Bài 1: Vĩnh Phúc đưa Nghị quyết số 30 vào thực tiễnvề xây dựng nông thôn mới
Tin tức 01/06/2023 09:23
Vĩnh Phúc đưa Nghị quyết số 30 vào thực tiễn
Vĩnh Phúc trên đường đổi mới |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: Tôi tha thiết mong đợi, tin tưởng rằng: Cấp ủy, chính quyền - nhân dân các tỉnh trong Vùng ĐBSH nhất định sẽ phát huy truyền thống văn hiến, cách mạng, anh hùng vẻ vang, khí phách quật cường và tài năng, phẩm chất cao quý, rất tốt đẹp của người “Bắc Hà”. Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị lần này, tạo ra bước chuyển biến mới có tính đột phá trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng ở Vùng ĐBSH theo tinh thần: “Cả nước vì Đồng bằng Sông Hồng; Đồng bằng sông Hồng vươn lên cùng cả nước và vì đất nước”.
Để thực hiện đúng với tình thần chỉ đạo về việc ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW - Đảng bộ, Chính quyền - Nhân tỉnh Vĩnh Phúc đã cụ thể hóa vào thực tiễn trong Chương trình mục quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) phát triển theo hướng bền vững, trở nên văn minh, hiện đại, giàu bản sắc truyền thống và nỗ lực phấn đấu hoàn thành xây dựng NTM cho những năm tiếp theo.
Vĩnh Phúc hiện có 4/9 huyện, thành phố (Yên Lạc, Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên) được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 100% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 13 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao… Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 15% số thôn được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 42/105 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 11 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hưởng ứng phong trào cả nước chung sức xây dựng NTM, Vĩnh Phúc đã ban hành các quyết định, cơ chế, chính sách, kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu xây dựng NTM của từng giai đoạn; tập trung chỉ đạo các địa phương trong tỉnh phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước của các tầng lớp Nhân dân và huy động nguồn lực tham gia xây dựng NTM. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, đảm bảo kết nối liên vùng, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị…
Đồng chí Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Chúng tôi lấy Nhân dân làm chủ thể xây dựng NTM nên nhiệm vụ quan trọng của Ban chỉ đạo xây dựng NTM của tỉnh hiện nay là xây dựng được các cơ chế, chính sách để tạo đòn bẩy, huy động sức dân, giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí, hướng đến mục tiêu xây dựng NTM ở Vĩnh Phúc mang màu sắc, bản sắc riêng”.
Mục tiêu lớn nhất của chương trình NTM là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cư dân nông thôn, Vĩnh Phúc đã chọn tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập làm khâu đột phá mà trọng tâm là chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng suất cây trồng, vật nuôi phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM.
Chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch, công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn; môi trường, cảnh quan, không gian nông thôn sáng – xanh - sạch - đẹp; dân chủ, đoàn kết, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, đối với chính sách an sinh xã hội đảm bảo; hệ thống chính trị cơ sở tăng cường củng cố; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Nhằm nâng cao hiệu quả của cán bộ đảng viên về công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân hiểu rõ trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, tinh thần tự giác, chủ động trong xây dựng NTM. Đồng thời chú trọng xây dựng, nhân rộng mô hình tự quản, tự lực, tự cường và tinh thần cộng đồng cư dân nông thôn, khắc phục tư tưởng chông chờ, ỷ lại của một số bộ cán bộ, đảng viên – Nhân dân. Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện việc duy trì giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM ở địa phương…
Hành trình 12 năm cũng để lại không ít những bài học hay từ việc xây dựng, triển khai các mô hình điểm giúp đúc kết những cách làm hay, ý tưởng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn; đến phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM; thực hiện công khai, minh bạch, tạo được niềm tin, sự đồng thuận ở nhân dân trong việc huy động nguồn lực từ địa phương...
Tổng nguồn kinh phí huy động thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến khoảng 15.550 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp hơn 1.700 tỷ đồng; ngân sách địa phương trên 3.660 tỷ đồng; kinh phí người dân đóng góp gần 1.000 tỷ đồng; còn lại là các nguồn kinh phí lồng ghép khác.
Lấy nông nghiệp làm thước đo
Mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ tại xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc |
Một trong những nội dung trọng tâm ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 của Chương trình xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Trong đó, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng NTM theo hướng nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn, khai thác lợi thế của mỗi địa phương và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững.
Do vậy hàng loạt những giải pháp sẽ được thực hiện như phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, liên kết chuỗi giá trị, phát triển sản phẩm nông sản gắn với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, phát triển các sản phẩm đặc thù theo Chương trình OCOP và dịch vụ nông thôn…
Hiện Vĩnh Phúc có trên 100 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh, trong đó có gần 80 sản phẩm đạt hạng 3 sao và hơn 20 sản phẩm đạt hạng 4 sao. Không chỉ đa dạng về chủng loại, mẫu mã, mang đặc trưng riêng của từng địa phương, các sản phẩm OCOP của tỉnh còn được đánh giá cao về chất lượng, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa theo quy định.
Toàn tỉnh hiện có 19 làng nghề truyền thống; 478 hợp tác xã, và 290 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp… Đến nay nông nghiệp, nông thôn Vĩnh Phúc đang đà đổi mới mạnh mẽ vì các ngành nghề đang phát triển nhanh, mặt khác tỉnh đang quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn để làm thay đổi cuộc sống người dân ở đây.
Ngoài ra, Vĩnh Phúc phát triển công nghiệp, ngành nghề nông thôn gắn với du lịch sinh thái, du lịch nông thôn để tạo việc làm, tăng thu nhập, cơ cấu lao động cư dân nông thôn. Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng chế biến, thương mại dịch vụ, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung; hỗ trợ, thúc đẩy các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bình quân thu nhập đầu người khu vực nông thôn đạt gần 51 triệu đồng/người, tăng gần 39 triệu đồng/người so với năm 2010 và tăng hơn 23 triệu đồng/người so với năm 2015. Năm 2021, đạt 115,12 triệu đồng/người/năm (khoảng hơn 4.800 USD), cao gấp 52,81 lần so với GRDP bình quân đầu người năm 1997 (năm 1997 đạt 2,18 triệu đồng/người/năm).
Riêng năm 2022, ước đạt gần 5.500 USD/người (đứng thứ 5 vùng ĐBSH, thứ 9 cả nước)…. góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đô thị văn minh” gắn với xây dựng NTM đã trở thành hoạt động thường xuyên, hàng ngày của cộng đồng dân cư và tác động đến từng cá nhân, gia đình về hành vi, đạo đức, lối sống tốt đẹp, khơi dậy truyền thống tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách…
Còn nữa