Thủ tướng: Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch ngay tại xã, phường

Ngày 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì họp Ban Chỉ đạo để kiểm điểm công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tuần qua, đồng thời đưa ra các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm phù hợp với tình hình trong thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dự họp tại Trụ sở Chính phủ có các thành viên Ban Chỉ đạo; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; các Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 dự tại đầu cầu Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự họp tại đầu cầu các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Kiên Giang có các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố và các ngành, đơn vị liên quan.

Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cuộc họp này nhằm kiểm điểm lại tình hình sau một tuần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch mà Ban Chỉ đạo đã đề ra; đánh giá những kết quả, hạn chế; phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để bổ sung, hoàn thiện. Trong đó cần đánh giá về công tác giám sát, kiểm tra, nhất là của Ban Chỉ đạo các cấp; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; đặc biệt là việc bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân... Qua đó có thêm các giải pháp hiệu quả phòng, chống dịch; kêu gọi, vận động nhân dân tiếp tục nghiêm túc chấp hành các quy định trong phòng, chống dịch...

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, trong tuần qua tỷ lệ mắc mới COVID-19 tại cộng đồng đã giảm so với tuần trước tại một số địa phương có số mắc cao: Đà Nẵng (giảm 60%), Bình Dương (giảm 27%), Long An (giảm 3%); Số ca tử vong trung bình theo ngày trên toàn quốc giảm 30%, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh (giảm 30%), Đồng Nai (50%), Long An (30%), Tiền Giang (70%).

Trong số 23 tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội có 8 địa phương đang kiểm soát tốt dịch bệnh; 12 địa phương đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch; có 3 địa phương cần tiếp tục nỗ lực, triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch để có thể thực hiện được các tiêu chí kiểm soát dịch là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Kiên Giang.

Cũng theo Ban Chỉ đạo, mặc dù công tác phòng, chống dịch có chuyển biến đáng mừng, song vẫn còn những hạn chế như: Một số xã, phường, thị trấn chưa quán triệt quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, nhất là việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Nhận thức chưa đúng về xã, phường, thị trấn là pháo đài, người dân là chiến sỹ; nắm chưa đúng về các nội dung thực hiện tại xã, phường; còn thiếu việc kiểm tra giám sát việc thực hiện tại cơ sở. Việc thực hiện giãn cách ở một số nơi chưa nghiêm, chưa triệt để, nhất là trong thời gian gần đây.

Các Phó Thủ tướng (trước) và thành viên Ban Chỉ đạo tham dự cuộc họp tại điểm cầu Chính phủ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Các Phó Thủ tướng (trước) và thành viên Ban Chỉ đạo tham dự cuộc họp tại điểm cầu Chính phủ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Ngoài ra, việc triển khai thực hiện an sinh xã hội còn chậm so với yêu cầu; việc cung ứng hàng hóa vẫn còn lúng túng hay thay đổi. Một số địa phương nóng vội trong việc mở cửa trở lại, chưa có kế hoạch cụ thể đã triển khai nới lỏng giãn cách. Tốc độ xét nghiệm tại một số địa phương, chậm hơn tốc độ lây lan và không đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Một số các biện pháp chuẩn bị chưa được kỹ lưỡng, thay đổi nhanh, thiếu nhất quán, chưa đánh giá tác động và chưa chuẩn bị truyền thông gây bức xúc trong xã hội, nhất là quy định đi lại của người dân, lưu thông hàng hóa, tạo ra ách tắc cục bộ, chậm được tháo gỡ. Chưa sử dụng triệt để và thống nhất các giải pháp công nghệ, gây bất tiện cho người dân, tập trung đông người.

Tại hội nghị, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Ban Chỉ đạo, các đại biểu đã phát biểu đánh giá về việc thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội; công tác xét nghiệm; công tác vaccine và tiêm chủng; công tác điều trị; đảm bảo an sinh xã hội; đảm bảo an ninh trật tự xã hội; sản xuất và lưu thông hàng hóa; vận động, huy động nguồn lực xã hội... Trong đó nêu các biện pháp, bài học đã tích lũy được trong thời gian qua; kiểm điểm công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong phòng, chống dịch.

Lãnh đạo các địa phương cũng đề xuất, kiến nghị một số vấn đề trong công tác phòng, chống dịch thời gian tới như: Duy trì và tăng cường lực lượng hỗ trợ các xã, phường để đảm bảo an sinh xã hội và y tế ngay tại cơ sở; xem xét, cho phép nới lỏng một số hoạt động và di chuyển của một số đối tượng đảm bảo an toàn; xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung về phòng, chống dịch...

Phát biểu kết luận cuộc họp, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhất là lực lượng trên tuyến đầu chống dịch như quân đội, y tế, công an, các cơ quan truyền thông. Chính phủ biểu dương sự hưởng ứng, chia sẻ và tham gia của các tầng lớp nhân dân, sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là sự chấp hành của người dân trong thực hiện giãn cách xã hội; đồng thời thấu hiểu, chia sẻ sự mất mát về người, về sức khỏe và của cải của nhân dân và doanh nghiệp do dịch bệnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình dịch COVID-19. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình dịch COVID-19. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, những chuyển biến đạt được trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 tuần qua tiếp tục khẳng định việc kiện toàn tổ chức chỉ đạo, chỉ huy mang lại hiệu quả và các biện pháp phòng, chống dịch đề ra là đúng đắn, kịp thời. Trong đó có sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chuyển hướng từ vừa lãnh đạo, chỉ đạo tập trung vừa phân công, phân cấp, phân quyền, lấy xã, phường, thị trấn là pháo đài, người dân là chiến sỹ, là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch, chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng cả nhân dân; triển khai đồng bộ có hiệu quả các biện pháp y tế từ công tác xét nghiệm, điều trị giảm tử vong, tiêm vắc xin, nhất là việc đảm bảo tiếp cận y tế của người dân từ sớm, từ xa, từ cơ sở; đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để ai thiếu ăn thiếu mặc; đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội; quản lý, kêu gọi, tuyên truyền, vận động và huy động mọi người dân tham gia công tác phòng, chống dịch làm sao dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo và dân làm...

Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua; đồng thời đề ra mục tiêu nhanh chóng kiểm soát tình hình, khống chế dịch bệnh, tổ chức sản xuất an toàn, đặc biệt là phải giảm tối đa ca tử vong do dịch COVID-19. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở. Nâng cao vai trò nêu gương, dám nghĩ, dám làm của người đứng đầu trong chỉ đạo tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch. Tuy nhiên phải tránh 2 khuynh hướng: Lơ là, mất cảnh giác khi phòng, chống dịch mới đạt được kết quả ban đầu và khi đã giãn cách trong thời gian dài; chủ quan, nóng vội muốn mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch ngay tại xã, phường, thị trấn; khi thực hiện xã, phường, thị trấn phải thật sự là “pháo đài”; người dân phải thật sự là “chiến sỹ”; người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội; rà soát và đánh giá việc triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP; tiếp tục vận động, huy động các nguồn lực xã hội tham gia đóng góp cho công tác chăm lo an sinh xã hội. Đồng thời, triển khai tốt nhiệm vụ năm học mới, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương. Tăng cường hợp tác công tư trong phòng, chống dịch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ cũng nhắc nhở các địa phương đảm bảo an dân, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nhất là tại các địa phương thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và các địa bàn khu công nghiệp, chế xuất, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Thường xuyên nắm bắt tình hình nhân dân, kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của nhân dân. Tiếp tục truyền thông để “Dân biết – Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm”. “Phòng dịch là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; chống dịch phải quyết liệt, dứt điểm. Phòng dịch tốt thì không phải chống dịch. Một đồng phòng dịch hiệu quả, thì không mất hàng triệu đồng cho chống dịch, nhất là sự mất mát về tinh thần và tính mạng của người dân”, Thủ tướng khẳng định.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch. Chính thức công bố và triển khai các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong phòng, chống dịch COVID-19; kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu hiện có đảm bảo một ứng dụng thuận tiện cho người dân.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương khi ban hành theo thẩm quyền các quy định về phòng, chống dịch, nhất là vấn đề đi lại của người dân, giao thông, lưu thông hàng hóa, cần cân nhắc kỹ lưỡng cách làm, thời điểm thực hiện, đánh giá tác động, chuẩn bị truyền thông… phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn. Trường hợp cần thiết báo cáo xin ý kiến Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp trên trực tiếp.

Các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục tăng cường hơn nữa tinh thần đoàn kết, thống nhất, lắng nghe, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể để thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng, huy động tối đa các nguồn lực, nguồn lực bên trong là cơ bản, quyết định, lâu dài, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá để nhanh chóng kiểm soát tốt dịch bệnh, đưa đất nước sớm trở về trạng thái bình thường mới, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, xã hội”.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, toàn diện, dựa trên thực tiễn để có các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh để khôi phục và phát triển kinh tế. Theo đó, giao Bộ Y tế sớm hoàn thiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch trong tình hình mới, tập trung vào vaccine, xét nghiệm và điều trị; nâng cao năng lực hệ thống đáp ứng, trở lại trạng thái bình thường mới vào năm 2022. Đồng thời, chủ trì xây dựng hướng dẫn triển khai các biện pháp nới lỏng và khôi phục các hoạt động theo nguyên tắc mở cửa có lộ trình, từng bước có kiểm soát và liên tục đánh giá để kịp thời điều chỉnh phù hợp, dựa trên nguyên tắc “sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”.

Theo TTXVN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026, đối với ông Hoàng Xuân Tân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Ngày 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Sáng 26/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Chính phủ bỏ quy định Cảnh sát giao thông được trích lại 70% tiền xử phạt

Chính phủ bỏ quy định Cảnh sát giao thông được trích lại 70% tiền xử phạt

Chính phủ bỏ đề xuất lực lượng Cảnh sát giao thông được trích tối thiểu 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm nhân sự mới

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm nhân sự mới

Chiều 25/3, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Tin khác

Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang

Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang
Sáng 24/3, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Dự hội nghị có: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương, tỉnh Tiền Giang và các địa phương, đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở biển Đông

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở biển Đông
Liên quan đến các yêu sách ở biển Đông trái luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, lập trường của Việt Nam luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần. Theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách này.

Vụ tấn công tại Moskva, Nga: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt

Vụ tấn công tại Moskva, Nga: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt
Ngay sau khi nhận được tin về vụ tấn công, Đại sứ quán đã triển khai ngay công tác bảo hộ công dân, cử người đến hiện trường và từ đêm cho đến 5h ngày 23/3 đã giải cứu được 12 người Việt, đưa họ về nhà an toàn.

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê chuẩn kết quả bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả
Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/1/2022...

Công tác nhân sự của Đảng: Vun gốc để tránh lụi cành

Công tác nhân sự của Đảng: Vun gốc để tránh lụi cành
Theo quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nếu cán bộ là “cái gốc của mọi công việc” thì đối với từng cán bộ, phẩm chất tài, đức phải song hành, trong đó “đức phải là cái gốc”. Muốn cành, lá không bị sâu, bệnh thì cái “gốc đạo đức” phải được vun xới không ngừng nghỉ.

Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng
Sáng ngày 21/3/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ để thực hiện các nội dung:

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước
Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 21/3/2024 cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ
Ngày 20/3/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026; xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Hoàng Thị Thuý Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Lời cam kết của Chủ tịch tỉnh và cơ hội mở rộng hợp tác sang thị trường tỷ dân

Lời cam kết của Chủ tịch tỉnh và cơ hội mở rộng hợp tác sang thị trường tỷ dân
“Với phương châm mến khách, thấu hiểu đối tác, mong muốn hợp tác, phát triển bền vững, Sóc Trăng luôn chào đón, cam kết sát cánh và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trên địa bàn tỉnh”, Chủ tịch Sóc Trăng Trần Văn Lâu cam kết.

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 19/3/2024 bổ nhiệm lại ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bế mạc phiên họp thứ 31: Quốc hội xem xét, quyết định 5 nhóm vấn đề lớn

Bế mạc phiên họp thứ 31: Quốc hội xem xét, quyết định 5 nhóm vấn đề lớn
Chiều 19/3, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 31, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sau 3,5 ngày họp tập trung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên họp thường kỳ tháng 3; đồng thời cho ý kiến, xem xét, quyết định 5 nhóm vấn đề lớn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga
Nhân dịp ông Vladimir Putin được bầu lại làm Tổng thống Liên bang Nga, thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Thư chúc mừng Tổng thống Vladimir Putin.

12 trực thăng sẽ xuất hiện trong Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

12 trực thăng sẽ xuất hiện trong Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Bộ Quốc phòng vừa phê duyệt Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát

Tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát
Ban Dân nguyện kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương có giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả hàng hóa thị trường... tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát, tăng giá các mặt hàng trên thị trường.
Xem thêm
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh,
Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới

Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới

Một tin rất vui với cán bộ, hội viên NCT tỉnh Bắc Ninh và cả nước: Ngày 29/2/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã kí ban hành 2 văn bản quan trọng
Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Ngày 20/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:
Phiên bản di động