Đánh giá trúng tồn tại của ngành giáo dục để có giải pháp thực chất

Đại biểu Quốc hội đánh giá chất lượng giáo dục-đào tạo hiện nay không thực chất, bệnh thành tích trong giáo dục không những không giảm, mà còn có xu hướng gia tăng.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 30/5, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về việc đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh phát biểu giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh phát biểu giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm tới giáo dục-đào tạo, xoay quanh một số nội dung chính như gian lận thi cử, nâng cao chất lượng giáo dục, vấn đề đạo đức nhà giáo, mối quan hệ giữa thầy-trò trong nhà trường...

Mạnh dạn đối diện để phản ánh đúng về thực trạng chất lượng giáo dục

Cho rằng giáo dục-đào tạo cần thể hiện rõ hơn vai trò “là quốc sách hàng đầu,” đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) đánh giá chất lượng giáo dục-đào tạo hiện nay không thực chất, bệnh thành tích trong giáo dục không những không giảm, mà còn có xu hướng gia tăng.

Ngành giáo dục đề ra những giải pháp hiệu quả thấp, không mạnh dạn đối diện với sự thật để làm cho kết quả học tập trở nên thực chất hơn, đúng với thực trạng hơn. Nêu thực tế, có nhiều lớp học có hơn 40 học sinh, phần lớn sỹ số đều đạt học lực khá, giỏi, đại biểu cho rằng những trường hợp này hiện nay rất phổ biến.

Vấn đề mối quan hệ giữa thầy-trò ngày càng trở nên lỏng lẻo, đạo đức bị suy giảm cũng là nội dung được đại biểu Thái Trường Giang quan tâm.

'Lấy người học làm trung tâm, nâng cao chất lượng giáo dục'

“Dẫu biết những việc xảy ra giữa thầy và trò ở nơi này nơi khác thời gian gần đây chỉ là những hạt sạn trong mối quan hệ cao quý bao đời nay giữa thầy và trò, nhưng nó cũng là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta, những người có trách nhiệm phải suy nghĩ và hành động,” đại biểu nói.

Theo đại biểu Thái Trường Giang, thực tế hiện nay, nhiều thầy, cô giáo không dám cư xử với học trò của mình theo đúng nghĩa “thương cho roi cho vọt.” Đại biểu đặt câu hỏi: “Nếu như trước đây các thầy cô có thể phạt học sinh quỳ gối, áp mặt vào tường khi vi phạm nội quy hay phạm lỗi, và chính những hình phạt đó làm cho học trò ngoan hơn, trở nên nên người hơn, còn bây giờ thì sao?”

Để giải quyết vấn đề này, đại biểu cho rằng, nhà trường, gia đình, xã hội phải phối kết hợp chặt chẽ nhằm củng cố mối quan hệ thầy-trò vốn dĩ vô cùng đẹp đẽ, cao quý.

Cần giải pháp mạnh mẽ “vì một nền giáo dục không nói dối”

Phản ánh những bức xúc của cử tri trong vấn đề gian lận thi cử, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho biết nhân dân, cử tri mong mỏi, theo dõi Bộ Giáo dục và Đào tạo xử lý nghiêm, chỉ ra những thiếu sót trong công tác tổ chức kỳ thi quốc gia những năm qua và người chịu trách nhiệm cụ thể.

“Không thể nói hoàn toàn là lỗi địa phương vì không phải chỉ một mà là nhiều địa phương phát hiện gian lận thi cử trong kỳ thi vừa qua,” đại biểu nhấn mạnh.

Theo đại biểu, mỗi năm một lần, Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi cách thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng càng cải cách kết quả càng kém hơn, nhiều tiêu cực bị phát hiện hơn.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Đặng Hoài Tân phát biểu ý kiến. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Đặng Hoài Tân phát biểu ý kiến. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Trong ba năm qua, Bộ chưa tổ chức tập huấn hay có chỉ đạo đối với các tỉnh về kẽ hở của khâu chấm thi, không có biện pháp ngăn chặn, phần mềm chấm môn tự luận lỏng lẻo, bài thi trắc nghiệm không rọc phách, dùng bút chì để khoanh.

“Bộ không đánh giá về kết quả thi hằng năm của các tỉnh, thành phố, tỷ lệ điểm, nếu phân tích kết quả không thể không đặt dấu hỏi, vì sao nhiều tỉnh miền núi điểm khá giỏi lại cao hơn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,” đại biểu băn khoăn.

Cho rằng nếu phúc tra cả nước sẽ còn phát hiện thêm rất nhiều vi phạm trong kỳ thi vừa qua, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đánh giá đây là lỗi hệ thống, lỗi quy trình, rất cần có người chịu trách nhiệm trước nhân dân. Có như vậy, trong tương lai các thử nghiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy trình thi cử nói riêng và trong hệ thống giáo dục nói chung mới bảo đảm tính nghiêm túc, khoa học và hiệu quả.

Cho rằng việc đánh giá kết quả là hết sức quan trọng trong giáo dục, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đánh giá cao những nỗ lực của Bộ chủ quản trong vấn đề đưa ra những giải pháp cải cách.

Tuy nhiên theo đại biểu, “phương pháp là chưa đúng.” Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, triết lý, nguyên tắc giáo dục trước mắt cần đảm bảo nguyên tắc đơn giản, tối thiểu nhưng cũng rất cần thiết, đó là một nền giáo dục không nói dối. “Không thể tạo nên một sản phẩm giáo dục hoàn hảo khi chúng ta chấp nhận nói dối từ những năm đầu tiên các con cắp sách tới trường,” đại biểu khẳng định.

Cùng quan điểm với đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) đánh giá những tiêu cực trong thi cử năm 2018 chính giọt nước làm tràn ly, buộc ngành giáo dục phải xem xét và đánh giá lại hiệu quả thực chất của việc nhập hai kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học và tuyển sinh đại học. Theo đó, cần xem xét lại phương pháp coi thi, chấm thi... nhằm hạn chế thấp nhất tiêu cực trong thi cử.

Theo đại biểu Giang, nếu như trước kia tiêu cực trong thi cử diễn ra nhỏ lẻ thì nay lại chuyển thành gian lận có tổ chức quy mô lớn hơn, tinh vi hơn và diễn ra ở nhiều địa phương, do những người có chức, có quyền, có tiền, có thế lực trong và ngoài ngành giáo dục thực hiện.

Khẳng định gian lận là hành vi đánh mất cơ hội, cướp mất tương lai của các học sinh học thật và thi thật, đại biểu bày tỏ: “Hành động gian lận thi cử đang làm băng hoại nền tảng xã hội, nền giáo dục của nước nhà.”

Từ những vấn đề đã nêu, đại biểu Thái Trường Giang đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nhìn thẳng, nhìn thật vào sự thật, đánh giá đúng, đánh giá trúng, thực chất những tồn tại của ngành giáo dục để có những giải pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn nhằm cứu vãn ngành giáo dục nước nhà.

Dư thừa nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học

Nêu thực trạng mỗi năm các tỉnh đều có hàng trăm sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường thiếu việc làm, chưa tính sinh viên cử tuyển, theo đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai), những sinh viên này đều “học hành và thi cử đầu vào tử tế, thậm chí học tại các trường tên tuổi nhưng đang tất tưởi kiếm việc làm, vì mưu sinh phải giấu bằng đại học để làm mọi việc.”

Từ thực tế đó, đại biểu băn khoăn “có phải đất nước ta đang quá dư thừa nguồn nhân lực đại học, sau đại học không, xã hội, các doanh nghiệp hiện tại và tương lai có thực sự cần hết nguồn nhân lực này trong khi đó những thợ tay nghề giỏi, kỹ sư giỏi trực tiếp làm ra sản phẩm vẫn còn thiếu trầm trọng?”

Theo đại biểu Đinh Duy Vượt, cần có những nhìn nhận, đánh giá, dự báo khoa học, trách nhiệm, nếu không sẽ gây ra lãng phí lớn cho xã hội và gia đình. Đồng thời, tình trạng này cũng chứa đựng sự tiềm ẩn bất ổn cho xã hội, đặc biệt trong bối cảnh khi Việt Nam đang tính toán đến việc kéo dài thời gian về hưu.

Đại biểu Đinh Duy Vượt đánh giá, việc nhiều cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp sẽ gây ra tác động không nhỏ.

Đồng thời, đại biểu cũng chỉ rõ: “Trong khi đó, một số tỉnh vẫn đua nhau nở rộ các phân hiệu trường đại học, kể cả đào tạo thạc sĩ mà dấu hiệu, mục tiêu làm kinh tế là chính, nhằm lợi dụng tối đa về đất, về tự chủ, cạnh tranh thu hút sinh viên bằng nhiều cách. Ngay từ đầu vào, học hành giảng dạy khi tốt nghiệp ra trường với điểm cao chót vót, nhưng chất lượng hạn chế, chưa thể là thầy, chưa thể là thợ nhưng bố mẹ và các sinh viên này có thừa kỹ năng luồn lách đua vào các cơ quan nhà nước.”

Chính vì vậy, đại biểu cho rằng nguồn lực này không chỉ khó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà đây còn là mầm mống trì trệ, làm ảnh hưởng không nhỏ tới bộ máy trong hệ thống chính trị bởi kiểu công vụ “thu hồi vốn” hơn mục tiêu phục vụ nhân dân.

Bên cạnh đó, đại biểu Đinh Duy Vượt cũng đặt câu hỏi về vấn đề quy định tự chủ, xã hội hóa giáo dục và ưu tiên liên quan xin giao đất, xây dựng phân hiệu, cơ sở đào tạo, đầu tư hoành tráng nhiều tỷ đồng, nhưng “không có sinh viên thì di sản cơ sở vật chất này ai hưởng lợi, ai phải gánh chịu?”

Từ thực tế này, đại biểu đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ đạo kiểm tra, chấn chỉnh và ngăn chặn nhằm tránh lãng phí, dàn trải nguồn lực của gia đình, địa phương và quốc gia.

Nêu số liệu tại Việt Nam tỷ lệ biết đọc biết viết của người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên chỉ đạt 79,2% trong khi cả nước là 94,7%. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học trung học cơ sở chưa đến 84% và số đi học trung học phổ thông chỉ đạt 41,8%, đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) đặt vấn đề: “Người dân vùng dân tộc thiểu số khi nào có thể tiếp cận đến cuộc cách mạng kỹ thuật đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao khi trình độ dân trí vẫn còn khoảng cách xa với phần còn lại?”

Theo đại biểu, thời gian qua mặc dù Nhà nước ban hành nhiều chính sách ưu tiên phát triển hệ thống các trường dân tộc nội trú nhưng cả nước mới chỉ có 314 trường. Hệ thống trường dự bị đại học chỉ có bốn trường và bảy khoa dự bị đại học với quy mô tiếp nhận gần 4.000 học sinh mỗi năm.

Cơ sở vật chất các trường dân tộc nội trú xuống cấp chậm được bố trí kinh phí đầu tư mới. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án củng cố phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015, đề ra mục tiêu sẽ xây mới 48 trường phổ thông dân tộc nội trú tại 22 tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhưng kết thúc giai đoạn thực hiện đề án mới chỉ hoàn thành 20 trường, 19 trường đang xây dựng dở dang còn lại còn chưa được đầu tư.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nói trên, đại biểu đề nghị Chính phủ sớm xem xét giải quyết và có giải pháp cho vấn đề này./.

TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tháng 7, xúc động hành trình về nguồn

Tháng 7, xúc động hành trình về nguồn

Ngày 10/7, hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày Truyền thống lực lượng TNXP ( 15/7), 78 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7), Hội Cựu Thanh niên xung phong phường Phú Thủy, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức chuyến hành trình về nguồn tại Bia ghi danh liệt sĩ Đa Kai, thuộc xã Nam Thành, tỉnh Lâm Đồng .
Thư cảm ơn

Thư cảm ơn

Kính gửi: Quý độc giả thân mến!
Đồng bằng sông Cửu Long đón hơn 2 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025

Đồng bằng sông Cửu Long đón hơn 2 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025

Chiều 9/7, tại Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức Họp mặt kỷ niệm 65 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960-9/7/2025).
Thông báo phát hành Tạp chí Người cao tuổi (Bộ mới)

Thông báo phát hành Tạp chí Người cao tuổi (Bộ mới)

Thông báo phát hành Tạp chí Người cao tuổi
Thanh Hóa thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2025 đạt gần 30.000 tỷ đồng

Thanh Hóa thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2025 đạt gần 30.000 tỷ đồng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực. Trong đó, thu ngân sách nhà nước đạt gần 30.000 tỷ đồng, đứng thứ 9 cả nước.

Tin khác

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…
Từ một phóng viên báo Tuổi Trẻ, phóng viên báo Lao Động… đến giảng viên thỉnh giảng khoa báo chí trường đại học KHXH&NV. Từ tranh vẽ đời thường trên giường bệnh đến tranh vẽ in lên áo dài thời trang, được các báo đặt hàng, 4 năm tập vẽ được triển lãm 3 lần… nhà báo Huỳnh Dũng Nhân vẫn “viết và vẽ không ngưng nghỉ” như chính nhịp đập con tim của mình.

Đồng Nai đẩy mạnh chăm sóc người cao tuổi

Đồng Nai đẩy mạnh chăm sóc người cao tuổi
6 tháng đầu năm 2025, công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động thiết thực cả về vật chất lẫn tinh thần.

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ BHYT, BHXH tự nguyện cho NCT

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ BHYT, BHXH tự nguyện cho NCT
Ngày 4/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXVII có văn bản báo cáo UBND TP. Hồ Chí Minh về việc tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ BHYT và BHXH tự nguyện cho các nhóm đối tượng do ngân sách địa phương hỗ trợ theo các Nghị quyết còn hiệu lực của HĐND tỉnh Bình Dương (cũ) và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) cho đến khi hết thời hạn hoặc có Nghị quyết mới thay thế; đặc biệt là đối với nhóm đối tượng NCT.

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ
Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng.

Hội NCT với cuộc cách mạng chuyển đổi số

Hội NCT với cuộc cách mạng chuyển đổi số
Nhận thức được tầm quan trọng của cuộc cách mạng số, thời gian gần đây, Hội NCT Việt Nam đã có những chủ trương, biện pháp khuyến khích, hướng dẫn NCT sử dụng điện thoại thông minh để đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Đồng thời thông qua đó góp phần đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi số quốc gia.

Cần 30.000 đơn vị máu điều trị, cấp cứu trong dịp hè

Cần 30.000 đơn vị máu điều trị, cấp cứu trong dịp hè
Để đảm bảo nguồn máu kịp thời cho cấp cứu và điều trị trong mùa hè, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe, hãy sắp xếp thời gian tham gia hiến máu, cùng trao gửi sự sống cho người bệnh.

Chấp thuận xây dựng thêm 4 bến cảng container tại Hải Phòng

Chấp thuận xây dựng thêm 4 bến cảng container tại Hải Phòng
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, TP Hải Phòng.

Những bất cập trong công tác bàn giao, kết thúc hoạt động của Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ cấp huyện

Những bất cập trong công tác bàn giao, kết thúc hoạt động của Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ cấp huyện
Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập chính quyền địa phương 2 cấp, ngày 27/6/2025, UBND huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 2835/QĐ-UBND về việc kết thúc hoạt động các Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; Công văn số 1816/UBND-NV ngày 27/6/2025 kèm theo danh sách bố trí người hoạt động không chuyên trách có nguyện vọng nghỉ việc kể từ ngày 1/7/2025.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động
Vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ.

Cháy lớn tại khu vực nhà xe, 10 chiếc xe bị thiêu rụi

Cháy lớn tại khu vực nhà xe, 10 chiếc xe bị thiêu rụi
Một vụ hỏa hoạn vừa xảy ra tại khu vực nhà để xe tại chùa Hương Tích, tỉnh Hà Tĩnh khiến 9 chiếc xe điện và 1 xe ô tô bị thiêu rụi hoàn toàn.

Kinh tế gia đình NCT: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”

Kinh tế gia đình NCT: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”
Câu chuyện lương hưu của NCT bao nhiêu mới đủ sống, nhiều người cho rằng, lương hưu phải 6-8 triệu đồng/tháng mới đủ chi tiêu tối thiểu, thậm chí cao hơn nếu NCT có nhiều bệnh tật. Thế nhưng, mỗi câu chuyện trong bài viết này lại là mỗi hoàn cảnh khác nhau để thấy sự thích nghi với cuộc sống hiện tại của NCT, đúng như câu tục ngữ “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”…

Lòng nhân ái của cựu thanh niên xung phong

Lòng nhân ái của cựu thanh niên xung phong
Tại buổi họp mặt kỉ niệm 75 năm ngày Truyền thống lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam và sơ kết hoạt động công tác 6 tháng đầu năm 2025 của Hội Cựu TNXP thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, tôi được ông Đào Hồng Vân, Chủ tịch Hội Cựu TNXP thị trấn Tân Phú giới thiệu bà Lê Thị Lý, Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP thị trấn Tân Phú với tấm lòng nhân ái đối với hội viên khó khăn và bà con nghèo. Hằng năm, bà Lý đã ủng hộ và vận động hàng chục phần quà trao tặng gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Riêng dịp Tết Nguyên đán năm 2025, bà Lý đã ủng hộ 20 phần quà, trị giá 12 triệu đồng tặng hội viên khó khăn và NCT neo đơn.

Ông già tìm hài cốt liệt sĩ

Ông già tìm hài cốt liệt sĩ
Là thương binh loại 2/4, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Đại tá Huỳnh Trí ở tỉnh An Giang, sau khi nghỉ hưu vẫn không nguôi nhớ đến những đồng đội đã hi sinh. Những gương mặt thân quen năm xưa cứ hiện về trong từng giấc mơ… Từ đó, ông quyết định dành phần đời còn lại để thực hiện tâm nguyện: Tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ.

Các nhóm đối tượng được ưu tiên nhà ở xã hội tại Đồng Nai

Các nhóm đối tượng được ưu tiên nhà ở xã hội tại Đồng Nai
Ngày 01/07/2025, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 08/2025/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn, đối tượng, điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Kiện toàn bộ máy lãnh đạo, tăng cường trách nhiệm, tạo đà phát triển

Kiện toàn bộ máy lãnh đạo, tăng cường trách nhiệm, tạo đà phát triển
Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy sau hợp nhất, tỉnh Đồng Tháp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tinh gọn hệ thống hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Xem thêm
Tháng 7, xúc động hành trình về nguồn

Tháng 7, xúc động hành trình về nguồn

Ngày 10/7, hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày Truyền thống lực lượng TNXP ( 15/7), 78 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7), Hội Cựu Thanh niên xung phong phường Phú Thủy, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức chuyến hành trình về nguồn tại Bia ghi danh liệt sĩ Đa Kai, thuộc
Thư cảm ơn

Thư cảm ơn

Kính gửi: Quý độc giả thân mến!
Đồng bằng sông Cửu Long đón hơn 2 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025

Đồng bằng sông Cửu Long đón hơn 2 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025

Chiều 9/7, tại TP. Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức Họp mặt kỷ niệm 65 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960-9/7/2025).
Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, với 440/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

Ngày 28/6/2025, Trường Đại học VinUniversity (VinUni) đã tổ chức Lễ tốt nghiệp khóa 2 (2021–2025) cho gần 150 sinh viên. Với thành tích xuất sắc: chưa tốt nghiệp nhưng 55% sinh viên năm cuối đã được tuyển vào các tập đoàn đa quốc gia; 26% đã trúng tuyển T
Nghệ An: Hơn 40.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nghệ An: Hơn 40.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Sáng nay (26/6), cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh trên cả nước, hơn 40.000 thí sinh Nghệ An chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…

Từ một phóng viên báo Tuổi Trẻ, phóng viên báo Lao Động…đến giảng viên thỉnh giảng khoa báo chí trường đại học KHXH&NV. Từ tranh vẽ đời thường trên giường bệnh đến tranh vẽ in lên áo dài thời trang, được các báo đặt hàng, 4 năm tập vẽ được triển lãm 3 lần
Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Hội Báo toàn quốc 2025:
Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Phiên bản di động