Truyện ngắn: Em về với phố

Cứ mỗi lần em về với phố trong nhà bỗng thưa vắng đi những nụ cười, chiếc mâm bốn người bỗng vắng đi một đôi đũa, ba mẹ và cả tôi thèm những bữa cơm đông đủ đến độ tiếc ngẩn ngơ. Nay em đi làm xa xứ, những tiếng cười heo hắt chỉ đọng lại trong mỗi bữa cơm, cuộc sống bôn ba, đủ để tôi nhớ về em, hiện tại chẳng thể nào bắng kí ức. Điều ấy, đôi lúc nghĩ thật đau lòng”.

Chị em tôi lớn lên bên nhau, yêu thương và thiết thân đến độ chẳng bao giờ nghĩ có ngày hai đứa sẽ xa nhau dù sóng gió cuộc đời có đưa đẩy cả hai đến mức nào chăng nữa. Tôi hãy còn nhớ có bận, hai đứa ngồi coi phim, nhìn thấy cảnh hai chị em nhà nọ cãi nhau, nó bỗng nhiên ngồi khóc tu tu:
- Chị ơi, chị hứa nha, mình đừng bao giờ cãi nhau như vậy hết... Cãi vậy là xấu lắm, xấu lắm.
Tôi vuốt tóc em, miệng thay những nụ cười rất rõ. Chị em tôi quấn nhau mà lớn lên, ba mẹ biền biệt theo những chuyến hàng xa, thứ để lại duy nhất cho con là sự đủ đầy nhưng đong tràn nỗi nhớ. Hai đứa tôi thương nhau mà lớn. Còn nhớ có bận bão chợt về, nhà dột tứ tung, hai đứa quấn mền thành một cục với nhau, thanh âm duy nhất trong đêm là tiếng nước nhỏ trên mái rơi xuống xô nghe toong toong thấy vui tai. Em ngồi cạnh tôi, ánh đèn dầu không cũng làm em thấy sợ. Nhà lúc ấy tường thì ngấm nước tỏa hơi rất lạnh. Hai chị em ngồi nhìn mưa suốt cả đêm. Nhà cạnh bờ ao, nước tràn cả ruộng rau muống trước ngõ. Em hỏi tôi:
- Có khi nào sáng ngày rắn dưới ruộng bò lên bờ không hả chị?
Tôi cốc đầu em cái tội giỏi nhát mình. Ấy thế mà lúc đó, một khúc củi trôi vào làm tôi giật bắn, khóc ngẩn ngơ, em lật khúc củi đang trôi hững hờ cười như nắc nẻ. Lũ trẻ xóm tôi thích những mùa nước nổi hơn là người lớn bận bịu với những bữa mưu sinh. Vì mỗi khi mưa về, nước từ ao tràn lên xóm nhỏ, đủ tới đầu gối, đồng thời cá cũng tràn lên một ít. Chúng tôi thích những hôm sáng trăng, từng đàn cá chốt nhỏ xíu bơi lượn trên đường làng, và chúng tôi thi nhau mang rổ mà úp, mà vục về nấu cháo. Nhưng mấy anh chốt nhà ta cũng tinh ranh đáo để lượn rất nhanh, mà trên người lại có những thứ hơi nhọn như gai chích vào tay sẽ dễ chảy máu. Mưa về, người lớn chẳng buồn xuống nước vì dầm nước cả sáng ngày, chỉ có lũ trẻ, đứa này níu tay đứa kia, lội nước đi vớt cá. Thi thoảng tôi phải hét lên với đám nhỏ:

Minh họa: Trần Nhương


- Mấy đứa đừng có lại gần chỗ đó, vớt ở chỗ phía trong này này, ra đó là gần mép ao rồi, hụt chân, sâu lắm đấy.
Vậy mà tụi con Út Ngọc, Út Thu cứ mon men theo mấy chú cá lại gần đó, có bận suýt té may được mấy đứa giữ lại tự nhiên ôm nhau khóc rình rang. Tưởng bận này sợ nhưng hôm sau vẫn vác rổ đi vớt cá cho kì được. Đám trẻ nhà quê chúng tôi ham chơi thì ít mà thương ba thương mẹ thì nhiều.
- Nghĩ bọn bây không đi nữa. Chưa tởn à?
Con Út Ngọc thỏ thẻ:
- Không đi sao đặng? Nước ngập lúa bữa giờ, ba má tao chẳng đi làm chi được. Lúa trắng đồng cũng chỉ tổ béo cho mấy lũ vịt.
Rồi nó cười hì hì, nhanh tay vục. Em tôi chẳng nói tiếng nào, lại gần nhỏ, đổ nguyên cả giỏ cá vào rổ:
- Mày mang về nấu cháo cho ba má mày đi. Hôm qua mày dầm nước cả ngày rồi khéo bệnh.
Con Út Ngọc rưng rưng, đám trẻ thấy thế chẳng ai bảo ai, cũng chia sớt cho nó một ít, thằng Cả Lạc hay ghẹo nó cũng nhanh nhảu trút vội mớ cua vừa mò, nhưng "chảnh" thế nào lại hất cằm lên chống nạnh bảo:
- Mớ cua ấy mới mò, nhà tao chả ai thèm ăn, tao cho mày tất.
Làm cả lũ phì cười. Nhỏ xách giỏ cua lững thững về, chúng tôi nghe trong gió dội về tiếng nó khoe: "Mấy đứa cho con đó má, mình nấu cháo nồi thiệt bự chia cho tụi nó nữa nha má", tôi bất giác nhìn, những đứa nhỏ xóm tôi vẫn đang hì hục vớt cá nhưng đứa nào cũng nở nụ cười. Em tôi xách giỏ cá còn chút ít lội về kho, trong nhà, nước đã thấp đi chút ít, độ cao hơn mắt cá chân, hai đứa nấu cơm muộn, vả nước ở chân cho khô leo lên tấm phản nhỏ ngồi, cơm nghi ngút khói, miếng cá kho còn thơm mùi mắm.
- Chừng ba má về mình cũng vớt cá, cũng kho cá cho ba má ăn chị ơi.
- Đần, ba má về có còn nước nổi nữa đâu.
- Hay giờ mình kho để đó ba má về ăn chị?
- Càng đần nữa, đợi ba má về cho cá nó thiu hết à?
Nhìn nó tiu nghỉu chẳng hiểu sao lại thấy thương ôm vào lòng: "Cứ ráng học kho cá thiệt ngon đi, đợi ba má về kho cá khác". Chân trời tuổi thơ của tôi là với nó, với những lần đùm bọc nhau những ngày như vậy, rau cháo nuôi nhau. Nó học giỏi, chẳng bù với tôi lúc nào cũng lao vào những trò đùa nghịch. Khi tụi tôi bước vào cấp ba, ba mẹ ngừng những chuyến đi. Gia cảnh bắt đầu bước vào những khó khăn, ba tôi trở trời và đau nhói, bởi vết thương đau chân hành hạ, mẹ lại yếu. Hai đứa tôi vừa làm vừa học, tới bận tôi phát hiện mình bị đau gan, cũng may là chưa biến chứng nhưng thi thoảng lại đau không làm gì được, chỉ biết nằm nhà. Em tôi miệt mài theo má ra đồng, chân hong nắng đỏ hỏn, lúc nào cũng thế, học xong trước tôi rồi phụ mẹ, vỗ ngực tự hào: "Chị ngồi học đi cho vững, em phụ má được rồi". Nó thay ba đảm việc nhà, cứ như trụ cột gia đình, từ một cô bé yếu đuối thành một người mạnh mẽ, mái tóc cũng ngắn dần đi. Bàn tay em yếu đuối nhỏ bé ngày nào bắt đầu thấm những vết chai, tôi vào đại học.
Lên đại học bắt đầu học nặng, tôi học trường nhỏ, nhưng kinh phí cũng đè nặng cả gia đình, học được một năm, em tôi nhận giấy báo vào trường đại học trên phố, khỏi phải nói gia đình tôi hãnh diện cỡ nào. Ngày trước khi nó xách balo đi hai đứa tôi cùng nằm cạnh nhau không ngủ được. Qua những chấn song bằng gỗ của cái cửa sổ mái tranh không bao giờ khép, ánh trăng vàng vọt hắt vào. Nó hỏi tôi:
- Nếu không học đại học mình cũng đỡ khoản tiền chị nhỉ?
Tôi lắc đầu quầy quậy:
- Bậy, em mà không đi học người ta sẽ xem như em là kẻ vô học, người ta nói ba má mình không còn gì hết đó.
Em im lặng không nói tiếng nào. Sớm sau thức dậy tôi không thấy nó, nghĩ nó đi mà sợ tôi buồn nên không từ biệt, bẵng tới hôm nó cùng má về sau buổi làm đồng. Tôi ngơ ngác:
- Ơ, con bé này, sao chưa đi?
- Nghĩ lại thì em không nên đi chị ơi. Tiền đã không có, em nghĩ em nên để nhượng lại cho năm sau cũng được, cứ để chị học cho hết đã.
Chẳng hiểu vì lẽ gì mà trong lòng tôi vừa giận dỗi, vừa uất ức mà lại thấy vừa bất lực trong lòng, miệng tôi như thuộc về một kẻ nào đó thật ác độc:
- Nuôi mày lớn chừng này cho mày học cho nên người chứ không phải để mày thành kẻ ăn bám cha mẹ, học không ra học, chơi không ra chơi.
Em sững lại nhìn tôi không nói gì, cả tối hôm đó hai đứa không nhìn mặt nhau. Hôm sau, em đi. Em đi từ khi còn khá sớm và chúng tôi không còn liên lạc từ đó. Cứ như một sự mất tích, em biến mất. Không thông tin gì về em, ba má khóc hết nước mắt, còn tôi đắng lòng chẳng nói rõ thành lời. Đầu óc tôi chỉ quanh quẩn với những nghĩ suy rằng việc em bỏ nhà ra đi là tại tôi, tại những câu mắng em của tôi ngày hôm đó. Ngày này qua ngày khác, tôi lân la hỏi khắp nơi về em, tóc ba sau những đêm bạc trắng, tiếng mẹ khóc thổn thức mỗi đêm, tôi như một cô bé thu mình lại trong bốn bức tường. Phần vì lo cho em, phần vì dằn vặt. Bẵng đi mấy tháng, em về. Ba mẹ ôm em khóc như mưa, còn tôi chỉ biết đứng sững nhìn em phía trước. Em đã có công việc ổn định trên phố, không học tiếp con đường đại học còn đang dang dở. Em không nói nhiều về cuộc sống em nơi phố thị, chỉ xin lỗi thật nhiều, còn ba mẹ chỉ biết ngồi khóc rưng rức.
- Có phải ngày ấy em đi là vì chị không?
- Không, vì em nhận ra mình không có điều kiện học tiếp. Nếu số phận em đã dang dở em không muốn chị cũng như thế. May thế nào lại có công việc ổn định trên phố, bởi thế em muốn lo thật chu tất mọi việc rồi mới về. Em muốn có thể lo được cho gia đình mình.
Nghe em nói tôi chỉ biết im lặng trước những nghĩ suy trẻ con của mình.
- Làm trên phố ổn không em?
- Ổn mà chị. Em không quan tâm vất vả, quan trọng là nhớ nhà, và cứ mỗi khi nhớ nhà, em lại cố gắng làm thật nhiều, nỗ lực thật nhiều - rồi đột nhiên, em im lặng - Chị có ghét em không? Khi em bỏ đi đột ngột như thế? quãng thời gian ấy chắc chị đã suy nghĩ rất nhiều...
- Nhiều chứ. Nhưng trên hết chị bất lực khi nghĩ rằng tại chị mà em đi. Chị đã không biết những gì em chịu đựng khi bỏ đi ước mơ đại học của mình. Chỉ biết bất lực và trách em mà thôi.
Em ôm tôi lại không nói gì nữa. Hai đứa ngồi ngắm sao đêm, cả một trời tuổi thơ dập dìu phía trước. Có khác chăng giờ hai đứa cả hình hài lẫn tâm hồn không còn vô tư lự như ngày xưa nữa, đều đã thuộc về những miền rất khác, những khoảng trời người lớn mà hai đứa phải đón nhận. Tôi không hỏi nhiều về cuộc sống nơi phố thị của em, bởi nhìn bàn tay gầy guộc, và chai sạn của em dường như tôi đã hiểu cả. Chẳng phải vì tôi không quan tâm em mà tôi hiểu, em tôi, đến một lúc nào đó khi thật sự cần thiết, khi em quá mệt mỏi và chán chường, em sẽ tìm đến tôi, ôm lấy tôi. Vì tôi biết cô em bé bỏng của tôi, có những thứ nó biết, nó cần, nó sẽ tự nói ra, chứ đừng bao giờ quyết định thay nó. Và cứ mỗi bận về thăm nhà ngắn ngày xong em lại đi, bươn chải nơi phố thị, đỡ đần cả nhà qua yêu thương xa xứ…
Em về với phố
Ba mẹ nhớ tiếng cười đến độ khóc ngẩn ngơ
Tôi vuốt tóc em còn thơ
Thèm nghe tiếng em tới mức như phát cơn rồ dại

Truyện ngắn của Lê Hứa Huyền Trân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), thời gian qua Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực từ đất liền cho đến các đảo xa để tri ân các Anh hùng liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.
Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Biến nỗi đau thành hành động để đáp lại những cống hiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa nguyện trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với dân tộc; sẵn sàng chiến đấu hi sinh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân miền Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất

Người dân miền Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất

Sáng 25/7, Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực phía Nam diễn ra tại Hội trường Thống Nhất, số 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Bộ Y tế: Tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Bình Phước

Bộ Y tế: Tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Bình Phước

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có chỉ đạo tích cực điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Pin Yuan Việt Nam.
Thanh Hóa: Mưa lớn gây thiệt hại tài sản, hoa màu tại các huyện Quan Sơn, Quan Hóa

Thanh Hóa: Mưa lớn gây thiệt hại tài sản, hoa màu tại các huyện Quan Sơn, Quan Hóa

Mưa lũ đã gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của của người dân, làm sạt lở nhiều tuyến đường giao thông tại 2 huyện miền núi Quan Sơn và Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Tin khác

Chi tiết phân luồng các tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chi tiết phân luồng các tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Để phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an Hà Nội) yêu cầu tất cả đối tượng tham gia giao thông phải tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, NCT quyết tâm phát huy tốt tinh thần "Tuổi cao - Gương sáng"

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, NCT quyết tâm phát huy tốt tinh thần "Tuổi cao - Gương sáng"
Trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với tất cả lòng kính trọng và niềm tiếc tương vô hạn, song cũng rất tự hào về một người con cao cả của Đảng Cộng sản Việt Nam, người hùng bảo vệ và chăm lo cho người dân có cuộc sống độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Thanh Hóa: Sẽ cưỡng chế bức tường xây dựng chặn lối vào nhà hàng xóm trước ngày 30/7

Thanh Hóa: Sẽ cưỡng chế bức tường xây dựng chặn lối vào nhà hàng xóm trước ngày 30/7
Liên quan đến vụ việc xây dựng bức tường chặn lối vào nhà hàng xóm tại phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa đã ký Quyết định ban hành phương án, điều động lực lượng, phương tiện thực hiện quyết định cưỡng chế đối với hộ ông Đoàn Văn Hòa.

Không ngừng nâng cao vai trò thừa phát lại trong hệ thống tư pháp

Không ngừng nâng cao vai trò thừa phát lại trong hệ thống tư pháp
Ngày 20/7/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội Thừa phát lại (TPL) TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm Ngày TPL Việt Nam. Tham dự buổi lễ có đại diện Bộ Tư pháp, các cơ quan pháp luật, và nhiều đơn vị TPL tiêu biểu.

Thủ tướng Chính phủ ra công điện về việc tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ

Thủ tướng Chính phủ ra công điện về việc tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ.

Tỉnh Bình Định: Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ đến năm 2035

Tỉnh Bình Định: Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ đến năm 2035
Thị trấn Bình Dương sẽ là đô thị trung tâm, đô thị cửa ngõ tiểu vùng phía Bắc của huyện Phù Mỹ theo định hướng quy hoạch vùng huyện Phù Mỹ đến năm 2035; ưu tiên đầu tư phát triển, đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển cho khu vực phía Bắc huyện Phù Mỹ.

Tỉnh Bình Định: Làng Canh Giao đã có điện, đường

Tỉnh Bình Định: Làng Canh Giao đã có điện, đường
Gần 50 năm sau ngày giải phóng, bà con đồng bào Chăm Hroi, làng Canh Giao, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định vừa đón hai niềm vui mới là có điện, có đường bê tông xi măng chạy thẳng vào nhà. Con đường bê tông Canh Giao đi Đa Lộc mở ra tương lai tươi sáng để phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững cho ngôi làng nằm vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Vân Canh

CLB Ban Mai Xanh chia sẻ yêu thương đến với bà con xã Cam Thịnh Tây

CLB Ban Mai Xanh chia sẻ yêu thương đến với bà con xã Cam Thịnh Tây
Ngày 20/7, CLB Thiện nguyện Ban Mai Xanh phối hợp với Đoàn Thanh niên Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an tổ chức chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 23 tại xã Cam Thịnh Tây, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định làm việc với đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc

Lãnh đạo tỉnh Bình Định làm việc với đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc
Chiều 19/7, tại trụ sở UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh tiếp và làm việc với các doanh nghiệp Hàn Quốc, gồm: Zenith Group; Projectick Plus; P&G Tech. Tham dự buổi làm việc có ông Phạm Khắc Tuyên, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc.

Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang

Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang
Tiếng âm thanh cồng chiêng vang vọng núi rừng cùng với điệu múa xoang của đồng bào dân tộc thiểu số được lưu giữ đến hôm nay là nhờ các thế hệ trẻ kế cận. Hiện nay các ngành chức năng đang nỗ lực dành mọi nguồn lực đầu tư, tiếp sức cho thế hệ trẻ để bảo tồn tiếng cồng chiêng mãi ngân vang.

Tỉnh Quảng Ngãi: Dự án Nâng cấp, mở rộng cảng cá Tịnh Hòa chậm bàn giao mặt bằng

Tỉnh Quảng Ngãi: Dự án Nâng cấp, mở rộng cảng cá Tịnh Hòa chậm bàn giao mặt bằng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền yêu cầu Sở NN và PTNT, UBND thành phố Quảng Ngãi sớm bàn giao mặt bằng để đẩy nhanh triển khai thi công dự án Nâng cấp, mở rộng khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Tịnh Hòa, TP Quảng Ngãi.

Tỉnh Bình Định: Thành lập thị trấn Cát Khánh, huyện Phù Cát

Tỉnh Bình Định: Thành lập thị trấn Cát Khánh, huyện Phù Cát
Việc thành lập thị trấn Cát Khánh, huyện Phù Cát sẽ tạo điều kiện phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế sẵn có, thu hút đầu tư phát triển của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý của chính quyền các cấp, thuận lợi trong việc xây dựng, phát triển đô thị.

Tỉnh Bình Định: Chính sách bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống

Tỉnh Bình Định: Chính sách bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống
UBND tỉnh Bình Định vừa có Tờ trình HĐND tỉnh về dự thảo Nghị quyết một số chính sách bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định, giai đoạn 2024 – 2028. Đây là chính sách đặc thù dành cho nghệ sĩ ngoài công lập, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống trong giai đoạn mới.

Xây dựng Công viên võ Bình Định để tạo sản phẩm du lịch mới

Xây dựng Công viên võ Bình Định để tạo sản phẩm du lịch mới
UBND TP. Quy Nhơn trình UBND tỉnh Bình Định Đề án cải tạo Công viên Thiếu nhi mở rộng thành Công viên võ Bình Định tại trung tâm TP.Quy Nhơn, để phát huy giá trị văn hoá phi vật thể của võ cổ truyền Bình Định, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đa dạng loại hình sản phẩm phục vụ du lịch.

Nestlé MILO đồng hành cùng Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Olympic và Paralympic Paris 2024

Nestlé MILO đồng hành cùng Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Olympic và Paralympic Paris 2024
Ngày 17/7 tại Hà Nội, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Cục Thể dục Thể thao, Ủy ban Olympic Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ xuất quân Đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) tham dự Olympic Paris 2024. Nestlé Việt Nam và nhãn hàng Nestlé MILO là nhà tài trợ đồng hành cùng Đoàn TTVN tranh tài tại đại hội thể thao lớn nhất hành tinh.
Xem thêm
Đơn vị đạt nhiều thành tích xuất sắc tạo sức hút cho học sinh

Đơn vị đạt nhiều thành tích xuất sắc tạo sức hút cho học sinh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX), huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có 100 thí sinh đăng ký dự thi. Kết quả: 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT; điểm bình quân tốt nghiệp là 6,42, xếp thứ Nhất kh
Nghệ An: Nhiều trường THPT công bố điểm chuẩn vào lớp 10

Nghệ An: Nhiều trường THPT công bố điểm chuẩn vào lớp 10

Ngày 16/7, tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết, sau khi UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu công bố điểm trúng tuyển đợt 1 vào lớp 10 các trường công lập trên đị
Điểm sáng về kết nạp đảng trong học sinh, sinh viên

Điểm sáng về kết nạp đảng trong học sinh, sinh viên

Năm 2021, học sinh lớp 12 đầu tiên của TP Vĩnh Yên vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng là em Trần Ánh Dương ở Trường THPT Vĩnh Yên. Trong 5 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố kết nạp được 71 đảng viên thì có 38 đảng viên là học sinh, sinh viên (HSSV)…
Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc

Tháng bảy nghĩa tình dâng nén hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc
Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình

Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình

Bằng những bài thuốc nam do cha ông truyền lại, Lương y Hà Duy Bồi, xóm Dẹ 2, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nêu tấm gương sáng của một thầy thuốc giàu tình thương, coi việc chữa bệnh cho mọi người là mục đích cao cả nhất, hạnh phúc nhất của c
“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải

“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải

Gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy với công việc; khéo léo trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân. Đó là ấn tượng ban đầu khi được tiếp xúc, trò chuyện với ông Hồ Hữu Hải, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Khối 10, Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ và Chủ
Phiên bản di động