Phục hồi điều tra vụ Công ty TNHH Vietmark bị tố "lừa đảo" người dân
Tin pháp luật 03/05/2021 08:21
Trước đó, Báo (nay là Tạp chí) Người cao tuổi, Tạp chí Ngày mới online đã có một số bài phản ánh việc Công ty TNHH Vietmark bị người dân tố việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xâm nhập gia cư bất hợp pháp nhiều lần, thách thức cơ quan pháp luật, trộm cắp nhiều tài sản của người dân thậm chí còn trộm cắp cả công tơ điện của cơ quan Nhà nước. Sự việc trải qua nhiều tháng nhưng không được giải quyết triệt để. Khi cơ quan Công an huyện Hoài Đức cho rằng, việc trộm cắp tài sản của người dân thì chờ Công ty TNHH Vietmark cung cấp các hóa đơn lấy đi tài sản của người dân. Người dân cho rằng đó là lý do phi lý, khi “bắt kẻ ăn trộm chứng minh tài sản trộm cắp”. Và có dấu hiệu bao che tội phạm liên quan đến vụ việc.
Công an huyện Hoài Đức ra Quyết định khôi phục điều tra vụ người dân khiếu tố Công ty bất động sản hủy hoại tài sản, trộm cắp tài sản, thách thức các cơ quan chức năng nhưng qua một thời gian dài vẫn chưa bị xử lý |
Đến ngày 23/4/2021, Công an huyện Hoài Đức ra Quyết định số 38 về việc phù hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm. Theo căn cứ ngày 23/4/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hoài Đức nhận được Công văn số 2503/2021- VM ngày 25/3/2021 của Công ty TNHH Vietmark phúc đáp trả lời công văn của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hoài Đức kèm theo các giấy tờ có liên quan. Và Căn cứ Điều 36 và điều 149 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Người dân bức xúc việc nhân viên Công ty TNHH Vietmark xâm nhập gia cư bất hợp pháp sau đó trộm cắp 6 bộ cánh cửa inox và nhôm kính, lấy đi nhiều tài sản giá trị, sơn bẩn xúc phạm danh dự của người dân dù trước đó Công an đã lập biên bản ngăn chặn |
Công an huyện Hoài Đức đã Quyết định phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm số 52 ngày 20/4/2020 của Cơ quan CSĐT Công an huyện Hoài Đức đối với tố giác về tội phạm của ông P.V.S, trú tại La Phù, Hoài Đức, Hà Nội. Đã tố giác Công ty TNHH Vietmark có hành vi trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày 23/11/2019 một số đối tượng có hành vi “xâm phạm chỗ ở” của ông S ở La Phù, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội. Quyết định này được gửi đến Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hoài Đức. Quyết định được ký bởi Thượng tá Nguyễn Ngọc Mẽ, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hoài Đức.
Người dân bức xúc việc bất chấp pháp luật, thách thức cơ quan chức năng của Công ty TNHH Vietmark |
Trước đó, ngày 23/11/2019, một nhóm người của Công ty TNHH Vietmark, có bà Phạm Thị Thu Trang, Giám đốc Công ty, ông Phạm Công Quyết (em trai, xưng là phó giám đốc) cùng một nhân viên đến đòi tiền người dân nhưng không chứng minh được là căn cứ nào mà mang tính chất côn đồ với người dân.
Người dân cho rằng, mặc dù Công an huyện Hoài Đức lập biên bản nhiều lần với người Công ty TNHH Vietmark xâm phạm gia cư của người dân nhưng Công ty này vẫn bất chấp |
Trước những hành động côn đồ, đe dọa của phía Công ty này thì người dân đã cầu cứu cơ quan chức năng. Tuy nhiên khi lực lượng chức năng đến thì ông Phạm Công Quyết vẫn thách thức cơ quan chức năng, người dân. Tại trụ sở thì Công an huyện Hoài Đức đã lập biên bản ngăn chặn yêu cầu các bên giữ nguyên hiện trạng để xem xét xét giải quyết. Thế nhưng đến ngày 25/11/2019, khi người dân đi vắng thì nhóm người Công ty đã phá cửa khóa nhà người dân và trộm cắp tài sản. Ngay sau đó Công an huyện Hoài Đức đã lập biên bản lần 2 nhóm người xâm phạm gia cư bất hợp pháp.
Người dân kiến nghị về hành vi côn đồ của một số cán bộ, nhân viên Công ty TNHH Vietmark đã được phản ánh nhiều lần tới Công an, nhưng không bị xử lý khiến Công ty này càng ngông cuồng đập phá, hủy hoại tài sản và trộm đi nhiều bộ cánh cửa của người dân. |
Chiều 29/11/2019, tại trụ sở Công an xã La Phù, có sự chứng kiến của Công an xã thì bà Phạm Thị Thu Trang và ông Phạm Công Quyết vẫn đập điện thoại của người dân và cho rằng Công ty thích thu bao nhiêu tiền thì thu, thậm chí là lãi hàng hàng nghìn % thì đây là quy định của Công ty. Và đến ngày 30/11/2019, lợi dụng lúc người dân đi khỏi nhà thì nhóm người của Công ty đã đến trộm cắp tổng 6 bộ cánh cửa của người dân, đập phá nhà cửa, cắt đường dây mạng internet, lấy cả công tơ điện Nhà nước và sơn bậy lên nhà người dân. Khiến người dân rất bức xúc và cho rằng việc Công ty này rất bất chấp pháp luật thế nhưng cơ quan chức năng huyện Hoài Đức không đảm bảo việc “phòng ngừa tội phạm”, khiến nhà cửa người dân bị đập phá và hủy hoại, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Thậm chí có dấu hiệu bao che tội phạm khi để vụ việc kéo dài lâu và người dân sau đó lại còn bị hành hung từ người thuộc Công ty này.
Mặc dù cán bộ điều tra lập biên bản nhiều lần, làm việc nhiều lần với Công ty, nhưng sau đó nhà người dân vẫn bị đập phá, dân vẫn bị hành hung. Người dân cho rằng có dấu hiệu "bảo kê" tội phạm trong vụ việc, khiến vụ việc bị kéo dài và người dân nhiều lần bị nguy hiểm |
Nhận định về vụ việc, Luật sư Lê Bá Châu, Đoàn luật sư TP. Hải Phòng cho rằng, nếu tài sản bị trộm cắp thì cần thành lập Hội đồng thẩm định giá theo quy định chứ không thể chờ Công ty TNHH Vietmark gửi hóa đơn tài sản và khởi tố các đối tượng vi phạm. Trong vụ việc này có nhiều dấu hiệu phạm tội với một số cá nhân. Các dấu hiệu phạm tội như tội trộm cắp tài sản, tội hủy hoại tài sản, tội trốn thuế…
Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Khung hình phạt của tội trộm cắp tài sản được quy định là phạt tù từ 7 đến 15 năm khi phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc trường hợp Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, kèm theo đó là phạt hành hành chính.
Còn tội hủy hoại tài sản thì tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì nếu phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Tổng hình phạt của các tội này có thể lên tới hàng chục năm tù. Có thể sẽ bị áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự là; áp dụng pháp luật trong trường có sự đan xen giữa tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội có tổ chức” và tình tiết “Phạm tội nhiều lần”.
Người dân bức xúc việc nhóm người Công ty TNHH Vietmark trộm cắp nhiều tài sản, cắt đứt đường dây Internet, trộm cả Công tơ điện của Nhà nước nhưng qua thời gian dài không bị xử lý |
Khoản 3 Điều 20 Bộ luật Hình sự quy định: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”.
Gia đình người dân bức xúc việc trộm cắp 6 bộ cánh cửa cùng việc hủy hoại nhiều tài sản khác của nhân viên Công ty TNHH Vietmark |
Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao đã hướng dẫn về các dạng biểu hiện của sự câu kết chặt chẽ để coi trường hợp phạm tội cụ thể nào đó là phạm tội có tổ chức như sau:
“a) Những người đồng phạm đã tham gia vào một tổ chức phạm tội như: đảng phái, đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp... có những tên chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất nhau cùng hoạt động phạm tội...
b) Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước...
c) Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm...”