Vì sao du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển tương xứng tiềm năng?

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 1 trong 7 vùng du lịch của cả nước. Thế mạnh du lịch ĐBSCL là sông nước miệt vườn, biển đảo, lễ hội văn hóa, v.v. Hằng năm, ĐBSCL đón hơn 40 triệu lượt khách, với doanh thu hơn 35 nghìn tỷ đồng, nhưng theo các chuyên gia du lịch tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao thực thi pháp luật về du lịch tại ĐBSCL” vừa tổ chức tại thành phố Cần Thơ thì du lịch ĐBSCL vẫn chưa phát triển xứng tầm. Một trong những nguyên nhân đó là đội ngũ lao động ngành du lịch chưa qua đào tạo chiếm đến 51%, thấp nhất nước.
Vì sao du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển tương xứng tiềm năng?

Ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL phát biểu với Hội thảo.

Nguồn nhân lực vừa thiếu vừa … yếu

Tại Hội thảo, các diễn giả cho rằng ĐBSCL được thiên nhiên ban tặng miệt vườn sông nước, giàu tài nguyên bản địa để phát triển du lịch. ĐBSCL có nhiều thế mạnh tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc. Mục tiêu đặt ra là cần tập trung xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách nhằm thu hút, phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng nói chung và nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch nói riêng để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch Vùng trong bối cảnh mới.

Theo Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch, hiện tại ĐBSCL có khoảng 150.000 lao động trong ngành du lịch nhưng trong đó số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm 51%, lao động qua đào tạo của ngành du lịch ĐBSCL vẫn thuộc một trong hai vùng thấp nhất trong cả nước. Do đó, việc xây dựng sản phẩm, công tác tổ chức, liên kết hợp tác, vận hành hoạt động cung cấp dịch vụ đến du khách còn bộc lộ nhiều hạn chế.

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, thông tin cho biết: Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng số lao động cả nước và chỉ 42% được đào tạo về du lịch. 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ, trong đó vùng ĐBSCL tổng lao động du lịch khoảng 150.000 người, với số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm 51%, lao động có trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ không đáng kể khoảng 8%. Trong đó, Bến Tre chiếm 20,6% tổng số lao động trực tiếp ngành du lịch của cả vùng, và chủ yếu là lao động mùa vụ và chưa qua đào tạo về du lịch; Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên Giang và An Giang chiếm gần 50% tổng số lao động còn lại, do được phân bố chủ yếu ở các khách sạn, cơ sở ăn uống, khu vui chơi, giải trí tập trung trên địa bàn nên chất lượng đội ngũ lao động các tỉnh này khá tốt, bởi vì do được học và làm việc ở môi trường tập trung, điều kiện và có hoạt động du lịch nổi bật hơn. Nhìn chung, vùng ĐBSCL số lao động du lịch có chuyên môn, kỹ năng cao, chất lượng vừa thiếu vừa yếu nhưng số lượng chưa đáp ứng yêu cầu lại dư thừa. Ngoài về vấn đề chuyên môn du lịch thì một trong những khó khăn của ngành du lịch hiện nay là thiếu nguồn nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu ngoại ngữ và công nghệ thông tin, trong đó có khoảng 30% - 40% hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour và 70% - 80% nhân viên lễ tân nhà hàng không đạt chuẩn về ngoại ngữ, và còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động cung cấp dịch vụ, tiện ích về du lịch đến du khách, khi mà thời đại bùng nổ về công nghệ, nước ta đang trong quá trình đổi mới toàn diện, công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tích cực hội nhập khu vực cũng như kinh tế quốc tế, nhằm bắt kịp làn sóng phát triển đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế, phát huy các tiềm lực về văn hoá, du lịch, tạo dựng thế mạnh cạnh tranh quốc gia.

Theo thống kê, hiện nay các trường đạo tạo về du lịch trong vùng hằng năm mới chỉ đáp ứng được khoảng 50 -60% nhu cầu, trong khi một trong những chỉ tiêu phát triển ngành mục tiêu đến năm 2030, vùng ĐBSCL sẽ cần khoảng 450 nghìn lao động, trong đó khoảng 150 nghìn lao động trực tiếp. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay phần đông sinh viên ra trường đều mới chỉ nắm được phần nào về cơ sở lý thuyết, chưa có kỹ năng chuyên sâu, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, trong khi du lịch là ngành đòi hỏi sự chi tiết và tỉ mỉ, và sự thuyết phục bằng sự giao tiếp lịch thiệp, chu đáo, sự am hiểu về văn hoá bản địa, tâm lý, v.v.

“Mặc dù các địa phương trong vùng ĐBSCL đã quan tâm đến hoạt động phát triển du lịch nói chung, tuy nhiên, nguồn nhân lực du lịch chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn mới chưa thực sự được quan tâm đúng mức, như thiếu chính sách thu hút, đãi ngộ cho lao động du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực du lịch chất lượng; chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, v.v.”, TS. Nguyễn Anh Tuấn, chia sẻ.

Ông Nguyễn Quỳnh Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, thông tin cho biết tỉnh Trà Vinh có nhiều tài nguyên văn hóa bản địa, tiềm năng để phát triển du lịch sông, biển, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, v.v. Những năm gần đây du lịch Trà Vinh đã nhiều khởi sắc. Năm 2023, Trà Vinh đón hơn 2,1 triệu lượt khách, đạt doanh thu trên 1.706 tỷ đồng; trong 6 tháng đầu năm 2024 trên 1,5 triệu lượt khách, doanh thu ngành du lịch trên 1.000 tỷ đồng. Hiện Trà Vinh có 2 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch (Khoa Quản trị Du lịch-Nhà hàng-Khách sạn thuộc Trường Đại học Trà Vinh và Khoa Kinh tế-Văn hóa-Du lịch thuộc Trường Cao đẳng nghề Trà Vinh), nhưng hằng năm đào tạo khoảng 30 sinh viên. Nguồn nhân lực du lịch của Trà Vinh vẫn thiếu và yếu.

“Thực trạng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Trà Vinh chưa theo kịp so với điều kiện phát triển của ngành du lịch. Phần lớn lao động trực tiếp đang phục vụ trong ngành du lịch đều là lao động phổ thôn, lao động trong gia đình chưa qua đào tạo nghề du lịch, đa số không biết ngoại ngữ, hoặc chỉ được đào tạo các lớp nghiệp vụ ngắn hạn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, tay nghề còn thấp”, ông Nguyễn Quỳnh Thiện, cho biết.

Vì sao du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển tương xứng tiềm năng?

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch phát biểu tại Hội thảo.

Nguồn nhân lực sẽ là động lực thúc đẩy du lịch ĐBSCL phát triển

Năm 2023, ĐBSCL đón hơn 42,5 triệu lượt du khách, đạt doanh thu ngành du lịch hơn 35,2 nghìn tỷ đồng. Mặc dù vậy, nhưng theo các diễn giả thì phát triển du lịch ĐBSCL trong những năm qua chưa xứng tầm. Một trong những điểm “nghẽn” đó là đội ngũ du lịch tại ĐBSCL. Vì hiện nay đội ngũ nguồn nhân lực ngành du lịch ĐBSCL chưa phát triển xứng tầm, chưa đáp ứng nhu cầu mới, nhất là trong tình hình hội nhập thể giới, đón nhiều du khách quốc tế.

Ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, cho rằng: “Hiện nay, tổng số lao động trong ngành du lịch ĐBSCL có khoảng 150.000 người, trong đó, có khoảng 40% chưa qua đào tạo, đồng thời, số lao động có trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ không đáng kế, khoảng 8%; làm ảnh hưởng nhiều đến công tác phát triển du lịch. Có thể nói vùng ĐBSCL, số lao động trong ngành du lịch có chuyên môn, kỷ năng tốt, hoạt động chất lượng, còn thiếu rất nhiều”.

Theo Chủ tịch Trần Việt Phường, để tương lai gần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngành du lịch ĐBSCL cần thực hiện các giải pháp, như: Tăng cường sự lãnh đạo của các Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phát triển du lịch nói chung và phát triển nguồn nhân lực du lịch nói riêng. Nghị quyết số 13, ngày 02/4/2022, của Bộ Chính trị Về phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhấn mạnh: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực số, gắn với ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ. Nghị quyết 82, ngày 18/5/2023, của Chính phủ Về nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, đã nêu: “Phát triển nguồn nhân lực du lịch hướng tới mục tiêu đủ số lượng, cân đối cơ cấu ngành nghề, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với các định hướng phát triển sản phẩm và tổ chức không gian du lịch.”

Thành lập Ban Điều phối Du lịch có nhiệm vụ điều phối hoạt động du lịch chung của vùng ĐBSCL, với tinh thần là: Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của từng địa phương (tùng tỉnh, thành) phải phù hợp, phải thống nhất với kế hoạch định hướng phát triển du lịch Vùng theo hướng đặc thù nhằm tránh tình trạng na ná nhau, dẫn đến nhàm chán. Trong đó, Ban Điều phối Du lịch, có chương trình liên kết, hợp tác phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng ĐBSCL.

Liên kết, hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Có thể nói đây là chìa khóa để phát triển du lịch. Đây là cơ sở, là điều kiện để phát triển du lịch hiệu quả và bền vững. Đây là chương trình trọng điểm, thúc đẩy chất lượng và hiệu các chương trình khác. Do đó, đối với lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực yêu cầu tăng cường liên kết-hợp tác giữa cơ sở đào tạo, với doanh nghiệp và địa phương (liên kết nhiều mặt. liên kết toàn diện, liên kết trước-trong và sau đào tạo). Mặt khác, đẩy mạnh liên kết-hợp tác kể cả trong vùng và ngoài vùng. Chỗ nào liên kết có hiệu quả thì liên kết. Có như vậy, mới phát triển nhanh bền vững.

Nâng cao chất lượng đào tạo như cải tiến, đổi mới chương trình, nội dung và hình thức; đồng thời tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin, v.v. Về cơ chế chính sách nên có cơ chế, chính sách phù hợp trong phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng, Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách như xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư, có cơ chế, chính sách đãi ngộ nhân tài, v.v.

Theo bà Lê Đình Minh Thy, Giám đốc Vietravel Chi nhánh Cần Thơ, một trong những giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch ĐBSCL, là hợp tác Nhà trường-Nhà nước-Nhà sử dụng lao động du lịch: “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch là một trong những giải pháp quan trọng bậc nhất, quyết định phát triển nguồn nhân lực du lịch. Để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo du lịch, ngoài việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo du lịch, đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo, đổi mới nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo, cần chú trọng mối liên kết giữa “ba nhà”: Nhà Nước – Nhà Trường – Nhà sử dụng lao động du lịch. Theo đó, Nhà nước luôn phải đóng vai trò dẫn dắt, kết nối, chỉ huy hoạt động hợp tác giữa ba nhà, thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách hành lang pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích, nghĩa vụ của các bên trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nhà Trường đóng vai trò xây dựng nên các nội dung học phần phù hợp với thực tiễn, mang tính ứng dụng cao hơn so với các tính lý thuyết như trước đây. Nhằm tránh các trường hợp sinh viên học nhiều năm ra trường nhưng hoàn toàn không có kinh nghiệm và tác phong của người làm du lịch. Nhà sử dụng lao động du lịch, hay còn gọi là doanh nghiệp du lịch, bên cạnh cần có các kế hoạch đặt hàng đào tạo theo nhu cầu tuyển dụng thực tế, còn cần phải tích cực tham gia vào công tác giảng dạy phần thực hành qua học kỳ doanh nghiệp ở năm học cuối.

Tại TP. Hồ Chí Minh, Vietravel đã và đang tham gia rất tốt với các trường Đại học để chuẩn hoá công tác tạo nguồn đầu vào cho doanh nghiệp, theo đó, phối hợp chặt chẽ với các trường có đào tạo chuyên ngành du lịch trong việc hỗ trợ các chương trình thực tập, thực tế, nhằm giúp đội ngũ sinh viên mới có cơ hội tiếp cận và cọ xát với môi trường thực tế. Có kế hoạch tuyển dụng sử dụng lao động một cách rõ ràng. Qua đó góp phần nâng cao tinh thần cạnh tranh phát triển giữa các học viên để có các suất việc làm ngay từ trong quá trình học tập.”

Vì sao du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển tương xứng tiềm năng?

Du khách tham quan Khu du lịch Văn hóa Phương Nam-Đồng Tháp.

Vì sao du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển tương xứng tiềm năng?

Du khách nước ngoài tham quan sông rạch cù lao Bình Hòa Phước, tỉnh Vĩnh Long.

Huỳnh Biển

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khám phá Sa Pa mùa mây với chi phí “hạt dẻ” cùng hơn 130 ưu đãi dịp kích cầu

Khám phá Sa Pa mùa mây với chi phí “hạt dẻ” cùng hơn 130 ưu đãi dịp kích cầu

Sa Pa bùng nổ hàng loạt lễ hội và trải nghiệm chào đón du khách trong mùa săn mây. Hơn 130 doanh nghiệp đồng loạt tung ưu đãi lên đến 50%, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024. Chất lượng với giá cả hấp dẫn, Sa Pa hứa hẹn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc dịp thu đông này.
Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên đến giới trẻ Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên đến giới trẻ Việt Nam

Vừa qua, Dự án Trạm Zừng Tâm của nhóm sinh viên trẻ nhiệt huyết với bảo vệ môi trường đã thành công thu hút hơn 1.000.000 lượt quan tâm trên các nền tảng mạng xã hội, khuyến khích nhiều bạn trẻ có mong muốn tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm Rừng già tại Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Sức lan tỏa từ cuộc thi ‘Rực rỡ Cố đô’

Sức lan tỏa từ cuộc thi ‘Rực rỡ Cố đô’

Dự kiến ngày 23/11 tới, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ sẽ tổng kết tương tác trên truyền thông và chấm giải cuộc thi “Rực rỡ Cố đô”.
Bình Liêu sạch, đẹp, mộng mơ

Bình Liêu sạch, đẹp, mộng mơ

Bình Liêu là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có đường biên giới giáp với Trung Quốc. Phần lớn là địa hình núi cao hùng vĩ, tạo nên khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, đặc sắc và tuyệt đẹp.
Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng năm 2024

Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng năm 2024

Tối 13/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP Sóc Trăng, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội nhập và phát triển”.

Tin khác

TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc: Du lịch đang vươn tầm

TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc: Du lịch đang vươn tầm
TP Phúc Yên có nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển du lịch. Nơi đây đang là điểm nhấn “hót” trong bản đồ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc và của toàn quốc…

Công tác chuẩn bị cho Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2024

Công tác chuẩn bị cho Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2024
Thực hiện Kế hoạch số 354/KH-UBND của UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, chương trình "Nghiêng say mùa đông" sẽ diễn ra từ ngày 15/11-7/12/2024.

Đi Cáp treo ngắm vịnh Hạ Long nhận ngay Voucher ẩm thực hấp dẫn

Đi Cáp treo ngắm vịnh Hạ Long nhận ngay Voucher ẩm thực hấp dẫn
Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, du khách lựa chọn Cáp treo Nữ hoàng tại Sun World Ha Long để thưởng ngoạn phong cảnh thơ mộng của Vịnh Hạ Long từ trên cao và tận hưởng những trải nghiệm độc đáo tại Khu vui chơi Đồi Mặt Trời sẽ được tặng ngay Voucher ẩm thực hấp dẫn.

Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc: “Điểm du lịch hàng đầu thế giới”

Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc: “Điểm du lịch hàng đầu thế giới”
Năm 2024, chẵn 120 năm thành lập thị trấn Tam Đảo. Quá trình hình thành và phát triển, thị trấn Tam Đảo thực sự “vươn mình” mà đỉnh cao là năm 2022 thị trấn Tam Đảo được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Khu du lịch quốc gia thứ 7 của cả nước và liên tiếp 2 năm 2022-2023, được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) công nhận là “Thị trấn điểm đến du lịch hàng đầu thế giới”…

Hội thảo Du lịch Bình Thuận: Lộ trình “xanh hóa” đến phát triển bền vững

Hội thảo Du lịch Bình Thuận: Lộ trình “xanh hóa” đến phát triển bền vững
Sáng 6/11, tại resort Mũi Né Bay, TP Phan Thiết, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Thuận phối hợp tổ chức Hội thảo “Du lịch Bình Thuận: Lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững”. Đến dự có ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cùng hơn 100 đại biểu là đại diện cơ quan quản lý địa phương, các chuyên gia, doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận...

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng
Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.

Tháng 11 này, Vịnh Hạ Long “nóng” hơn bao giờ hết với Đại nhạc hội Superfest 2024

Tháng 11 này, Vịnh Hạ Long “nóng” hơn bao giờ hết với Đại nhạc hội Superfest 2024
Hội tụ dàn nghệ sĩ hàng đầu từ hai show truyền hình ăn khách nhất hiện nay “Anh Trai Say Hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” trong Đại nhạc hội Superfest Halong 2024, cùng loạt ưu đãi đặc quyền hấp dẫn, vịnh di sản Hạ Long đang hứa hẹn là điểm đến “nóng” nhất tháng 11 này, dù trời đã chớm đông.

Fansipan tưng bừng Lễ hội hoa sen đá trong mùa săn mây đẹp nhất năm

Fansipan tưng bừng Lễ hội hoa sen đá trong mùa săn mây đẹp nhất năm
Ngày 29/10/2024, khu du lịch Sun World Fansipan Legend tưng bừng tổ chức lễ hội Hoa sen đá với chủ đề “Chào ánh nắng, chào yêu thương”.

Hải Phòng thành lập Ban chỉ đạo quản lý Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà

Hải Phòng thành lập Ban chỉ đạo quản lý Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà
Ban chỉ đạo Quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà thuộc TP Hải Phòng (gọi tắt là Ban chỉ đạo) gồm 19 thành viên, do Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách lĩnh vực văn hoá – xã hội làm Trưởng ban.

Cú hattrick của Phú Quốc: 3 năm liên tiếp lọt top đảo tuyệt vời nhất thế giới!

Cú hattrick của Phú Quốc: 3 năm liên tiếp lọt top đảo tuyệt vời nhất thế giới!
Giải thưởng danh giá được cộng đồng du lịch cả thế giới mong chờ - Readers’ Choice Awards 2024 của tạp chí Condé Nast Traveller, công bố Phú Quốc là đại diện Việt Nam duy nhất trong top đảo tuyệt vời nhất thế giới, đứng thứ 2 trong 10 hòn đảo của Châu Á lọt top.

Nhà Dừa CocoHome: Kiệt tác kiến trúc và văn hóa của đất phương Nam

Nhà Dừa CocoHome: Kiệt tác kiến trúc và văn hóa của đất phương Nam
Giữa vùng đất trù phú của miền Tây Nam Bộ, nơi con sông Cổ Chiên và sông Lòng Hồ uốn lượn, cùng với những cánh đồng bát ngát, cạnh đó là nhà Dừa CocoHome của vợ chồng bà Tám và ông Bảy Thưởng, là hai hội viên tích cực của Hội NCT, tại ấp Hòa Quý, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Nhà Dừa nổi bật như một biểu tượng độc đáo, đặc trưng của văn hóa bản địa.

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín
Những trái thị vàng óng, ngát hương, lúc lỉu trên cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở Đồ Sơn, TP Hải Phòng khiến du khách không khỏi mê mẩn.

Mở "chìa khóa" sinh thái, đưa Cát Bà cất cánh

Mở "chìa khóa" sinh thái, đưa Cát Bà cất cánh
Với dư địa cực lớn, nếu có hành động kịp thời, nhanh và trúng đích, sự chung tay của chính quyền – người dân – doanh nghiệp, đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) hoàn toàn có cơ hội hiện thực hóa khát vọng trở thành đảo du lịch “xanh” đẳng cấp quốc tế.

Đặc sắc Lễ hội Mường Đeng 2024

Đặc sắc Lễ hội Mường Đeng 2024
Lễ hội Mường Đeng là hoạt động được tổ chức thường niên tại xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Đây là hoạt động văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái ở Thanh Hóa.

Chỉ còn 4 ngày! Đừng bỏ lỡ các kỳ nghỉ trong mơ với chi phí tiết kiệm hơn cùng Traveloka 10.10 Travel Fest

Chỉ còn 4 ngày! Đừng bỏ lỡ các kỳ nghỉ trong mơ với chi phí tiết kiệm hơn cùng Traveloka 10.10 Travel Fest
Từ 10-13 tháng 10, Traveloka mang đến cho du khách các siêu khuyến mãi và các Flash Sales 10-10, giúp du khách lên kế hoạch cho kỳ nghỉ mùa lễ hội với ngân sách hợp lý.
Xem thêm
Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024

Ngày 6/12 tới đây, tại Bảo tàng Hải Phòng sẽ diễn ra Lễ trao giải, Khai mạc và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024.
Ngày hội thắm tình đoàn kết giữa các dân tộc

Ngày hội thắm tình đoàn kết giữa các dân tộc

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đồng bào Khmer, tỉnh Kiên Giang, diễn ra từ ngày 13-16/11/2024, tại huyện Gò Quao là một sự kiện quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer.
Vui ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Vui ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyên thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 17/11, khu phố 1, phường Xuân An, TP Phan Thiết đã tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”. Đến dự có đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận,lãnh đạo MTTQ TP Phan Thiết, lãnh đạo phường, các đoàn thể và đông đảo bà con trong khu phố.
SeABank khởi động giải chạy SeARun 2024 hướng tới cộng đồng

SeABank khởi động giải chạy SeARun 2024 hướng tới cộng đồng

Giải chạy cộng đồng thường niên “SeABank Run For The Future 2024” (SeARun 2024) do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) tổ chức sẽ khởi tranh từ ngày 08/11 - 30/11/2024 trên nền tảng trực tuyến qua ứng dụng UpRace. Không chỉ là sân chơi
T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T Group và JTA – tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đôn
Runner bị ung thư máu phá kỉ lục cá nhân full marathon tại VPIM 2024

Runner bị ung thư máu phá kỉ lục cá nhân full marathon tại VPIM 2024

Từ những ngày đầu “chạy thở không ra hơi” sau nhiều đợt hóa trị và ghép tế bào gốc để điều trị căn bệnh ung thư máu, sau 3 năm, Vũ Việt Thành đã hoàn thành đường đua FM của VPIM 2024 với thành tích 3 giờ 45 phút. Thành có lẽ là một vận động viên điển hình
Thời gian vẫn ngọt ngào

Thời gian vẫn ngọt ngào

Hương từ sân bay vừa trở về Hà Nội, đi qua hồ Hoàn Kiếm, thời tiết đầu mùa Đông trời đã se lạnh. Hương nhìn lên hai bên đường trải dài những cây hoa sữa, những chùm bông to trông như đĩa xôi cốm tỏa hương thơm mát dịu, Hương vừa đi vừa ngắm.
Anh hai sữa

Anh hai sữa

Ba kính yêu! Mãi đến tuổi dậy thì con mới biết, Hà chỉ là ông anh hai sữa của mình. Thoạt đầu khi biết rõ, chúng con không phải là anh em song sinh. Con hụt hẫng, không chịu tin đó là sự thực.
Bão trời và bão lòng

Bão trời và bão lòng

Cơn bão số ba như một con mãnh thú gầm rú, gào thét. Trong cơn gầm rú, cây cối bị lưỡi hái tử thần tiện phăng, đổ ngổn ngang. Từ trên đỉnh núi cao từng tảng đất khổng lồ bị nước thấm sâu, bứng ra thành mảng đổ ụp xuống.
Chơi cờ tướng giúp NCT bồi dưỡng trí tuệ, suy nghĩ linh hoạt

Chơi cờ tướng giúp NCT bồi dưỡng trí tuệ, suy nghĩ linh hoạt

CLB Cờ tướng Bạch Liên, Hội NCT phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội vừa tổ chức Giải thi đấu Cờ tướng chào mừng kỉ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và hưởng ứng Tháng hành động vì NCT Việt Nam năm 2024. Tham dự có các ông:
Nghệ sĩ cao tuổi vẫn “cháy” hết mình với những bài ca cách mạng

Nghệ sĩ cao tuổi vẫn “cháy” hết mình với những bài ca cách mạng

Tối 9/10 tại Nhà làm việc Bộ Ngoại giao, Đoàn Nghệ thuật 19/5, trực thuộc Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp Công đoàn Viên chức Việt Nam; Công đoàn Bộ Ngoại giao; Học viện Ngoại giao tổ chức Chương trình giao lưu Nghệ thuật: “Sáng mãi với thời gian”, n
Ca khúc “Tự hào nghề Luật sư” ra mắt chào mừng Ngày truyền thống Luật sư

Ca khúc “Tự hào nghề Luật sư” ra mắt chào mừng Ngày truyền thống Luật sư

ca khúc “Tự hào nghề Luật sư” được Nhạc sĩ Bá Thường ra mắt để tôn vinh những đóng góp của nghề Luật sư, đồng thời khơi dậy niềm tự hào trong cộng đồng luật sư.
Phiên bản di động