Phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030: Giảm bội chi, tăng dự trữ quốc gia

Xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia....
Phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030: Giảm bội chi, tăng dự trữ quốc gia
Giảm dần bội chi ngân sách nhà nước; quản lý nợ công chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022 phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030.

Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của Chiến lược là đảm bảo nguồn lực tài chính ngân sách góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng. Cụ thể, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân không thấp hơn 16% GDP và giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 16 -17% GDP. Trong đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 13 - 14% GDP và giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 14 - 15% GDP.

Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước đến năm 2025 khoảng 85 - 86%, đến năm 2030 khoảng 86 - 87%.

Quản lý chi ngân sách nhà nước hiệu quả; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững; ưu tiên chi đầu tư phát triển và đảm bảo nguồn lực cho chi trả nợ, tăng cường nguồn lực ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia, tăng chi đầu tư phát triển con người và bảo đảm an sinh xã hội.

Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước bình quân khoảng 62 - 63%, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước bình quân khoảng 28%. Trong tổ chức thực hiện, phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 29%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%. Giai đoạn 2026 - 2030, tiếp tục tiết kiệm chi thường xuyên, tăng tích lũy từ ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển.

Giai đoạn 2021 - 2030, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để tăng cường tiềm lực dự trữ quốc gia, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước để sẵn sàng ứng phó nhanh, hiệu quả trong các tình huống đột xuất, cấp bách và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Quản lý nợ công chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công

Giảm dần bội chi ngân sách nhà nước; quản lý nợ công chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia. Cụ thể, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi ngân sách nhà nước để đạt được chỉ tiêu bội chi ngân sách trong Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm 2021 - 2025 bình quân khoảng 3,7% GDP; đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP. Trường hợp có biến động, rủi ro lớn, Bộ Tài chính kịp thời báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, trần nợ công hàng năm không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Phát triển đồng bộ, minh bạch và bền vững thị trường tài chính và dịch vụ tài chính

Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả, có cơ cấu hợp lý, cân đối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu với thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh. Đến năm 2025, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP; dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP. Đến năm 2030, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 58% GDP, trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 25% GDP.

Phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 15%/năm, đến năm 2025, quy mô đạt khoảng 3 - 3,3% GDP; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 là 10%/năm, đến năm 2030 quy mô đạt khoảng 3,3 - 3,5% GDP.

Phát triển ổn định thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán; nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. Đến năm 2025, đảm bảo 100% doanh nghiệp, đơn vị có quy mô lớn được kiểm toán báo cáo tài chính, không phân biệt loại hình hoạt động, hình thức sở hữu; tăng cường tính minh bạch trong lĩnh vực thẩm định giá, từng bước nâng cao năng lực, chất lượng thẩm định giá.

Đẩy nhanh việc đổi mới cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công lập; thực hiện tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Cụ thể, hoàn thiện thể chế về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công đối với một số lĩnh vực cơ bản. Giai đoạn 2021 - 2025, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 - 2020. Giai đoạn 2026 - 2030, giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021 - 2025.

Đến năm 2025, hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Đến năm 2030, củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

Đẩy nhanh thực hiện giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ công

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện phương thức quản lý điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; đẩy nhanh thực hiện giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ công. Đến năm 2025, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, đảm bảo kết nối dữ liệu đến các bộ, ngành, địa phương.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nền tảng tài chính số, thực hiện hiện đại hóa nền tài chính quốc gia.

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thuế tích hợp công khai, minh bạch và hiệu quả; xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới; dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh.

Phát triển hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước số, góp phần hình thành Kho bạc số vào năm 2030; đẩy mạnh hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hàng dự trữ quốc gia, quản lý giám sát thị trường chứng khoán theo hướng hiện đại, hiệu quả.

3 đột phá chiến lược tài chính

Quyết định nêu rõ 3 đột phá chiến lược tài chính gồm:

1- Đẩy mạnh hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế tài chính đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ và hội nhập; thực hiện đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và tính chủ động của ngân sách địa phương; cơ cấu lại ngân sách nhà nước, phát triển thị trường tài chính hiện đại, minh bạch và bền vững.

2- Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính cho phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh hiện đại hóa, phát triển nền tảng tài chính số trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số.

3- Khơi thông và phát huy tiềm lực tài chính cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ về phục hồi và phát triển kinh tế.

Mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát Mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát

Hiện nay, mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát, song giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu trên thế giới vẫn tiếp tục ...

Bộ Tài chính: Chưa xây dựng dự thảo luật đối với tài sản là nhà, đất Bộ Tài chính: Chưa xây dựng dự thảo luật đối với tài sản là nhà, đất

Đây là khẳng định từ Bộ Tài chính về các thông tin liên quan đến dự thảo luật đối với tài sản là nhà, đất. ...

Theo Báo điện tử Chính phủ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Biến nỗi đau thành hành động để đáp lại những cống hiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa nguyện trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với dân tộc; sẵn sàng chiến đấu hi sinh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7, Đoàn Hội NCT TP. Hồ Chí Minh do TS Hùynh Thành Lập, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Trưởng BĐB Hội NCT TP. Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh.
Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững

Trong 2 ngày 25 và 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương. Ban Lễ tang gồm 35 thành viên do Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng ban. Ban Tổ chức Lễ tang gồm 27 thành viên, do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Trưởng ban.
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), cùng thời gian này tại Hội trường Thống nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.

Tin khác

Người cao tuổi TP Hồ Chí Minh “biến đau thương thành hành động”

Người cao tuổi TP Hồ Chí Minh “biến đau thương thành hành động”
Trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, NCT ở TP. Hồ Chí Minh quyết tâm biến đau thương thành hành động, việc làm thiết thực, có ích cho nước, cho dân. Tạp chí NCT trích đăng những cảm nghĩ, bày tỏ, thể hiện của một số NCT …

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2024), ngày 24/7, tại Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam.

Tây Ninh: Truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ

Tây Ninh: Truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ
Ngày 24/7, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82; Lễ truy điệu, Lễ an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia đưa về nước đợt 2, giai đoạn XXIII (mùa khô 2023 - 2024).

Bình Thuận họp báo định kỳ 6 tháng đầu năm: Nhiều vụ việc dư luận quan tâm được làm rõ

Bình Thuận họp báo định kỳ 6 tháng đầu năm: Nhiều vụ việc dư luận quan tâm được làm rõ
Chiều 23/7, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh chủ trì hội nghị; tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương, cùng các cơ quan thông tấn, báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng: Đẩy mạnh công tác 'đền ơn đáp nghĩa' với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng

Thủ tướng: Đẩy mạnh công tác 'đền ơn đáp nghĩa' với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 23/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ.

Tri ân người có công, ra mắt ngân hàng Gene liệt sĩ chưa xác định thông tin

Tri ân người có công, ra mắt ngân hàng Gene liệt sĩ chưa xác định thông tin
Việc thực hiện lấy mẫu ADN chưa xác định được thông tin và toàn bộ thân nhân trực tiếp của các liệt sĩ để giám định, lưu trữ trong Ngân hàng Gene sẽ là bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình dài tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Người cao tuổi Bình Thuận tỏ lòng thương tiếc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người cao tuổi Bình Thuận tỏ lòng thương tiếc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Khi nghe tin Tổng Bí thư qua đời nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đều bày tỏ lòng thương tiếc…

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trưa 22/7, Chính phủ Lào ra thông cáo về việc Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đồng thời thông báo về việc Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào do đồng chí Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith dẫn đầu sẽ sang Việt Nam dự lễ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Thủ đô Hà Nội.

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương với tiêu đề: “Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Thể hiện sự kính trọng, niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an đã có bài viết "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Bộ trưởng.

TÓM TẮT TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TÓM TẮT TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Tóm tắt tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Người thầy gần gũi và sâu sắc của những người làm báo

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Người thầy gần gũi và sâu sắc của những người làm báo
Những ngày này, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng trong và ngoài nước đều tràn ngập những bài viết, phỏng vấn, vần thơ, hình ảnh sống động về cuộc đời thanh bạch, giản dị và sự nghiệp ấn tượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhân dân Bình Định bày tỏ tấm lòng thành kính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dân Bình Định bày tỏ tấm lòng thành kính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự ra đi đột ngột của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau thời gian lâm bệnh nặng, là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước nói chung và Bình Định nói riêng. Cán bộ và Nhân dân Bình Định bày tỏ tấm lòng thành kính sự tiếc thương và tưởng nhớ Tổng Bí thư với những tình cảm son sắt nhất.

Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang

Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang
Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7 và 26/7), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.
Xem thêm
Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ viếng, lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổ chức trọng thể đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội) từ 7 giờ đến 13 giờ. Lễ an táng vào 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội... Tang lễ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thu hút, làm xúc động hàng triệu trái tim người dân và bạn bè quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Với nỗi đau buồn và niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tài năng, nhà văn hóa lớn, tấm gương đạo đức sáng ngời, một nhân cách mẫu mực, người cộng sản kiên trung, trọn đời vì nư
Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Chiều 24/7, TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung ương Hội chủ trì Hội thảo lấy ý kiến xây dựng bổ sung mục chính sách hỗ trợ việc làm cho NCT trong Luật Việc làm (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có các Trưởng ban, Phó Trưởng ban; Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng; Trưởng, Phó trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ, chuyên viên; lãnh đạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu NCT Việt Nam.
Phiên bản di động