Sự cố xảy ra tại mỏ Sông Đốc đã được kiểm soát

Sự kiện 06/05/2025 13:41
Tiếp tục chương trình làm việc ngày thứ 2, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 6/5/2025 Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận dự thảo Luật Nhà giáo sáng 6/5. |
Góp ý kiến vào dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Trần Văn Thức (Thanh Hóa) tán thành việc tuyển dụng, tiếp nhận đội ngũ nhà giáo đã giao cho cơ quan quản lý giáo dục chủ trì thực hiện hoặc giao người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập thực hiện theo phân cấp. Các điều khoản khác về thuyên chuyển nhà giáo, bổ nhiệm nhà giáo làm cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cũng cần được điều chỉnh hướng: cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thuyên chuyển, bổ nhiệm nhà giáo làm cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
“Cần giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong chủ trì thực hiện hoặc tham mưu thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo nhằm giải quyết nhưng bất cập trong sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua như: tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ giữa các cơ sở giáo dục, giữa các đơn vị hành chính cấp xã, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục”, đại biểu Trần Văn Thức đề nghị.
Cũng trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều ý kiến đại biểu nêu thực trạng về dạy thêm, học thêm, học sinh tự nguyện tham gia các lớp học ngoài giờ như tiếng Anh, văn hóa, nhạc, mỹ thuật. Vì vậy, việc dạy thêm, học thêm cần được xem là nhu cầu chính đáng của học sinh và gia đình. Bởi sau giờ dạy ở trường giáo viên có thể dạy thêm để tăng thu nhập là không sai trái. Tuy nhiên, phải ngăn chặn tình trạng lợi dụng việc dạy thêm để ép buộc học sinh tham gia vì có thể dẫn đến những hệ lụy tiêu cực.
Có đại biểu đề xuất cần có quy định để tổ chức dạy thêm, học thêm giống như các loại hình dịch vụ khác. Việc này sẽ giúp đưa hoạt động dạy thêm vào nề nếp và giảm thiểu các tiêu cực. Dự thảo Luật Nhà giáo cần có điều khoản quy định "cấm giáo viên tham gia dạy thêm trái quy định" thay vì chỉ cấm "ép buộc học sinh học thêm dưới mọi hình thức", vì quy định hiện tại chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tiếp thu, giải trình một số vấn đề liên quan đến dự thảo Luật Nhà giáo. |
Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 46 điều, quy định về hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế đối với nhà giáo; tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo; quản lý nhà giáo.
Các chính sách trong dự thảo Luật đã được Chính phủ đề xuất và Quốc hội thông qua gồm: Định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo...
Một trong những điểm nhấn của của dự thảo Luật Nhà giáo là, làm rõ định hướng giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; quy định việc tuyển dụng nhà giáo đảm bảo phải có thực hành sư phạm nhằm lựa chọn người có đủ năng lực gắn với chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đáp ứng hoạt động nghề nghiệp nhà giáo theo từng cấp học, trình độ đào tạo.
Chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật…