Bí thư Chi bộ cao tuổi lập nhiều thành tích xuất sắc

Tuổi cao gương sáng 10/06/2021 08:59
Tổ bán báo xa mẹ
Người sáng lập, phát triển mái ấm tình thương này là vợ chồng bà Vũ Ngọc Oanh và ông Vũ Tiến. Khi đó, bà Oanh là giáo viên cấp II ở Hà Nội. Ông Tiến - chồng bà Oanh là bộ đội (sau này, ông chuyển sang ngành công an).
Năm 1988, con trai cả của bà Oanh, ông Tiến vào đại học, con trai út học cấp ba. Đồng lương thấp, không đủ để nuôi con ăn học nên ông bà thuê một căn nhà ở 65 phố Quán Sứ (Hà Nội) để mở quán bia, lấy thêm thu thập cải thiện cho gia đình.
Quán bia được đặt tên là Hoa Phượng. Địa điểm là nơi tập trung rất đông người lang thang, không nơi nương tựa. Thấy quán ăn, nhiều người lần mò đến xin. Bà Oanh hay mua bánh mì cho mỗi người một chiếc. Người nọ rỉ tai người kia, dần dần lượng trẻ ăn xin kéo đến quán càng ngày càng đông.
Buổi tối, bà bảo nhân viên nấu một nồi cơm khoảng 2 -3 kg gạo. Sau đó, gom những thức ăn còn thừa, chưa bán hết rồi xào xáo lại, bày thành mâm cho chúng ăn.
![]() |
Vợ chồng ông bà Tiến - Oanh. |
Một lần, vài đứa trẻ xin ông Tiến, bà Oanh cho chúng được ở lại quán, làm phục vụ để đỡ phải đi lang thang. Tuy nhiên, hai ông bà không đồng ý. Mãi sau, ông Tiến bàn với vợ, thay vì để các cháu phải sống lang thang, vợ chồng ông cho các cháu một nơi ăn chốn ở và một công việc phù hợp với độ tuổi của mình là bán báo.
Năm 1989, “Tổ bán báo xa mẹ” ra đời. Mọi vốn liếng do vợ chồng ông, bà bỏ ra mua báo và giao cho từng em đi bán. Tiền bán báo sau mỗi buổi được chuyển trả lại tổ để tái sản xuất và phục vụ sinh hoạt hằng ngày của các em.
Những ngày đầu mới hình thành, “Tổ bán báo xa mẹ” có khoảng 20 trẻ bụi đời tham gia. Tất cả đều ở độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi. Sau đó, lượng trẻ em lang thang tìm đến, xin gia nhập tổ bán báo mỗi ngày một đông. Có thời điểm lên đến hàng trăm trẻ. Nhiều trẻ đã coi “Tổ bán báo xa mẹ” như mái nhà thứ hai của mình.
Người chở những giấc mơ
Sau một thời gian, ông Tiến bà Oanh nhận thấy việc để các cháu phải ra ngoài kiếm sống từ sớm không tốt nên đã quyết định đổi “Tổ bán báo xa mẹ” thành “Gia đình trẻ em mồ côi xa mẹ”.
Các cháu bán báo được đưa về số nhà 13 Ngô Văn Sở nuôi dưỡng, cho đi học. Bản thân là một nhà giáo, bà Oanh nhận thấy, những đứa trẻ muốn có tương lai thì phải có một nền tảng giáo dục tốt. Việc để chúng lang thang bên ngoài, dễ nảy sinh tật xấu ăn cắp, ăn trộm…
Sau này, vợ chồng bà Oanh còn mở các lớp học tình thương, dạy văn hóa, dạy hát cho trẻ em nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó phải kể đến lớp học dành cho con em gia đình nghèo ở Phúc Xá, Phúc Tân, bãi giữa sông Hồng (quận Long Biên).
Tuy nhiên, nhiều biến cố xảy ra, bà chuyển về dạy ở nhà. Ngoài việc thuê xe đưa đón, cấp phát tiền ăn, sách vở, giấy bút, vợ chồng bà Oanh còn phát quần áo, giầy dép và các đồ dùng sinh hoạt cá nhân để các cháu có điều kiện học tập.
Lớp học đặc biệt này thường xuyên có khoảng 30 học sinh, học theo chương trình xóa mù chữ quốc gia. Được duy trì liên tục từ năm 1998 - 2008. Khi tuổi tác ngày càng cao, bà đành ngưng hoạt động lớp tình thương
Khi được hỏi về lí do ông bà mở lòng cưu mang, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đáng thương, ông Tiến nói, giọng nghèn nghẹn: “Lí do duy nhất khiến tôi làm như vậy, bởi tôi cũng từng là đứa trẻ lang thang, bị chối bỏ”.
Ông sinh ra trong gia đình khá giả, có truyền thống học hành nhưng năm ông lên 7 tuổi, bố đột ngột qua đời, một mình mẹ ông nuôi con. Thay vì giáo dục, uốn nắn con bằng tình thương, mẹ ông dùng đòn roi và những câu mắng chửi nặng nề để trách mắng.
Một lần, ông trót lấy tiền của mẹ đi ăn quà vặt. Mẹ ông kiên quyết đưa con ra công an, muốn gửi ông đi trại giáo dưỡng. Vị công an từ chối tiếp nhận: “Nếu cháu hư đến mức phải đi cải tạo, chị có giữ tôi cũng bắt nhưng việc này chưa đến mức đó”.
Năm lớp 5, ông Tiến bị đuổi học. Ông giận mẹ, bỏ đi bụi đời, lên tận Lào Cai, Yên Bái làm đủ nghề mưu sinh. Vài năm sau, ông quay về nhà nhưng mẹ con có khoảng cách lớn, khó có thể lấp đầy. Ông xin đi học tiếp nhưng không được nhận vì quá tuổi, xin đi làm thì chưa đủ tuổi.
Năm 1961, vốn có giọng hát trời phú, ông Tiến thi vào đoàn văn nghệ của quân đội nhưng không trúng tuyển. Vị trưởng đoàn thấy chàng thanh niên nhỏ thó, đen đúa liền gọi vào hỏi han. Khi nghe ông Tiến kể về hoàn cảnh của mình, người này đã đồng ý tiếp nhận.
Chính vì quá khứ như vậy khiến ông đồng cảm nhiều hơn với những đứa trẻ lang thang. Ông Tiến bày tỏ, mục đích của “Nhà nuôi dạy trẻ mồ côi xa mẹ” là thay đổi số phận cho những đứa trẻ mồ côi, bụi đời vươn lên thành người lương thiện, có ích cho xã hội”.