Võ Văn Kiệt: Bài học đổi đời

Người đời - trong nước thế giới - ca ngợi rất nhiều về ông. Không chỉ những kỳ tích mang dấu ấn lịch sử, các công trình thế kỷ đong đầy phúc lợi để lại đời sau mà còn là một nhân cách lớn, không chỉ là một chính khách tài năng hiếm thấy mà còn là con người đức độ được các tầng lớp Nhân dân ngưỡng mộ, yêu qúy và không chỉ là một nhà yêu nước lớn, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam mà còn là người cộng sản chân chính với một tình yêu sâu nặng hết lòng vì nước vì dân.

Ông sinh năm 1922 với tên cúng cơm là Phan Văn Hòa, trong một gia đình nông dân nghèo không có đất của miền quê Nam Bộ thuộc xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, thiếu thời phải làm thuê, ở đợ. Đất nước bấy giờ chịu dưới sự thống trị của thực dân phong kiến với chính sách ngu dân, bần cùng, dù có quyết chí ông cũng chỉ học đến biết đọc, biết viết, nhờ người có tiền trong làng hảo tâm thuê thầy mở lớp nhân mùa màng đã rồi. Tuy nhiên, với ý chí tìm cách đổi đời thoát nghèo mong xóa cảnh áp bức bất công, ông sớm tìm gặp được cách mạng sau bảy năm Đảng Cộng sản Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc thành lập. Ông vui mừng hăng hái dấn thân vào con đường hằng mơ ước, giải phóng bản thân, gia đình, đồng bào, đất nước...

17 tuổi ông được kết nạp Đảng, 18 tuổi ông trở thành bí thư chi bộ, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở quê nhà, diệt đồn bót, cắt đường chi viện, làm chủ chính quyền, nhưng tương quan ta địch không cho phép giữ, nên lực lượng cách mạng phải rút vào bí mật để bảo tồn. Từ đây, ông thoát ly gia đình, xã thân công tác giữ nhiều vị trí quan trọng trong Đảng thuộc các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ông lập gia đình với một người con gái thuộc nhà gia giáo khá giả ở miền quê tỉnh Sóc Trăng, một mối tình đẹp, dung dị, trong sáng. Lúc đó, ông là một thanh niên tuổi đời 29 nhưng lại là một Phó Bí thư Liên Tỉnh ủy Tây Nam Bộ, thường xuyên xa nhà vì công tác. Lần lâu nhất là khi ông là đại biểu đi dự Đại hội Đảng lần II năm 1950 tận chiến khu Việt Bắc, ở lại đó thêm hai năm học tập lý luận, chính trị cao cấp. Khi về, đứa con đầu lòng chưa biết mặt cha đã lên hai.

Điều rất đặc biệt ở ông là mọi ý kiến ông đề xuất thường mang tính đi trước, mở đường, đột phá, sáng tạo nhưng luôn chuẩn xác. Ông đến đâu, phụ trách địa bàn nào, chỉ trong một thời gian ngắn, tình hình cách mạng chuyển biến sáng sủa. Như thời kỳ đầu, chống Mỹ, năm 1959 – 1960, thành phố Sài Gòn trong giai đoạn địch khủng bố, phát xít, máy chém lê đi khắp nơi. Đảng Bộ thành phố bị địch đánh phá tan tác. Thành ủy gần như bị xóa trắng đến người cuối cùng, đồng chí quyền bí thư đã bị bắt. Ông được Xứ ủy tức Trung ương Cục miền Nam lúc bấy giờ điều về làm bí thư trong tình hình đó. Đầu tiên, ông đề xuất sáp nhập tỉnh Gia định, thành lập khu Sài Gòn - Chợ Lớn – Gia Định, lập Khu ủy phụ trách. Sài Gòn – Chợ Lớn là nội thành, Gia Định là ngoại thành có vùng nông thôn rộng lớn gắn liền với khu rừng già Miền Đông thuộc tỉnh Tây Ninh – Bình Dương – Đồng Nai bạt ngàn, vốn là căn cứ địa bất khả xâm phạm từ thời chống Pháp. Quần chúng Nhân dân tuyệt đại đa số là nông dân giàu truyền thống hết lòng che chở bảo vệ cách mạng. Thế của địch tuy phát xít nhưng suy yếu, nhiều vùng không còn kiểm soát. Thế là thành phố Sài Gòn đã có căn cứ địa bao quanh, có chỗ đứng chân an toàn cho lãnh đạo chỉ đạo, có chỗ điều lắng học tập, huấn luyện cho cán bộ và quần chúng cách mạng bên trong nội thành. Việc “bể” tổ chức lập tức được ngăn chặn, lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng trở lại trong học sinh sinh viên, công nhân lao động, tiểu thương, trí thức. Chỉ sau 1 năm, năm 1961, bắt nhịp với cuộc Đồng Khởi bên ngoài phong trào đấu tranh chính trị trong nội thành, bùng phát trở lại với khí thế mới. Cụ thể như cuộc biểu tình nhập thị (có lực lượng bên ngoài vào) ngày 8/4/1961 chống bầu cử độc diễn Ngô Đình Diệm, cuộc treo cờ cách mạng trong chợ Bến Thành năm 1960, cuộc tấn công vũ trang trước trụ sở USOM Mỹ, diệt vài tên sĩ quan cố vấn, cuộc ném lựu đạn vào xe đại sứ Mỹ Nolthing năm 1961. Lựu đạn tuy không nổ nhưng đã gây chấn động lớn đến tận nước Mỹ, v.v. Với một đề xuất tầm cỡ chiến lược của ông, tình thế cách mạng thành phố từ thế bị động, bị truy sát chuyển thành thế tiến công vững chắc cho tới ngày giải phóng...

Hay một ví dụ khác, Hiệp định Paris năm 1973 vừa được ký kết, quy định các bên ngừng bắn để chuẩn bị tiến đến thành lập chính phủ ba thành phần. Nhưng Mỹ Thiệu công khai xé bỏ, lợi dụng phía ta nghiêm chỉnh chấp hành hiệp định, mở chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” lấn chiếm vùng giải phóng. Sợ vi phạm hiệp định kết hợp tư tưởng hữu khuynh, tâm lý nghỉ ngơi, xả hơi, nhiều nơi không đánh trả mà trông nhờ tố cáo, can thiệp nên bị mất nhiều đất nhiều vùng. Ông Kiệt bấy giờ là Bí thư Khu ủy Tây Nam Bộ, Chính ủy Khu 9 cùng với Tư lệnh Quân khu Lê Đức Anh, chủ trương kiên quyết đánh trả bảo vệ tuyệt đối vùng giải phóng, không ngại vi phạm hiệp định, báo cáo về Trung ương. Qua thực tiễn trên, Trung ương đã nhận rõ sai lầm hữu khuynh chỉ đạo uốn nắn, chuyển thế tấn công giành lại vùng giải phóng và tiếp tục mở rộng cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Sau ngày thống nhất, ông Kiệt là Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh và nhiều năm sau đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1986); Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1991); Thủ tướng Chính phủ (1992 đến 1997). Cố vấn Ban chấp hành Trương ương Đảng rồi nghỉ hưu 2001.

Nhưng ông không ngơi nghỉ với nhiều công trình với những dự định mang tính chiến lược cho đất nước cho đến ngày trái tim ông ngừng đập, ngày 11/6/2008. Suốt một quá trình 33 năm này là một thời kỳ “thăng hoa” trở thành một hiện tượng, hiện tượng Võ Văn Kiệt trên bước đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của đất nước như một ngôi sao sáng giữa bầu trời đêm. Mở đầu là “bí thư xé rào” do người dân thành thị đặt cho ông – tấn công phá vỡ “thành trì” ngăn sông cấm chợ, phân phối theo kế hoạch của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, cứu thành phố vừa mới được giải phóng đang đối mặt với nạn đói trông thấy sẽ ập tới chỉ trong vài ngày vì thiếu lương thực thực phẩm, bằng cơ chế phân phối theo giá thị trường thu mua lương thực thực phẩm cho thành phố, bấy giờ có sự yểm trợ của quân đội để bảo đảm thông suốt kịp thời. Với tinh thần tấn công quyết liệt, dám chịu trách nhiệm, không sợ mất chức, mất quyền, ông để lại một câu nói bất hủ với đồng chí Ba Thi, người được giao phụ trách tổ thu mua lương thực thực phẩm cho Thành phố ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: “Nếu chị đi tù thì tôi là người xách cơm đi nuôi”.

Võ Văn Kiệt: Bài học đổi đời

Thủ tướng Võ Văn Kiệt khảo sát sơ đồ địa hình xây dựng đường dây 500kV, năm 1992.

Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

Rồi tiếp theo ông cứu Thành phố và nhiều tỉnh trong khu vực đang thiếu điện nghiêm trọng bằng biện pháp hết sức táo bạo không ai nghĩ đến. Đó là xây dựng đập thủy điện Trị An, tự làm ra điện trong tình hình không được Trung ương nhất trí cấp ngân sách. Về kinh phí, ông liên kết với các lãnh đạo các tỉnh trong khu vực huy động tiền trong dân. Về kỹ thuật, ông quy tụ và sử dụng chuyên gia, trí thức hàng đầu của cả hai chế độ và cố vấn nước ngoài trong việc khảo sát, thiết lập dự án và thi công. Ông lắng nghe nhiều ý kiến trái chiều để đưa ra quyết đoán, quyết sách chính xác, luôn sâu sát với thực tiễn, tiếp cận trực tiếp tháo gỡ kịp thời những khó khăn khách quan và những lực cản chủ quan của cơ chế, của tổ chức với một quyết tâm tinh thần xốc tới “cứ làm” trong những tình huống tưởng chừng như khó vượt qua. Cuối cùng các tổ máy thủy điện Trị An lần lượt phát điện, cứu sống cả nền kinh tế - xã hội của Thành phố với các tỉnh trong khu vực đang suy kiệt trong cơn “khát điện”.

Sau gần 10 năm “ngập chìm” trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, cả nước đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực, dựa phụ thuộc vào Liên Xô Đông Âu không còn. Bên ngoài Mỹ và đồng minh cấm vận, nước ta đứng trước nguy cơ suy sụp. Ông Kiệt là một trong những người lãnh đạo phía Nam đi đầu đổi mới xây dựng thiết chế sản xuất bung ra theo cơ chế thị trường có sự lãnh đạo quản lý của Đảng và Nhà nước, phá bỏ hoàn toàn cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cơ sở cho nghị quyết Trung ương 6 và Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI, đại hội của đổi mới ra đời. Nền kinh tế lập tức được vực dậy với GDP tăng nhanh, hàng hóa dồi dào, kinh tế từng bước tự chủ khởi sắc và phát triển cho đến ngày hôm nay. Ông được người đời gắn thêm một cái tên độc đáo “kiến trúc sư của đổi mới”. Năm 1991, ông là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Từ năm 1992 đến năm 1997, ông là Thủ tướng đầu tiên của một cơ chế đổi mới. Đó là thời kỳ tiếp tục “thăng hoa” với nhiều kỳ tích đổi đời mang tính bước ngoặc, đưa đất nước thoát khỏi sự khủng hoảng kinh tế lẫn chính trị và tiến nhanh tiến mạnh làm đà để ta có được cơ đồ ngày hôm nay. Nhưng thời đó, trên cương vị Thủ tướng, ông phải đối mặt với nhiều điều (có thể coi là) vấn nạn của đất nước như một thách thức khó thể vượt qua nhưng vẫn phải giải quyết gần như cùng một lúc.

Một là, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng, phát triển sản xuất công nghiệp hóa để có cái ăn cái mặc thoát nghèo, thoát nguy cơ tụt hậu, để tự lực tự chủ trong tình huống không còn được viện trợ như trước và đang bị bao vây cách vận. Muốn sản xuất, muốn công nghiệp hóa, muốn có đầu tư nước ngoài, vấn đề then chốt là phải có điện. Miền Bắc bây giờ có thủy điện Hòa Bình công suất lớn, thừa điện phải bán sang Trung Quốc. Trong khi miền Trung và nhất là miền Nam là trung tâm kinh tế lớn nhất nước thì đói điện. Theo các chuyên gia chỉ trong thời hạn 2 năm nữa là suy sụp khủng hoảng nếu không đủ điện dù trước đây đã có thủy điện Trị An và vài cơ sở nhỏ của chế độ cũ nhưng chỉ là cầm cự.

Hai là, vấn đề lương thực thực phẩm trong điều kiện dân số tăng nhanh, yêu cầu nông nghiệp phải đảm bảo an ninh lương thực mà bấy giờ vựa lúa của hai đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long không đủ sức đáp ứng (hằng năm phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực) mà viện trợ bên ngoài như trước không còn. Trong khi vùng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, hàng triệu hecta đất từ xưa đến nay bị hoang hóa vì phèn mặn không thể khai thác. Muốn giải quyết vấn đề lương thực chỉ còn cách khai phá vùng đất này. Vấn đề đặt ra là có dám tấn công khai phá hay không?

Vấn đề thứ ba là, phải khẩn trương phá thế bao vây cấm vận, mở ra và phát triển quan hệ hợp tác với các nước đặc biệt là các nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật mạnh tiên tiến là điều kiện quan trọng cần thiết không thể thiếu để đưa đất nước đi lên. Đó là những vấn đề của đất nước, trực tiếp là Chính phủ Võ Văn Kiệt phải “xắn tay” giải quyết, cấp bách gần như nhau. Khó khăn chồng chất khó khăn. Nhiều chuyên gia, nhiều nhà kinh tế, v.v. cho rằng nếu không phải là Võ Văn Kiệt thì không thể vượt qua những thách thức nghiệt ngã có ý nghĩa sống còn để có những công trình để đời, bứt phá mở đường đưa đất nước tiến lên. Cụ thể như công trình đường dây 500kv Bắc Nam nối từ thủy điện Hòa Bình đến Cà Mau dài 1567km, nhưng không phải là đường dây bình thường mà phần lớn vượt dãy Trường Sơn rừng núi điệp trùng, địa hình hiểm trở . Nhưng nó đã được hoàn thành kịp thời trong hai năm, cung cấp đủ điện cho miền Nam, cho cả nước. Ngay từ chủ trương dự án đưa ra ban đầu, thì nhiều người lãnh đạo cấp cao, một số các nhà khoa học, chuyên gia trong ngoài nước, v.v. không tán thành vì cho là không khả thi, không tưởng, phi kinh tế, không đủ tiền, v.v. trên thế giới chưa có nước nào – kể cả nước có trình độ kỹ thuật cao thực hiện được như vậy. Thời gian hoàn thành chỉ trong hai năm là điều không thể, v.v. Sau khi lắng nghe các ý kiến thuận chiều, trái chiều, ông Kiệt cùng bộ tham mưu tìm hướng khắc phục những khó khăn, trở ngại và đi đến quyết định. Với quyết tâm cao độ, cách làm sáng tạo riêng Việt Nam của Chính phủ, của lực lượng chuyên gia kỹ thuật, của lực lượng thi công, hậu cần, động viên sức mạnh tổng hợp của toàn quân, toàn dân, ra quân thi công đồng loạt cùng một lúc trên khắp mọi miền từ Bắc đến Nam, những địa bàn những tỉnh thành mà đường dây đi qua. Cả nước là đại công trường với hàng chục vạn người tham gia ngày đêm không nghỉ, tranh thủ từng giờ, từng ngày. Ông Kiệt là người trực tiếp tổng chỉ huy, thường xuyên lội xuống hiện trường từng địa bàn, trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, ách tắc, v.v.

Công trình khởi công ngày 15/4/1992, hoàn thành vận hành bốn tổ đầu tiên vào ngày 27/5/1994 và 2 tháng sau đó là vận hành tất cả các tổ máy còn lại, đúng hạn 2 năm đảm bảo chất lượng và an toàn. Công trình này, ông Kiệt là người đầu tàu đứng mũi chịu sào, quyết đoán phương án xây dựng đường dây 500kv. Ông quả quyết, nói thẳng trong cuộc họp bàn việc khởi công: "Hôm nay, chỉ vấn đề là làm và làm như thế nào thôi, để xây dựng đường dây 500kv. Còn ai có ý kiến thế này, thế nọ xin mời về trước, đừng ngồi ở đây. Cho nên bây giờ tôi muốn nói để khóa sổ, là không có bàn gì nữa cả, không có làm hay không làm, mà làm cho thật nhanh, gấp rút làm cho thật nhanh mới được hai năm. Đó là vấn đề đặt ra cho chúng ta. Cứ làm, nếu thất bại, thì không đợi cách chức, tôi sẽ chủ động từ chức.”

Tôi nghĩ, độc đáo của công dây 500kv không chỉ ở chiều dài của công trình 1500km, mà thế giới chưa đạt được, mà chủ yếu nằm ở chỗ là cách làm cách làm độc đáo, cách làm chỉ có Việt Nam. Sự thành công của công trình không chỉ đơn thuần ở trình độ kỹ thuật đã rất sáng tạo. Nó còn in đậm dáng dấp những kinh nghiệm chiến đấu và chiến thắng của một quá trình chống Pháp, chống Mỹ, của Điện Biên của Mậu Thân, của Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, lấy ít đánh nhiều lấy yếu đánh mạnh, lấy thô sơ đánh hiện đại, v.v. kết tinh lại từ trong đầu của người chỉ huy, Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Và chỉ có cái nhìn tổng hợp đó mới Thủy được đáp số khả thi của đường dây 1500kv vượt Trường Sơn về đích đúng thời hạn 2 năm mang tính khoa học và thực tiễn.

Võ Văn Kiệt: Bài học đổi đời

Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm cán bộ, công nhân xây dựng đường dây 500 kV ở Kon Tum năm 1997. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

Võ Văn Kiệt: Bài học đổi đời

Ông Võ Văn Kiệt thăm Mẹ Việt Nam anh hùng ở Vĩnh Long.

Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

Đến việc tấn công vào Đồng Tháp Mười và vùng Tứ Giác Long Xuyên cùng với quan điểm cái nhìn tổng hợp trên cùng là tầm vóc chiến lược dũng cảm táo bạo trái hẳn với người Pháp trước đây đủ trình độ kỹ thuật phương Tây tiên tiến không khám để mắt tới. Tuy nhiên ông cũng vấp phải nhiều ý kiến của các nhà khoa học không tán thành. Một chuyên gia nước ngoài cho rằng, để cải tạo 1 hecta đất phèn mặn ở vùng này, phải tốn 1 triệu đô la, thậm chí có người cho rằng “Ai tấn Đông vào vùng đất này là ngu xuẩn.” Sau khi lắng nghe tất cả các ý kiến thuận chiều, trái chiều và cả kinh nghiệm của những người nông dân đã từng nhiều năm vật lộn với vùng đất khắc nghiệt này, kể cả kinh nghiệm của người xưa để lại (thời kỳ đàn kênh Vĩnh Tế ... ông Kiệt cùng bộ tham mưu cân nhắc và kết luận, ban hành Nghị quyết số 99 ngày 9/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ chủ trương đào một hệ thống với rất nhiều kênh để đem nước sông Tiền, sông Hậu (sông Cửu Long vào tháo chua rửa phèn, trong đó có kênh đào 15 mà người dân và chính quyền sau này đặt tên là kênh Võ Văn Kiệt. Kênh dài 40km, rộng 40m phát lệnh đào ngày 5/7/1996, nối từ kênh Vĩnh Tế của tỉnh An Giang đổ ra biển Tây tỉnh Kiên Giang (cuối kênh có tượng đài Võ Văn Kiệt để nhớ ơn ông) xuyên qua Tứ Giác Long Xuyên. Chỉ trong một thời gian ngắn ra quân đồng loạt hàng vạn con người, gồm cả quân dân (kể cả người dân Campuchia ở biên giới), tập trung cả cuốc, xẻng, máy móc, công trình đã hoàn thành sau 4 tháng thi công. Toàn bộ 1 triệu hecta vùng Tử Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười dần dần trở thành vùng đất màu mỡ, dân cư tụ về đồng đúc, xẻ thêm nhiều kênh “cựa gà" để đẩy nhanh việc tháo chua rửa phèn ở những nơi xa. Năng suất lúa từ vài trăm ngàn tấn năm trước đây, bây giờ là 6-7 triệu tấn vừa đảm bảo an ninh lương thực của cả nước, vừa xuất khẩu ra thế giới. GDP đạt 8,2% mỗi năm. Người dân tặng cho ông cái tên là Tổng công trình sư, người vẽ lại bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, “hợp tác các bên điều có lợi". Ông Kiệt trực tiếp ngoại giao, tiếp xúc với lãnh đạo Chính phủ nhiều nước, trước hết là các nước trong khu vực, gửi đi quan điểm, thông điệp mới VN, cởi mở, thân thiện, cầu thị. Kết quả năm 1992, Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam và bình thường hóa năm 1994; năm 1995, Việt Nam gia nhập vào ASEAN GDP hằng năm tăng trên 8%, lạm phát trở lại mức bình thường.

Trên đây là ba sự kiện tiêu biểu. Tất nhiên ông còn để lại cho đất nước này nhiều công trình có ý nghĩa đổi đời ở khắp nơi và người dân ở những nơi đó mãi mãi tưởng nhớ biết ơn ông. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đánh giá ông là một Thủ tướng làm được nhiều việc nhất. Thế giới coi ông là thủ tướng xuất sắc của Việt Nam. Không chỉ là những công trình, những kỳ tích mang dấu ấn lịch sử có ý nghĩa như một bước tiến dài thay da đổi thịt của đất nước, ông còn để lại cho đời rất nhiều bài học quí trên nhiều khía cạnh của cuộc sống, cho công tác lãnh đạo, quản lý, cho đảng viên, cán bộ và những người dân bình thường. Điều đặc biệt hiếm thấy ở ông, kể cả thời kỳ giải phóng đến thời kỳ xây dựng đất nước, ông đến đâu, phụ trách lĩnh vực nào thì ở đó, lĩnh vực đó lập tức có sự đổi thay, đổi mới và đối đời in đậm dấu ấn Võ Văn Kiệt. Phạm vi bài này, tôi muốn nói về bài học đó.

Ở ông, con người từng biến những điều tưởng chừng không thể thành điều có thể như những gì đã diễn ra. Ngay bản thân cuộc đời ông cũng là một minh chứng. Từ một người lúc trẻ làm thuê, làm mướn, chỉ biết đọc, biết viết, cũng không bằng cấp nào, mà từ sau ngày giải phóng, ông được giới trí thức tôn là “người anh cả” của giới mình.

Ngẫm lại lịch sử nước nhà, nước ta là nước nhỏ bé, tưởng chừng sẽ bị vò nát bởi quân xâm lược mạnh hơn gấp chục, gấp trăm lần, thế mà rất nhiều lần, ta đã đánh bại, đánh chúng ra khỏi bờ cõi, giành độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ cho tới ngày hôm nay. Đó cũng là điều tưởng chừng không thể biến thành điều có thể. Nhìn vào cụ thể xã hội, cũng có nhiều người làm nên sự nghiệp từ tay trắng, nhiều nông dân không bằng cấp nhưng vẫn chế tạo được những máy nông cụ phục vụ nông nghiệp, cải tạo tăng năng suất vật nuôi cây trồng qua đó tạo nên sự nghiệp đổi đời. Vậy vấn đề đặt ra là bí quyết nào, yếu tố gì khiến con người biến điều tưởng chừng không thể trở thành điều có thể để đổi đời? Lý giải vấn đề này, theo tôi cứ nhìn vào tấm gương cuộc đời hoạt động của ông Võ Văn Kiệt mà phân tích.

1. Trước hết hãy xoá bỏ triệt để tư duy về số phận an bài, cam chịu, thúc thủ trước nghịch cảnh. Một con người bình thường bao giờ cũng có năng lực tự vươn lên, trước biết bao yêu cầu của cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vấn đề ở chỗ ta có biết sử dụng phát huy, trau dồi khai thác nó như thế nào. Tài năng bẩm sinh chỉ can dự phần nhỏ, còn lại tài năng cũng do phát huy năng lực mà tạo nên. Do đó ý chí vươn lên, quyết tâm vượt khó thay đổi vận mệnh, cuộc đời là điều tiên quyết. Cuộc đời ông Kiệt ngay từ thời niên thiếu đã là vậy, nhưng ông quyết vượt qua thân phận nghèo khó, ở đợ làm thuê và dốt nát. Từ đó ông tìm được con đường giải thoát. Đó là con đường cách mạng mà ông đã đi suốt cuộc đời và làm nên sự nghiệp vĩ đại vẻ vang cho đất nước cho đời ông. Hãy có quyết tâm, ý chí vươn lên chắc chắn sẽ thu lại được ít nhiều kết quả. Có đi ắt có đến.

2. Vấn đề thứ hai là biết "đứng trên vai người khổng lồ". Người khổng lồ ở đây chính là những kiến thức, những thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hoá, văn minh mà con người đạt được hay những kinh nghiệm kiến thức mà thực tiễn cuộc sống hằng ngày mang lại cho chúng ta. Vậy đứng trên vai người khổng lồ tức là phải có ý chí quyết tâm học hỏi, học hỏi không ngừng, học từ sách vở, từ người thầy, từ thực tiễn, từ hết thảy mọi người. Học ngay những điều nghe có vẻ là nghịch lý để tìm và thu lượm những gì hợp lý trong đó. Cho nên phải khiêm tốn, tập lắng nghe, nghe tất cả dù có những điều trái ý. Khi đã "ôm" được kiến thức kinh nghiệm của mọi người về cho mình, thì tự mình đã trở thành người có kiến thức, có trình độ hiểu biết, biết phân tích điều đúng, điều sai, cái lợi cái hại để đưa ra những quyết định, ứng xử, giải quyết vụ việc chính xác và điều đặc biệt hơn là sáng tạo ra cái mới có ích cho cuộc sống. Bản lĩnh cũng là đây, tài năng cũng là đây, sáng tạo cũng là đây. Con đường đi lên của ông Kiệt trong suốt cuộc đời ông cũng chính là đây. Ngược lại, nếu không chịu không đứng được trên vai người khổng lồ thì ta chỉ có thể trở về con số không to tướng của cái gọi là số phận.

Võ Văn Kiệt: Bài học đổi đời

Kênh Võ Văn Kiệt, trước đây là kênh T5, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) công trình mang dấu ấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: THÙY TRANG

3.Vấn đề thứ 3 là dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, tập trung tư duy sáng tạo ra cái mới bổ ích để lại cho đời sau mang ý nghĩa đổi đời. Hai vấn đề trên đây chính là nền tảng, là bệ phóng để cho ta đi đến đích ước mơ, sáng tạo ra cái mới cho mình, cho cuộc sống hiện tại và đời sau con cháu được hưởng. Sáng tạo là phải có quyết tâm và kiến thức kinh nghiệm nhờ có quá trình tích luỹ. Kinh nghiệm phổ biến nhất, sáng tạo dựa trên nền tảng cái sẵn có mà nâng lên cho tiến bộ hơn, hoặc từ cái sẵn có mà tạo ra cái hoàn toàn mới. Đường dây 500kv, công trình kênh đào tháo chua rửa phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long đều dựa vào cái sẵn có từ vật chất đến kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm. Tiền bạc là yếu tố quan trọng nhưng không phải là tiên quyết. Tiền từ cái đầu của ta mà vào và cũng từ cái đầu ta mà nó đội nón ra đi. Người già thường có tâm lý an phận nghỉ ngơi cũng không có gì trái đạo lý bởi mình đã làm xong nghĩa vụ cho đời. Tuy nhiên, cũng có nhiều người vẫn lao động tiếp tục làm việc gì đó cho bản thân và gia đình và xã hội, trở thành niềm vui hạnh phúc, hơn là ở không nhàn rỗi. Thật ra lao động nào cũng rất tốt. Tuy nhiên không có lao động nào hữu ích đem lại niềm vui thú vị chứa chan hạnh phúc cho bản thân và cho đời sau bằng lao động sáng tạo. Ông Võ Văn Kiệt, về hưu vẫn tiếp tục thực hiện nhiều công trình và còn dự tính nhiều công trình chiến lược khác cho đất nước để trình lên Trung ương. Như vậy, phải chăng, có một triết lý từ cuộc sống của ông: Đã làm người, còn sống là còn sáng tạo để lại cho đời sau cho đến hơi thở cuối cùng, người ở lại được vui hưởng đổi đời, mà người ra đi cũng rất là thanh thản.

25/1/2024

Lê Thanh Vân

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Hội tiêu biểu ở xã miền núi Ba Vì

Chủ tịch Hội tiêu biểu ở xã miền núi Ba Vì

Nhiều năm qua, ông Ngô Văn Thắng, Chủ tịch NCT xã Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội luôn là một cán bộ nhiệt tình, năng động trong công tác Hội NCT.
Gặp mặt tri ân các thương, bệnh binh, người cao tuổi

Gặp mặt tri ân các thương, bệnh binh, người cao tuổi

Ngày 21/5, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh đã tổ chức buổi gặp gỡ thân mật và ý nghĩa với Đoàn công tác của Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng tỉnh Nghệ An, nhân dịp đoàn vào thăm chiến trường xưa tại các tỉnh phía Nam.
Tấm gương mẫu mực của ông Huỳnh Công Tứ

Tấm gương mẫu mực của ông Huỳnh Công Tứ

Với 10 năm công tác, đảm nhiệm cương vị Chi ủy viên, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Bình Thạnh, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, ông Huỳnh Công Tứ, sinh năm 1954, đã phát huy kinh nghiệm, trí tuệ, nêu cao vai trò gương mẫu, được cán bộ, nhân dân địa phương tin tưởng, yêu mến.
Luôn phát huy tinh thần người lính

Luôn phát huy tinh thần người lính

Tiến sĩ Đặng Đình Phú, Tổ trưởng Tổ hội NCT ở khu dân cư 11, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP Hà Nội, vừa vinh dự được nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng (đợt 19/5/2025).
Người “cầm cương” ở bản Tà Lao

Người “cầm cương” ở bản Tà Lao

Không chỉ là đầu tàu giúp đồng bào phát triển kinh tế, Hồ Thị Mưn, Trưởng bản Tà Lao còn là một cô đỡ thôn bản, và là nhân viên bảo vệ rừng, cùng đội bảo vệ rừng giữ lại gần 40.000ha rừng...

Tin khác

Ông Trần Văn Đấu là tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác Hồ

Ông Trần Văn Đấu là tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác Hồ
Trong những năm qua, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được phát động trong Hội NCT trên địa bàn huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh. Qua đó đã xuất hiện nhiều tấm gương NCT tích cực tham gia công tác thiện nguyện, hỗ trợ, giúp đỡ những gia đình NCT có hoàn cảnh khó khăn, là tấm gương tốt để con cháu học tập và noi theo.

Đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” trong giai đoạn mới

Đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” trong giai đoạn mới
Sáng 21/5, Hội NCT quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021-2025, chào mừng kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995-10/5/2025).

Tuổi 82 vẫn tích cực tham gia vận động hiến máu tình nguyện

Tuổi 82 vẫn tích cực tham gia vận động hiến máu tình nguyện
Giữa phố phường Thủ đô sôi động, vẫn còn đó những câu chuyện âm thầm mà lay động lòng người. Câu chuyện về cụ Lê Đình Duật, cựu chiến binh, 82 tuổi, ở phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) – là một minh chứng điển hình cho tinh thần “tuổi cao chí càng cao”, cho hành trình hơn 26 năm không mệt mỏi vận động hiến máu tình nguyện vì sự sống của cộng đồng.

Chủ tịch Hội tiên phong, gương mẫu

Chủ tịch Hội tiên phong, gương mẫu
Sau 42 năm công tác trong ngành Giáo dục, trong đó có 39 năm làm hiệu trưởng các trường tiểu học, Trung học cơ sở, năm 2014, ông Nguyễn Ngọc Tú về hưu và được các hội viên tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội NCT xã. Từ năm 2022 đến nay, ông Tú còn đảm nhiệm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Đình, xã Thống Nhất, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Người cao tuổi luôn nêu cao tinh thần “Tuổi cao chí càng cao” trong gia đình, xã hội

Người cao tuổi luôn nêu cao tinh thần “Tuổi cao chí càng cao” trong gia đình, xã hội
Chiều 8/5, Hội NCT huyện Cẩm Xuyên tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995-10/5/2025), 84 năm Ngày truyền thống NCT Việt Nam (6/6/1941-6/6/2025) và tổng kết phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021-2025. Nhân dịp này, Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen 7 tập thể, 14 cá nhân lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021-2025 và tặng quà tri ân các lãnh đạo Hội qua các thời kì…

Người cao tuổi tỉnh Kon Tum phát huy tốt vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” trong gia đình, xã hội

Người cao tuổi tỉnh Kon Tum phát huy tốt vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” trong gia đình, xã hội
Sáng 9/5 Hội NCT tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995-10/5/2025) và tổng kết phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021-2025, tổng kết Đề án 1336 của Thủ tướng Chính phủ nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) giai đoạn đến năm 2025. Tham dự Hội nghị có đại diện các Ban, Sở, ngành, đoàn thể, Hội NCT, nguyên lãnh đạo Hội qua các thời kì và các tập thể, cá nhân tiêu biểu. Tại Hội nghị, UBND tỉnh tặng 10 Bằng khen, Hội NCT tỉnh tặng 24 Giấy khen cho các tập thể, cá nhân xuất sắc.

Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội NCT Việt Nam và tổng kết phong trào “Tuổi cao - Gương sáng”, giai đoạn 2021 – 2025

Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội NCT Việt Nam và tổng kết phong trào “Tuổi cao - Gương sáng”, giai đoạn 2021 – 2025
Ngày 9/5/2025, Hội NCT tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị kỷ niệm 30 năm thành lập Hội NCTVN và Tổng kết phong trào thi đua “Tuổi cao gương sáng”, giai đoạn 2021 – 2025. Dự hội nghị có ông Nguyễn Thiên Văn, Tỉnh ủy viên, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; ông Y Giang Niê, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBMT Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành, Hội đoàn thể, Hội đặc thù của tỉnh, lãnh đạo thường trực Hội NCT các huyên, thị xã, thành phố và trên 60 NCT tiêu biểu của tỉnh.

Người cao tuổi là lực lượng chính trị quan trọng xây dựng quê hương, đất nước

Người cao tuổi là lực lượng chính trị quan trọng xây dựng quê hương, đất nước
Trong không khí cả nước vừa đón chào sự kiện đặc biệt quan trọng, kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 9/5, Hội NCT tỉnh Hải Dương tổ chức gặp mặt kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995-10/5/2025), đồng thời đánh giá tổng kết 5 năm phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng”, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban, Sở, ngành, MTTQ, các đoàn thể, lãnh đạo Hội NCT và các cá nhân được khen thưởng.

Người cao tuổi quận Tây Hồ gương mẫu góp phần thực hiện Kết luận 127 của Bộ Chính trị

Người cao tuổi quận Tây Hồ gương mẫu góp phần thực hiện Kết luận 127 của Bộ Chính trị
Sáng ngày 9/5, Hội NCT quận Tây Hồ tổ chức trang trọng Lễ kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam, tổng kết phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021-2025 và trao tặng Kỉ niệm chương NCT.

Chi hội trưởng hết lòng vì việc chung

Chi hội trưởng hết lòng vì việc chung
Được cán bộ, hội viên trong thôn Đức Thịnh, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP Hà Nội tín nhiệm, 10 năm qua làm Chi hội trưởng Chi hội NCT thôn, ông Nguyễn Văn Huỳnh đã đưa các phong trào NCT trong thôn phát triển mạnh mẽ.

Phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” lan toả những giá trị tốt đẹp

Phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” lan toả những giá trị tốt đẹp
Hội NCT huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình vừa tổ chức Hội nghị kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam (10/5/1995 - 10/5/2025) và Tổng kết phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021 - 2025.

Ông Nguyễn Đức Thắng, Trưởng Ban Thanh tra Nhân dân xuất sắc

Ông Nguyễn Đức Thắng, Trưởng Ban Thanh tra Nhân dân xuất sắc
Không chỉ làm Chủ tịch Hội NCT xã, ông Nguyễn Đức Thắng, 78 tuổi, còn được cấp ủy, chính quyền địa phương tin tưởng giao nhiệm vụ Trưởng ban Thanh tra Nhân dân xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận từ năm 2016 đến nay.

Bình Thuận: Tổng kết 5 năm phong trào “Tuổi cao - Gương sáng”

Bình Thuận: Tổng kết 5 năm phong trào  “Tuổi cao - Gương sáng”
Chiều 6/5, Hội NCT tỉnh Bình Thuận đã tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021 – 2025 và kỷ niệm 30 năm xây dựng, phát triển của Hội NCT Việt Nam, Hội NCT Bình Thuận.

Làm việc với tinh thần người lính

Làm việc với tinh thần người lính
Đó là cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xinh, thành viên Ban liên lạc (BLL) bạn chiến đấu Trung đoàn 24, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3, TP Việt Trì, Ủy viên Ban thường trực Hội Hưu trí Tổng Công ty Giấy Việt Nam kiêm tổ trưởng tổ hưu trí Bãi Bằng hiện ở khu dân cư 3 phường Thanh Miếu, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Điểm sáng trong phong trào người cao tuổi cả nước

Điểm sáng trong phong trào người cao tuổi cả nước
Sáng 6/5, Hội NCT TP Hà Nội tổ chức trang trọng Lễ báo công dâng Bác, kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995-10/5/2025), biểu dương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021-2025.
Xem thêm
Đẩy mạnh tuyên truyền tạo sự lan tỏa sâu rộng

Đẩy mạnh tuyên truyền tạo sự lan tỏa sâu rộng

Chiều ngày 20/5, Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp Thường trực rà soát công tác chuẩn bị Lễ kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995 - 10/5/2025), 84 năm Ngày truyền thống NCT - Ngày NCT Việt Nam (6/6/1941 - 6/6/2025); khởi động
Tạo sức lan tỏa tới đông đảo người dân và NCT trên mọi miền đất nước

Tạo sức lan tỏa tới đông đảo người dân và NCT trên mọi miền đất nước

Chiều ngày 13/5, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam chủ trì cuộc họp Thường trực rà soát công tác chuẩn bị Lễ kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995-10/5/2025) và Kế hoạch Đại hội Đảng bộ Cơ quan. Tham dự có TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NC
Phát huy vai trò, trí tuệ, bản lĩnh của lớp NCT trong tiến trình đổi mới đất nước

Phát huy vai trò, trí tuệ, bản lĩnh của lớp NCT trong tiến trình đổi mới đất nước

Sáng 13/5, Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình chủ trì Hội nghị Trung ương Hội NCT Việt Nam tham gia ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
Người cao tuổi tỉnh Lào Cai luôn nêu cao tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng”

Người cao tuổi tỉnh Lào Cai luôn nêu cao tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng”

Thực hiện công văn số 52/CV-HNCT/BCS ngày 11/3/2024 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam, Ban đại diện Hội NCT tỉnh Lào Cai đã cử cán bộ tham gia Hội nghị tập huấn do Trung ương Hội tổ chức tại tỉnh Điện Biên, đảm bảo đúng thành
Người cao tuổi quận Tây Hồ đi tiên phong “bình dân học vụ số”

Người cao tuổi quận Tây Hồ đi tiên phong “bình dân học vụ số”

Sáng 23/5, Hội NCT quận Tây Hồ, TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Đề án 1336 của Chính phủ về xây dựng và nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn; tập huấn mô hình bình dân học vụ số. Đây là lớp “bình dân học vụ số” đầu tiên ở Hội NCT cấp huyện của TP Hà Nội và nằm trong nhóm Hội NCT cấp huyện triển khai “bình dân học vụ số” đầu tiên của cả nước…
Lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái

Lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái

Sáng 22/5/2025, tại TP Phú Mỹ, Hội NCT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN).
Chi hội trưởng gương mẫu của thôn Vườn Cau

Chi hội trưởng gương mẫu của thôn Vườn Cau

Phát huy tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng”, dù tuổi đã thất thập nhưng bà Nguyễn Thị Nữ, Chi hội trưởng Chi hội NCT thôn Vườn Cau, xã Sơn Dương, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vẫn tích cực tham gia các phong trào ở địa phương.
Tỉnh Trà Vinh: Tạo điều kiện tốt nhất để NCT sống vui, sống khỏe và sống có ích

Tỉnh Trà Vinh: Tạo điều kiện tốt nhất để NCT sống vui, sống khỏe và sống có ích

Hội NCT tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm triển khai, thực hiện đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn năm 2025 trên địa bàn tỉnh và kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995 – 10/5/2025
Tổng kết phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng" giai đoạn 2021-2025

Tổng kết phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng" giai đoạn 2021-2025

Ngày 29/4, BĐD Hội NCT tỉnh Bến Tre tổ chức Hội nghị tổng kết phong trao thi đua “Tuổi cao – Gương sáng” và kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10-5-1995 - 10-5-2025).
Phiên bản di động