Thị trường bất động sản Hà Nội trước chu kỳ khủng hoảng

Trong ba thập kỷ gần đây, cứ 10 năm một lần, nền kinh tế Việt Nam lại trải qua một cuộc khủng hoảng, như vào năm 1999, 2009.

Thị trường bất động sản Hà Nội trước chu kỳ khủng hoảng
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Năm 2019 sẽ rơi vào đúng chu kỳ 10 năm khủng hoảng của thị trường bất động sản. Theo quan sát của nhiều chuyên gia, mặc dù chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy chu kỳ đáng lo ngại này lặp lại nhưng những cơn sốt đất và bất cập trong quản lý như thời gian qua ở các thành phố lớn vẫn là một dấu hiệu nguy hiểm cho sự ổn định của thị trường.

Đặc biệt, với Hà Nội, thị trường bất động sản đầu năm 2009 đã trải qua một cơn “địa chấn” sau sự kiện Thủ đô mở rộng địa giới hành chính. Vậy từ đó đến nay, thị trường đã phát triển như thế nào?

Ngay từ bây giờ, việc đi tìm những dấu hiệu của chu kỳ khủng hoảng là hết sức cần thiết để có những liệu pháp phù hợp nhằm điều chỉnh, dẫn dắt thị trường trong một thế cân bằng mới, ổn định và phát triển hơn.

Từ tăng trưởng nóng...

Giới địa ốc hẳn còn nhớ đầu năm 2009, cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ, nhiều nhà đầu tư đã quay cuồng trong cơn sốt đất trên địa bàn Hà Nội.

Dọc những tuyến đường đã, đang hình thành và mở rộng như Quốc lộ 6 (đường Hà Nội đi Hòa Bình), Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32 (Hà Nội đi Sơn Tây)... đến những tuyến đường vẫn còn nằm trên giấy như đường 70 từ Nhổn đi Hà Đông, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài... được giới đầu tư săn lùng mỗi ngày.

Có những khu đô thị được điểm danh nhiều lần và được coi là "hàng nóng" như liền kề Geleximco Lê Trọng Tấn, HUD Vân Canh, Vườn Cam, Nam An Khánh, Splendora Bắc An Khánh...

Chỉ trong một năm, giá đất nhiều nơi từ 15-20 triệu đồng/m2 đã tăng lên 140 triệu đồng/m2 dù dự án chưa xây dựng hạ tầng, mới giải phóng mặt bằng. Tại khu vực phía Tây, dù hạ tầng hạn chế hơn nhưng Mê Linh cũng được coi là "mật ngọt" của nhiều nhà đầu tư.

Thời điểm đó, những dự án giao dịch sôi động nhất phải kể đến như Khu đô thị Minh Giang-Đầm Và, Hà Phong, Cienco 5, AIC, Chi Đông, VIT Tiền Phong... và đều được bán dưới dạng hợp đồng góp vốn. Sau 10 năm, có những dự án còn chưa giải phóng mặt bằng nhưng nhiều nhà đầu tư đã nộp 70-80% giá trị các lô đất nền liền kề, biệt thự.

Trong cơn sốt đất 2009-2010, khoản tiền chênh thậm chí còn lớn hơn số tiền ghi trong hợp đồng. Tại khu Splendora Bắc An Khánh, có căn biệt thự 450m2 khi dự án mới làm hạ tầng có giá 11,5 tỷ nhưng sau đó, khoản tiền chênh lên đến 21 tỷ đồng...

... đến điều chỉnh cân bằng

Đến giai đoạn 2011-2013, đầu tư kinh doanh bất động sản được coi là lĩnh vực phi sản xuất, các ngân hàng đã siết chặt nguồn vốn khiến thị trường rơi ngay vào tình trạng trầm lắng, thậm chí "đóng băng." Giá nhà ở sụt giảm ở hầu hết các phân khúc, lượng giao dịch thành công giảm mạnh, tồn kho tăng cao, cơ cấu hàng hóa mất cân đối, lệch pha cung cầu...

Vào thời điểm ấy, xác định được các nguyên nhân dẫn đến tính trạng "ngủ quên" của những khu vực rất tiềm năng và động lực này, Chính phủ đã đề ra các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản bằng nhiều công cụ được đánh giá là phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Hiệu quả đem lại rất nhanh chóng, trên sàn chứng khoán, các mã bất động sản đổi từ đỏ sang xanh trong nhiều phiên giao dịch. Từ nửa cuối năm 2013, trong giai đoạn 2014-2016 và sáu tháng đầu năm 2017, thị trường tiếp tục đà phục hồi tích cực và lấy lại niềm tin cho các nhà đầu tư và hướng đến giải quyết nhu cầu ở thực sự của người dân.

Lượng giao dịch tăng ổn định chủ yếu tại phân khúc căn hộ có diện tích vừa và nhỏ, các dự án đã hoàn thành, có đầy đủ các công trình hạ tầng. Điều đáng chú ý là phần lớn người mua nhà để ở, lượng mua đầu cơ giảm đáng kể, cơ cấu hàng hóa được điều chỉnh hợp lý hơn.

Thị trường bất động sản Hà Nội trước chu kỳ khủng hoảng
Những khu nhà tại quận Hà Đông. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Riêng ở Hà Nội, có tới 60 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội; gần 90 dự án điều chỉnh cơ cấu căn hộ với diện tích nhỏ từ 50-70m2, giá dưới 2 tỷ đồng/căn cho phù hợp hơn với nhu cầu thị trường. Một số chương trình, dự án phát triển nhà ở xã hội có quy mô lớn đã được các doanh nghiệp triển khai, góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp đô thị.

Mặt bằng giá cả nhà ở tương đối ổn định; một số dự án tại các khu vực hạ tầng đồng bộ, triển khai đúng tiến độ giá chào bán tăng nhẹ từ 2-5%; tồn kho bất động sản liên tục giảm qua từng tháng, quý cùng với “vòng kim cô” của các nhà băng dần được nới lỏng hơn.

Thị trường sẽ không có biến động lớn

Theo ý kiến các chuyên gia, các thị trường tài chính, bất động sản có mối quan hệ liên thông đặc biệt. Thị trường bất động sản có thể rơi vào tình trạng “bong bóng” nếu tín dụng tiếp tục được đổ vào mà không có sự kiểm soát nghiêm ngặt. Dấu hiệu có “bong bóng” là khi giá bất động sản tăng 100% trong vòng một năm.

Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam Dương Thùy Dung cho biết thị trường nhà ở đang đứng trước thách thức rất lớn do giá đất ngày càng tăng cao. Cơn sốt đất khiến cho các chủ đầu tư mới ngày càng khó gia nhập thị trường hơn. Bà Dung cho hay lượng giao dịch trên thị trường bắt đầu có dấu hiệu giảm tốc trong những tháng đầu năm 2018. Nếu giao dịch và thị trường đầu tư tiếp tục sụt giảm đến cuối năm nay thì có thể xảy ra phản ứng tiêu cực.

Dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân của các đợt sốt đất hiện nay là do thông tin về thị trường chưa đầy đủ và thiếu thống nhất, từ các cơ quan quản lý đến những đơn vị nghiên cứu. Việc thiếu thông tin chính là kẽ hở để các nhà đầu tư thu gom nhà, đất nhằm mục đích đầu cơ. Thực tế này đã góp phần đẩy giá lên cao hơn nhiều so với nhu cầu thực của người dân, khiến những người có thu nhập thấp khó mua nhà để ở.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng mặc dù năm 2019 sẽ rơi vào đúng chu kỳ 10 năm khủng hoảng nhưng điều này sẽ khó có thể xảy ra trong bối cảnh hiện nay, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ sở lớn nhất cho nhận định này chính là mức độ thanh khoản hiện tại vẫn tương đối tốt. Giao dịch ở một số phân khúc có phần giảm nhưng không nhiều. Cùng với đó, nhiều địa phương đã thực thi các giải pháp chống đầu cơ, “bơm, thổi” giá nhà đất.

Mặt khác, các ý kiến còn cho thấy thị trường đang chững lại là do một số nguyên nhân tác động đến tâm lý người mua như cháy nổ chung cư, pháp lý dự án, đất công... Hơn nữa, tăng trưởng tín dụng hiện không phải con số cao so với mục tiêu đạt được của năm.

Vẫn nhiều bất cập trong quản lý

Đánh giá về lộ trình phát triển của thị trường bất động sản Hà Nội hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VnREA) cho rằng, thị trường này đã được Chính phủ điều tiết khá hiệu quả, song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Ông Nam dẫn chứng thị trường Hà Nội phát triển thiếu quy hoạch, không có kế hoạch cấp phép đầu tư, chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế. Hiện vẫn thiếu nhiều căn hộ diện tích nhỏ, giá trung bình và nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu thực của người dân và có xu hướng tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp.

Cùng nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nhấn mạnh thời gian qua, thị trường bất động sản Hà Nội đã bộc lộ không ít những hạn chế, phát triển thiếu lành mạnh và không ổn định. Có nhiều dự án được cấp phép không căn cứ vào quy hoạch phát triển đô thị, không phù hợp với nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường. Nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực và kinh nghiệm cũng tham gia đầu tư bất động sản, dẫn đến tình trạng lệch pha cung-cầu, hàng tồn kho lớn khiến nhiều doanh nghiệp phải dừng triển khai dự án, có doanh nghiệp phá sản.

Từ phân tích những đặc điểm của thị trường, các chuyên gia đưa ra ba giải pháp để Hà Nội khắc phục được những tồn tại trong thời gian tới như hạn chế phát triển các khu nhà ở mới trong các quận nội thành. Phát triển đô thị theo hướng xây dựng các đô thị hạt nhân với quy mô đủ lớn từ 500-600ha trở lên với quy hoạch hiện đại, thông minh (Smart City). Đồng thời, lựa chọn chủ đầu tư có tiềm lực về tài chính, có kinh nghiệm phát triển đô thị.

Các chuyên gia dự báo, từ nay đến năm 2020, thị trường bất động sản sẽ có sự tái cấu trúc mạnh mẽ. Có ý kiến cho rằng thị trường đang có niềm tin rất tốt và những diễn biến này có thể kéo dài ít nhất trong vài năm nữa.

Tuy nhiên, lời khuyến cáo được đưa ra là, mỗi nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường cần đưa ra cho mình những nguyên tắc nhất định, không nên đầu tư theo kiểu phong trào. Điều này trước hết là để tránh rủi ro cho chính nhà đầu tư, đồng thời cũng đảm bảo cho thị trường tăng trưởng cơ bản ổn định, không có biến động lớn./.

VIETNAM+

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Sơ tán học sinh do sạt lở núi đe dọa trường học

Thanh Hóa: Sơ tán học sinh do sạt lở núi đe dọa trường học

UBND huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa quyết định sơ tán hơn 260 học sinh Trường THCS Lâm Phú đến nơi khác do sạt lở núi đe dọa an toàn tính mạng của thầy và trò nhà trường.
Hà Tĩnh: Mưa lớn khiến nhiều nơi bị ngập, học sinh phải nghỉ học

Hà Tĩnh: Mưa lớn khiến nhiều nơi bị ngập, học sinh phải nghỉ học

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục có mưa lớn, khiến nhiều tuyến đường, cầu cống bị ngập cục bộ; nhiều cơ sở giáo dục phải cho học sinh nghỉ học.
Quảng Ninh: Triệu tập người phao tin nhảm bên trong bụng cá song câu được có bàn tay người

Quảng Ninh: Triệu tập người phao tin nhảm bên trong bụng cá song câu được có bàn tay người

Tại cơ quan Công an, hai phụ nữ thừa nhận hành vi của mình là vi phạm; nội dung thông tin đăng tải là xuyên tạc, không có căn cứ nhằm mục đích giật tít, “câu” like, tăng tương tác cho tài khoản facebook của mình.
Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
Hơn 800 hộ gia đình ở Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ làm nhà năm 2024

Hơn 800 hộ gia đình ở Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ làm nhà năm 2024

Hơn 800 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình chính sách trên địa bàn Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ làm nhà ở trong năm 2024.

Tin khác

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão. Trong đó, các đối tượng được quan tâm là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.

Đại hội thi đua yêu nước Cựu chiến binh gương mẫu tỉnh Bình Định lần thứ VII

Đại hội thi đua yêu nước Cựu chiến binh gương mẫu tỉnh Bình Định lần thứ VII
Ngày 19/9, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã diễn ra Đại hội thi đua yêu nước cựu chiến binh gương mẫu tỉnh Bình Định lần thứ VII, giai đoạn 2024 – 2029.

Đề xuất công bố tình huống khẩn cấp với ngôi trường đang xây ở Thanh Hóa do sạt lở

Đề xuất công bố tình huống khẩn cấp với ngôi trường đang xây ở Thanh Hóa do sạt lở
Mưa lớn kéo dài làm khối lượng đất, đá đổ ập vào công trình nhà lớp học đang thi công tại Trường THCS Lâm Phú, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, khiến hơn 200 học sinh có nguy cơ phải đi học nhờ.

Đầu giờ chiều nay (19/9), bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Đầu giờ chiều nay (19/9), bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị
Dự báo, đầu giờ chiều nay (19/9), khoảng 13-15h hoàn lưu bão số 4 sẽ đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị, vùng gần tâm bão đi qua gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên
Vừa qua, Nestlé Việt Nam tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.

Phú Yên: Phát triển các ngành công nghiệp động lực và dịch vụ - đô thị, logistics

Phú Yên: Phát triển các ngành công nghiệp động lực và dịch vụ - đô thị, logistics
Ngày 16/9/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 990, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bình Định: Thành lập Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân

Bình Định: Thành lập Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân
Bình Định thành lập Cụm công nghiệp (CCN) Bùi Thị Xuân phần mở rộng có vốn đầu tư hơn 85 tỷ đồng để phục vụ việc di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang hoạt động sản xuất trong CCN Quang Trung và CCN Nhơn Bình thuộc TP Quy Nhơn.

Bình Định lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích quốc gia Trường Lũy

Bình Định lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích quốc gia Trường Lũy
Phó Chủ UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang vừa ký Văn bản số 6532 đồng ý cho chủ trương lập hồ sơ trích ngang di tích Trường Luỹ Bình Định trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho chủ trương lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích quốc gia.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thanh Hóa chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công điện số 21 về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9: "Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!"

Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9: "Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!"
Đây là thông điệp của Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm nay do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao
Nhiều người dân, bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại khoa Quốc tế của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tỏ ra vô cùng hài lòng và thích thú khi được trải nghiệm các dịch vụ tại đây.

Tỉnh Tiền Giang: Trao quà cho 100 học sinh khuyết tật vượt khó

Tỉnh Tiền Giang: Trao quà cho 100 học sinh khuyết tật vượt khó
Ngày 16/9, Ủy ban Mặt trận MTTQ Việt Nam tỉnh Tiền Giang tổ chức chương trình trao quà cho học sinh khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn tiêu biểu vượt khó. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Chí Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tiền Giang, cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể tỉnh.

Tỉnh Tiền Giang: Tiếp nhận hơn 1,7 tỷ đồng ủng hộ đồng bào phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3

Tỉnh Tiền Giang: Tiếp nhận hơn 1,7 tỷ đồng ủng hộ đồng bào phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3
Ngày16/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tiền Giang tiếp nhận các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hai do cơn bão số 3 gây ra. Dự buổi tiếp nhận có ông Nguyễn Chí Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tiền Giang.

Đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão

Đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão
Để chủ động phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ cũng như các tai nạn khác do điện gây ra, đặc biệt trong mùa mưa bão. Công ty Điện lực Bến Tre phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và đoàn thể trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn điện đến người dân, khách hàng.
Xem thêm
Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học

20 năm qua, dù sống ở xa quê, nhưng ông Nguyễn Tá Huyên, 60 tuổi, luôn đồng hành với xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên vùng khó của huyện Nghi Lộc(Nghệ An), nhiều năm qua với sự nhiệt huyết, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã từng bước vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt
Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn
Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, tro
Phiên bản di động