Ngành y tế Hà Nội thực thi nghiêm môi trường không khói thuốc lá

Tin tức 08/02/2025 07:49
![]() |
Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nông Quốc Thành và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng trao Bằng chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia “Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý” cho lãnh đạo UBND TP.Quy Nhơn, UBND xã Nhơn Lý và Vạn đầm Xương Lý. |
Sự kiện này là niềm tự hào, là dịp để cộng đồng tôn vinh di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý, tôn vinh cộng đồng dân cư vùng biển, nhất là các nghệ nhân đã có công đóng góp trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản và nâng cao trách nhiệm trao truyền di sản giữa các thế hệ, thực hành di sản trong đời sống đương đại.
Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là sự kiện trọng đại hàng năm của ngư dân vùng biển Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, loại hình di sản văn hóa phi vật thể luôn được gìn giữ, phát huy, lan tỏa trong cộng đồng ngư dân.
Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý ra đời cùng sự hình thành Trường Lăng - lăng Ông của người Việt thành lập đầu tiên ở Quy Nhơn vào đầu Triều Nguyễn, nằm thuộc địa phận thôn Lý Hòa ngày nay. Sử liệu ghi lại Trường Lăng ra đời muộn nhất là năm 1815. Năm 1839, làng Xương Lý được lập địa bạ chính thức, hương chức làng lựa chọn vị trí mới linh thiêng và tôn nghiêm để tái thiết, xây dựng mới Lăng Ông Nam hải Xương Lý tại triền núi Đơn thuộc thôn Lý Chánh ngày nay và từ Trường Lăng ngư dân tổ chức lễ nghinh thần rước về Lăng Ông Xương Lý mới tái thiết vào năm 1839.
Theo dòng chảy thời gian, làng chài Vũng Nồm - Xương Lý, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có nhiều nét văn hóa đặc trưng vùng biển được diễn ra tại vạn đầm như ở lăng Ông, ở đình làng Xương Lý và các thiết chế truyền thống ở nơi này. Lễ hội có quy mô lớn và gắn liền với dân nghề biển tại địa phương. Hàng năm Lễ hội chính thức được tổ chức trong 3 ngày (9, 10 và 11 tháng Giêng âm lịch) và ngày nay được kéo dài thêm để tổ chức các hoạt động dân gian và biểu diễn nghệ thuật Hát bội, Bài chòi, hội chọi gà dân gian.
![]() |
Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý hằng năm được tổ chức trong 3 ngày (9, 10 và 11 tháng Giêng âm lịch) |
Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý thể hiện đậm nét sự kết nối giữa hiện tại với quá khứ và lan tỏa trong tương lai thể hiện qua các hoạt động, là dịp để người dân hiểu nhiều hơn về vùng đất cảng biển lúc bấy giờ và vai trò của vạn đầm đối với đời sống kinh tế - văn hóa Bình Định bao thế kỷ qua, một thời là trạm dừng chân con đường tơ lụa trên biển, từng tồn tại làng biển ngư dân Chăm, ngày nay vạn chài mang nhiều trầm tích văn hóa và các tầng lớp ngư dân luôn thể hiện trách nhiệm gìn giữ, phát huy.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng cho biết: Với những giá trị văn hóa đặc sắc, Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý, thuộc xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3994 ngày 10/12/2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ sáu của tỉnh Bình Định được vinh danh, là kế tiếp của di sản Võ cổ truyền Bình Định, Hát bội Bình Định, Nghệ thuật Bài chòi Bình Định, Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn (xã Phước Quang, huyện Tuy Phước), Nghề chằm Nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát).
Việc được tôn vinh sẽ nâng cao trách nhiệm và góp phần nâng cao nhận thức về giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý; khẳng định sự tiếp nối, lan tỏa nét đẹp truyền thống trong đời sống tinh thần của cộng đồng địa phương, tôn trọng giá trị di sản tại vùng đất Bình Định, góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa trong tổng thể các giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
![]() |
Các nghệ nhân tham dự Lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý |
Nhằm thực hiện nhiệm vụ mà Luật Di sản văn hóa và hệ thống pháp luật quy định liên quan đến di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý, ông Nguyễn Tự Công Hoàng đề nghị TP Quy Nhơn chủ động phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, với các ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết không gian thiêng của Lễ hội, nhất là khu vực Lăng Ông Nam hải Vạn đầm Xương Lý, bến cá Xương Lý nói riêng, Vạn đầm Xương Lý nói chung bảo đảm tính kế thừa, bảo đảm tiêu chí về môi trường, cảnh quan.
Cùng với đó, thúc đẩy việc lan tỏa, phát huy giá trị Lễ hội, kết nối với các tổ chức, công ty lữ hành du lịch để có kế hoạch phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của các đoàn khách trong nước và quốc tế, gắn kết với phát triển du lịch bền vững. Đề ra phương án, chương trình bảo vệ, phát huy giá trị, kêu gọi sự ủng hộ, kết nối với các địa phương, tổ chức kinh tế có gắn kết với giá trị di sản Lễ hội. Tôn vinh các cá nhân, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý.