đường huyện; 1.240km đường trục thôn, ngõ xóm, 1.020km đường trục chính nội đồng. Hệ thống kênh loại I, II, III trên địa bàn tỉnh, duy trì tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu chủ động trên 96%; tỷ lệ xã có hệ thống thủy lợi đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai đạt 100%. Thu nhập bình quân đầu người khu vực vực nông thôn ước đạt 53 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều còn 0,99%. Tính đến hết 2022, toàn tỉnh có 100% các xã đạt về tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trong xây dựng NTM theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2022.
Đến thời điểm này có thể khẳng định đây là Chương trình xây dựng NTM đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân, lôi cuốn họ hăng say, nhiệt huyết tham gia đóng góp sức người, sức của để xây dựng quê hương. Đặc biệt, từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, đã chuyển sang chủ động, xác định rõ lợi ích và trách nhiệm của mình với cộng đồng, xác định được vai trò chủ thể của cộng đồng tự lựa chọn công trình, phần việc thiết thực, phù hợp để xây dựng NTM tại địa phương. Đến nay xã, thôn đều có hệ thống điện lưới và tỷ lệ người dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 100%.
Ngành Giáo dục và Đào tạo đĩnh đạc trong tốp đầu toàn quốc về chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn, về trường chuẩn Quốc gia mức độ 2, về học sinh giỏi toàn quốc và quốc tế, về chế độ đãi ngộ giáo viên giỏi và học sinh giỏi đã đạt nhiều kết quả cao tại các cuộc thi quốc gia và Olympic. Kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp THPT tổ chức thành công với 8 giải nhất, 18 giải nhì, 15 giải ba, 21 giải khuyến khích, tỷ lệ đạt giải là 67,4%, đứng thứ ba cả nước; đặc biệt tỉnh có 2 học sinh đạt huy chương đồng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) và kỳ thi Olympic Vật Lý châu Á - Thái Bình Dương (APhO) năm 2022. Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2022, điểm trung bình các môn thi của tỉnh xếp thứ 2 toàn quốc, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh đạt 99,97%, cao nhất từ trước đến nay.
![]() |
Kinh tế khởi sắc, đời sống của nhân dân không ngừng đổi thay |
Công tác giải quyết việc làm cho người lao động, giảm nghèo, an ninh xã hội được đặc biệt quan tâm. Đã tổ chức được 21 phiên giao dịch việc làm, có 180 doanh nghiệp đăng ký tham gia và đã sơ tuyển được 1.263 người; ước cả năm 2022 toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 19.730 lao động, bằng 116,1% so với kế hoạch và tăng 4% so với năm 2021; ước tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2022 giảm còn 1,08% (giảm 0,43 điểm % so với năm 2021).
Công tác chăm sóc sức khỏe được triển khai hiệu quả. 100% trạm y tế đều trang bị thiết bị truyền thông phục vụ tốt việc tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm; công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em được quan tâm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn 9,1%, 100% trạm y tế thực hiện khám chữa bệnh YHCT,...góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn, công tác phòng chống dịch Covid19 trong năm qua tiếp tục được duy trì, thực hiện tốt. Hết năm 2022, tỷ lệ người dân tham gia BHYT chung toàn tỉnh đạt 93,8% dân số; khu vực nông thôn đạt 92,5% dân số.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới” tiếp tục được triển khai hiệu quả. Năm 2022, toàn tỉnh có 301.341 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 92,8%, có 848/901 thôn (94,1%) đạt tiêu chuẩn “Thôn, làng văn hóa”. Các hoạt động văn hóa - thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ, nhiều câu lạc bộ được thành lập và hoạt động có hiệu quả, duy trì 105 xã đạt tiêu chí.
Cạnh đó, Vĩnh Phúc đã cải tạo, sửa chữa, nâng cấp Trung tâm văn hóa xã, nhà văn hoá thôn (lũy kế có 105 xã có Trung tâm văn hóa, thể thao xã có đủ các hạng mục đạt chuẩn theo quy định như: Nhà luyện tập thể dục thể thao, sân khấu ngoài trời, sân vận động, nhà vệ sinh, hệ thống cây xanh, đường đi lối dạo…, 901 thôn có nhà văn hóa thôn đạt chuẩn theo quy định), các xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi.
Ngoài ra, các điểm phục vụ bưu chính và hạ tầng kỹ thuật viễn thông đáp ứng nhu cầu sử dụng truy cập Internet cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn thôn đạt tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; duy trì 100% xã có đài truyền thanh đáp ứng nhu cầu thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng - Nhà nước đến các thôn, làng trong xã.
Theo chủ trương của tỉnh, từ nay đến năm 2025, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; ban hành và tổ chức có hiệu quả các chính sách đặc thù về đầu tư, hỗ trợ cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM. Nâng cao hiệu quả đầu tư công phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM nâng cao.
Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; cơ giới hóa trong sản xuất, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất - kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Ông Nguyễn Văn Khước Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng với sự chung sức đồng lòng của nhân dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh ta trở nên văn minh, hiện đại, giàu bản sắc truyền thống và nỗ lực phấn đấu hoàn thành thực hiện chương trình xây dựng NTM theo đúng lộ trình đề ra, góp phần nâng cao đời sống người dân theo hướng bền vững”.