Petrovietnam phát triển khoa học công nghệ: Biến những điều không thể thành có thể

Làm chủ công nghệ, không ngừng sáng tạo... là “mệnh lệnh trái tim” phát ra từ các công trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam). Sự thành công của những công trình này đã và đang làm lợi cho đất nước hàng ngàn tỉ đồng, đảm bảo hiệu quả kinh tế của các nhà máy, mỏ dầu - khí, giúp nhiều địa phương chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân... Song, ít người biết rằng, để làm nên những công trình đi vào lịch sử, sánh vai với thế giới, ngành Dầu khí nước ta phải thực hiện trong tâm thế của “con nhà nghèo”.

Nhiệm vụ xuyên suốt qua 60 năm xây dựng và trưởng thành

Trước tiên, nhắc đến nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) tại Petrovietnam, phải khẳng định, đây là một nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn, luôn được Đảng và Chính phủ nhấn mạnh đối với ngành Dầu khí. Gần đây nhất trong Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị về định hướng “Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, cũng như Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đều nhấn mạnh: Petrovietnam phải tăng cường áp dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ trong công tác tìm kiếm, gia tăng trữ lượng dầu mỏ, sản xuất kinh doanh dầu khí, điện, đạm, năng lượng mới (dầu đá phiến, khí hydrate, khí hidro…) đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Petrovietnam phát triển khoa học công nghệ:  Biến những điều không thể thành có thể
Mỏ Bạch Hổ

Trong mục tiêu tổng quát Chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh việc cần phải xây dựng tiềm lực KHCN mạnh bằng những giải pháp đột phá. Đây được xem là động lực và nền tảng để Tập đoàn tăng tốc phát triển và phát triển bền vững.

Qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Petrovietnam đã không ngừng nâng cao tiềm lực nghiên cứu và ứng dụng KHCN, chủ động tiếp thu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và phát huy sáng tạo, tối ưu hiệu quả công nghệ hiện có để đạt trình độ ngang bằng với các công ty dầu khí trong khu vực và trên thế giới. Hàng trăm giải thưởng đã được trao tặng cho các thành tựu về KHCN của ngành Dầu khí, trong đó có những giải thưởng cao quý như 5 Giải thưởng Hồ Chí Minh & Giải thưởng Nhà nước về KHCN, nhiều giải thưởng VIFOTECH… Và trong năm nay, tiếp tục 6 công trình, dự án tiêu biểu nhất cũng được Bộ Công Thương đề cử xét trao Giải thưởng Hồ Chí Minh & Giải thưởng Nhà nước về KHCN.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, những người Dầu khí làm nên các công trình khoa học ứng dụng đã miệt mài trong nhiều năm trời, vừa làm chuyên môn vừa tìm tòi nghiên cứu, thử nghiệm. Đơn cử như Cụm Công trình KH&CN “Nghiên cứu phát triển công nghệ thiết kế, thi công, lắp đặt các công trình dầu khí biển siêu trường, siêu trọng phù hợp với điều kiện Việt Nam" được triển khai và hoàn thành sau hơn 10 năm; nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ trong thu gom, xử lý và sử dụng khí đồng hành ở các mỏ của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ lân cận được thực hiện và triển khai liên tục trong 25 năm...; hệ thống trạm đo carota tổng hợp xách tay TBM-02 được nghiên cứu chế tạo trong 21 năm; các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ tối ưu hóa quá trình sản xuất của Nhà máy lọc dầu Dung Quất được nghiên cứu và hoàn thành trong 12 năm;…

Thành công của “con nhà nghèo”

Thông thường, khi nghe về những con số lợi ích, thành tựu của các công trình khoa học nêu trên đem lại đối với ngành Dầu khí cũng như đối với đất nước, sẽ dễ bỏ qua yếu tố khởi đầu nan… Ví dụ như: giải pháp sớm đưa khí đồng hành tại các mỏ dầu ngoài khơi về bờ đem lại lợi nhuận, phát điện tới hàng chục ngàn tỉ đồng cho khu vực Đông Nam Bộ; hệ thống trạm đo carota tổng hợp xách tay TBM-02 làm lợi được khoảng 2.636 tỉ đồng; hay các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ tối ưu hóa quá trình sản xuất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã làm lợi khoảng 4.270 tỷ đồng;… Nhưng có một điều khá đặc biệt trong công tác nghiên cứu, ứng dụng KHCN tại Petrovietnam, trên thực tế, ít người biết rằng khởi đầu của các công trình khoa học này người Dầu khí đều bắt tay vào thực hiện với tâm thế của “con nhà nghèo”.

Petrovietnam phát triển khoa học công nghệ:  Biến những điều không thể thành có thể
Toàn cảnh dự án nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất

Thành công của KHCN Petrovietnam không thể không kể đến Cụm công trình Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ trong thu gom, xử lý và sử dụng khí đồng hành ở các mỏ của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ lân cận” cũng bắt đầu từ năm đầu tiên của thập niên 90. Khi đó, Liên doanh Vietsovpetro mới khai thác được dầu tại Bạch Hổ, nhưng công nghệ thời đó chỉ khai thác dầu, còn khí đồng hành phải đốt bỏ. Trong khi đó, đất nước đang thiếu điện trầm trọng để phát triển kinh tế. Thực tế đó đã thôi thúc các cán bộ, kỹ sư của Vietsovpetro nghiên cứu và thực hiện thu gom khí, vận chuyển, chế biến đưa khí đồng hành vào bờ để phát điện, sản xuất phân đạm. Kết quả năm 1995, sau khai thác dầu, bằng những giải pháp khoa học công nghệ đột phá, trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất, Vietsovpetro lại tiên phong đưa khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ vào bờ, tạo nên bước nhảy vọt của ngành Dầu khí Việt Nam, tạo nền tảng cho phát triển công nghiệp khí hiện đại.

Câu chuyện nghiên cứu chế tạo hệ thống trạm đo carota tổng hợp xách tay TBM-02 cũng là một dấu ấn KHCN của Petrovietnam. Từ những năm đầu thập niên 90, ngay khi chúng ta xuất khẩu được những tấn dầu đầu tiên, thu về những đồng ngoại tệ mạnh cho đất nước cũng là lúc cán bộ công nhân viên Vietsovpetro đã nhận ra phải học bằng được công nghệ thăm dò khai thác dầu khí của nước bạn Liên Xô, cũng như san bằng độ chênh về công nghệ giữa Liên doanh và các nước tư bản. Theo ông Nguyễn Xuân Quang – Giám đốc Xí nghiệp Khoan & Sửa giếng Vietsovpetro, ngành Dầu khí Việt Nam đến những năm thập niên 90 của thế kỷ 20 hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ của Liên Xô từ trang thiết bị đến đào tạo. Trong giai đoạn đó, công nghệ địa vật lý giếng khoan tại Vietsovpetro nói riêng đều là kỹ thuật tương tự, xử lý minh giải thủ công nên không đạt được chất lượng có thể cạnh tranh quốc tế, do thời gian từ lúc đo đến ra kết luận phải mất hàng tháng, trong khi các nước phát triển đang làm dịch vụ tại Việt Nam chỉ mất dưới 1 tuần.

Bởi vậy, để không bị đào thải khỏi cuộc chơi dịch vụ dầu khí, các cán bộ Xí nghiệp Địa vật lý Giếng khoan Vietsovpetro đã nỗ lực tự tìm tòi học hỏi sáng tạo nên cái mới, cái ưu việt hơn về công nghệ. Trong những năm đó, các chuyên gia, kỹ sư Vietsovpetro đã nhặt nhạnh cả các thiết bị thuộc dạng “không thể sửa chữa, không thể tìm mua” để mổ xẻ, nghiên cứu, rồi tích hợp những tính năng ưu việt nhất của chúng và chế tạo ra một Trạm đo carota tổng hợp có giá thành chỉ 5.000 USD, bằng chưa đầy 10% so với giá thiết bị tương tự nếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đặc biệt ấn tượng với từ “xách tay” trong việc công trình nghiên cứu chế tạo này, bởi nó rất đời thường, có hình ảnh rất cụ thể và quen thuộc đối với người dầu khí nói chung và những nhà địa vật lý nói riêng. Bởi thực tế, thiết bị của một trạm đo của Nga trước đây, cùng các thiết bị phối hợp tương ứng có khối lượng và trọng lượng lên đến cả trăm kg thì nay, các kỹ sư của Vietsovpetro đã chế tạo ra một trạm đo tổng hợp có thể minh giải tài liệu địa vật lý, đo đạc các tầng móng đá nứt nẻ chứa dầu… chỉ nặng chưa đến 10kg, nhỏ gọn như một máy tính cá nhân. Và đây cũng chính là thiết bị nhỏ gọn và có nhiều tính năng ưu việt nhất trên thế giới hiện nay khi so sánh với cả các sản phẩm của các nhà chế tạo thiết bị dầu khí hàng đầu thế giới như Haliburton (Mỹ), Huangding (Trung Quốc)…

Năm 2009, được sự tin tưởng và ủng hộ của Chính phủ, Tập đoàn, Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) được giao trọng trách nghiên cứu, triển khai thực hiện công tác thi công chế tạo các công trình lớn của dự án Biển Đông 1. Trong đó, khối thượng tầng nặng 12.500 tấn và khối chân đế nặng 11.500 tấn của giàn công nghệ trung tâm và nhà ở Hải Thạch (PQP-HT) là các công trình có khối lượng vượt gấp nhiều lần các công trình đã từng thực hiện trước đó tại Việt Nam. Đây là nhiệm vụ mà các chuyên gia giám sát, tư vấn quốc tế cho rằng bất khả thi. Tuy nhiên, Công ty Dịch vụ Cơ khí hàng hải PTSC (PTSC & MC) – đơn vị được giao trọng trách – tưởng chừng như bị dồn vào chân tường khi xuất phát gần như là con số không, đã vượt qua khó khăn nhiều mặt về nguồn lực, về cơ sở hạ tầng, thách thức về tiến độ để hoàn thành dự án sau đúng 2 năm. Đến nay, với việc nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng Cụm công trình KHCN, thực hiện thành công thiết kế, thi công, chế tạo và lắp đặt giàn khoan siêu trường siêu trọng, PTSC&MC đã trở thành nhà thầu EPCI (xây dựng – lắp đặt – vận hành và chuyển giao) quốc tế duy nhất của Việt Nam vươn ra thị trường thế giới, được chủ đầu tư các quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, Ghana, Quatar… tin tưởng, giao thầu các dự án có giá trị lên tới hơn 600 triệu USD.

Còn nhớ, khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất – nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam bắt đầu vận hành, đội ngũ kỹ sư, cán bộ của Nhà máy đều thuộc dạng học việc nên va vấp, sự cố là không thể tránh khỏi. Bởi vậy, chất lượng sản phẩm ban đầu của Nhà máy cũng trong tình trạng “phập phù”. Khi đó, Petrovietnam đã xác định, để nâng cao chất lượng vận hành nhà máy là một quá trình bền bỉ và lâu dài. Theo đó, cải tiến, sáng tạo ngay trong thực tế sản xuất vận hành nhà máy đã trở thành hành động thường xuyên liên tục. Dù những năm đầu kết quả sản xuất kinh doanh của NMLD Dung Quất không cao nhưng Tập đoàn vẫn tin tưởng đội ngũ cán bộ, kỹ sư trẻ sẽ nỗ lực nâng cao chất lượng vận hành nhà máy. Và suốt 12 năm qua, hơn 30 giải pháp, sáng kiến đã hoàn thiện, nâng công suất nhà máy vượt thiết kế, đảm bảo chất lượng sản phẩm lên mức cao nhất. Nếu cứ phải căn cứ kết quả kinh doanh, rồi xin phép trích từ lợi nhuận ra một phần tiền để xây dựng Quỹ Nghiên cứu khoa học của đơn vị, để từ đó có tài chính để đầu tư ứng dụng các giải pháp nâng cao chất lượng vận hành… theo đúng quy trình, thì không biết đến bao giờ NMLD Dung Quất mới vận hành ổn định được chứ chưa nói đến vận hành hiệu quả như hiện nay.

Động lực và nền tảng để phát triển bền vững

Nhận thức đúng đã tạo sự gắn kết KHCN với công nghiệp dầu khí, thúc đẩy sự hình thành và triển khai các công trình nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, gắn kết nghiên cứu với ứng dụng thành tựu KHCN trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Petrovietnam.

Hiện nay KHCN đã được áp dụng ở tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, đặc biệt các nghiên cứu tập trung vào các hướng chuyên môn, chuyên ngành. Công tác nghiên cứu điều tra cơ bản về dầu khí được Tập đoàn chú trọng triển khai tích cực và kết quả nghiên cứu được coi là cơ sở khoa học tin cậy, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển dài hạn của Tập đoàn, giúp đưa ra quyết sách, chủ trương đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; ngoài ra còn giúp các Bộ, ngành quy hoạch phát triển kinh tế đất nước. Công tác nghiên cứu điều tra cơ bản còn mang tính dẫn dắt, mở ra các hướng nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo, các hướng nghiên cứu mới trong công tác tìm kiếm các loại dầu khí phi truyền thống như khí than, khí sét, khí hydrate…

Các hoạt động khuyến khích tham gia vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cũng được Petrovietnam tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú như các hội thi sáng tạo; vinh danh xứng đáng các công trình sáng kiến, sáng chế; tổ chức các hội nghị, hội thảo KHCN trong nước và quốc tế; mở các diễn đàn để trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và giải pháp quản lý…

Công nghệ là cơ sở của nền công nghiệp. Công nghệ và quản lý công nghệ được coi là công cụ biến đổi mạnh mẽ nhất ở cả những nư­ớc phát triển và đang phát triển. Việc xây dựng năng lực quản lý công nghệ, nhân tố chính của tiềm lực công nghệ, có tầm quan trọng sống còn đối với một tập đoàn kinh tế kỹ thuật như Petrovietnam. Điều này làm tăng tốc độ của quá trình tiếp thu, đồng hoá, phổ biến công nghệ nhập, tăng đ­ược khả năng lựa chọn công nghệ một cách độc lập, giúp hoàn thiện và cải tiến các kỹ thuật đã đư­ợc chọn và dần dần tạo ra đư­ợc các công nghệ nội sinh, yếu tố cần thiết để tạo nên thành công.

Có thể thấy rằng, việc nghiên cứu, phát triển, đề xuất và áp dụng thành công các giải pháp khoa học và công nghệ dầu khí không những mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho quốc gia, mà còn có những đóng góp quan trọng cho nền khoa học dầu khí của Việt Nam và thế giới. Hơn thế nữa, đó chính là những minh chứng hùng hồn về khả năng sáng tạo không ngừng của người Việt nói chung và người dầu khí nói riêng - những người luôn xứng đáng khi được trao gửi niềm tin để biến những điều không thể thành có thể.

Nhân kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần thứ 8 (18/5/2014 - 18/5/2021), Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng đã có thư gửi tới các tập thể, cá nhân, các thế hệ cán bộ nghiên cứu và quản lý Khoa học Công nghệ (KHCN), những người tham gia các hoạt động nghiên cứu KHCN trong toàn Tập đoàn. Trong thư có đoạn nhấn mạnh: Năm 2021, Tập đoàn bắt đầu triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học giai đoạn 2021-2025, với những chương trình KHCN trọng điểm, mang tính đột phá. Đây sẽ là cơ sở nền tảng để phát triển sản phẩm, dịch vụ chủ lực, mang thương hiệu Dầu khí Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Chủ tịch HĐTV cũng yêu cầu, trong bối cảnh hiện nay, các đơn vị cần tập trung nguồn lực thực hiện kế hoạch KHCN có trọng tâm, trọng điểm; đồng thời mong muốn đội ngũ cán bộ nghiên cứu và quản lý KHCN trong toàn Tập đoàn nỗ lực hơn nữa, không ngừng đổi mới sáng tạo, kịp thời nắm bắt, tích cực ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn cũng như các đơn vị, phát huy hơn nữa vai trò KHCN, tạo ra những giải pháp đột phá, góp phần vào sự phát triển ổn định và bền vững của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

PV

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Petrovietnam phát động trồng cây phục hồi rừng trên đất ngập nước

Petrovietnam phát động trồng cây phục hồi rừng trên đất ngập nước

Ngày 24/4, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ phát động trồng cây phục hồi rừng trên đất ngập nước tại xã Trần Hợi và khánh thành cầu giao thông nông thôn tại xã Khánh Bình Tây Bắc (thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau).
Làm giàu từ chăn nuôi tổng hợp

Làm giàu từ chăn nuôi tổng hợp

Với tư duy nhạy bén, cùng sự mạnh dạn, quyết đoán trong phát triển kinh tế, ông Đồng Quang Cường, ở thôn Cẩm Luỹ, xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, với mô hình chăn nuôi tổng hợp, đem lại thu nhập trên 1 tỉ đồng/năm.
Không để bị động trong quản lí, điều hành giá

Không để bị động trong quản lí, điều hành giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lí, điều hành giá Quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024…
Triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Trong thời gian vừa qua, Tổng cục Thuế đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới. Hiện nay, ngành đã tiếp cận hoạt động thương mại điện tử theo các nền tảng có hoạt động thương mại điện tử để áp dụng quản lý thuế cho phù hợp, bao gồm 8 nhóm nền tảng.
Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm

Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm

Chiều 25/4, liên Bộ Tài chính - Công thương thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh mới. Thời gian áp dụng bắt đầu từ 15h.

Tin khác

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 2 hoãn đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 2 hoãn đấu thầu vàng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp về việc hoãn phiên đấu thầu vàng dự kiến tổ chức ngày 25/4.

BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp
Tại Diễn đàn chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa với chủ đề “Tiếp cận vốn - Khơi thông điểm nghẽn” vừa được tổ chức, đại diện BIDV cùng các chuyên gia, diễn giả đã trao đổi, chia sẻ nhiều kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn để ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững.

“Nuôi heo đất”... sáng kiến hay

“Nuôi heo đất”... sáng kiến hay
Để có kinh phí hoạt động, CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) thôn Nam Hà, xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đã gây quỹ bằng cách “nuôi heo đất”…

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm
Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng
Ngày 24/4, Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI), đại diện các Bộ, ban, ngành tổ chức buổi trao đổi về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.

Cách làm giàu của bà Thông Vlog

Cách làm giàu của bà Thông Vlog
Bà Bùi Thị Thông, hội viên NCT tiểu Khu Mía Đường, thị trấn Nông Trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã phát huy lợi thế về điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai thuận lợi và thành công từ mô hình trồng mận hữu cơ, kết hợp làm du lịch sinh thái, mỗi ngày đón hàng trăm lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh check-in.

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024
Ngày 22/4/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024; theo kế hoạch sẽ tổ chức vào lúc 8g30 ngày 26/4 với hình thức Đại hội trực tuyến.

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía
Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.

Nhiều chương trình khuyến mại mừng đại lễ 30/4 - 1/5

Nhiều chương trình khuyến mại mừng đại lễ 30/4 - 1/5
Hàng loạt chương trình lễ hội, khuyến mại sẽ được triển khai trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tại hệ thống siêu thị GO!, Big C của Central Retail nhằm kích cầu tiêu dùng và quảng bá thương hiệu cho hàng Việt.

10% ưu đãi, 100% bảo vệ - Bảo hiểm Bảo Việt đồng hành sức khỏe cùng mọi thế hệ Việt Nam

10% ưu đãi, 100% bảo vệ - Bảo hiểm Bảo Việt đồng hành sức khỏe cùng mọi thế hệ Việt Nam
Với mục tiêu khuyến khích cộng đồng chủ động chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình, từ ngày 22/4/2024 đến ngày 22/5/2024, Bảo hiểm Bảo Việt triển khai chương trình khuyến mại “10% ưu đãi, 100% bảo vệ” áp dụng cho khách hàng tham gia chương trình bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia và Bảo Việt Tâm Bình.

Khởi công thi công biển và ghi nhận 2,3 triệu giờ an toàn Dự án phát triển mỏ Đại Hùng pha 3

Khởi công thi công biển và ghi nhận 2,3 triệu giờ an toàn Dự án phát triển mỏ Đại Hùng pha 3
Ngày 23/4/2024, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức lễ khởi công thi công biển và ghi nhận 2,3 triệu giờ an toàn tại dự án phát triển mỏ Đại Hùng pha 3.

Liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã để nâng cao chuỗi giá trị

Liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã để nâng cao chuỗi giá trị
Vấn đề liên kết thành chuỗi giá trị giữa các đơn vị sản xuất trong nước vẫn còn nhiều “nút thắt” cần được tháo gỡ. Trong đó, giải được “bài toán” về liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã (HTX) sẽ giúp nâng cao hiệu quả cũng như đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế tập thể...

Đấu thầu vàng miếng: Bán thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu vàng miếng: Bán thành công 3.400 lượng vàng
Sáng 23/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên năm 2024 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (TP. Hà Nội), với sự tham gia của 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp dự thầu.

Agribank bổ sung thêm 35.000 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ nền kinh tế

Agribank bổ sung thêm 35.000 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ nền kinh tế
Ngay đầu Quý II/2024, Agribank bổ sung thêm 35.000 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp. Nhiều chương trình tín dụng ưu đãi hiện hữu được tăng gấp đôi quy mô sau khi đã cam kết giải ngân hết quy mô ban đầu và tiếp tục triển khai chương trình ưu đãi mới theo nhu cầu thực tế từ thị trường.

Xây dựng cộng đồng kết nối doanh nhân hàng đầu tại Việt Nam

Xây dựng cộng đồng kết nối doanh nhân hàng đầu tại Việt Nam
Cộng đồng kết nối doanh nhân (JBN) vừa tổ chức lễ kỉ niệm một năm thành lập tại quận 10, TP Hồ Chí Minh trong không khí nhộn nhịp, phấn khởi, đoàn kết.
Xem thêm
Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm

Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm

Chiều 25/4, liên Bộ Tài chính - Công thương thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh mới. Thời gian áp dụng bắt đầu từ 15h.
Nhiều chương trình khuyến mại mừng đại lễ 30/4 - 1/5

Nhiều chương trình khuyến mại mừng đại lễ 30/4 - 1/5

Hàng loạt chương trình lễ hội, khuyến mại sẽ được triển khai trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tại hệ thống siêu thị GO!, Big C của Central Retail nhằm kích cầu tiêu dùng và quảng bá thương hiệu cho hàng Việt.
Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu bán vàng miếng phiên 22/4

Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu bán vàng miếng phiên 22/4

Thực hiện chủ trương đấu thầu bán vàng miếng tăng cung ra thị trường, chiều 19/4 Ngân hàng Nhà nước đã thông báo rộng rãi việc đấu thầu bán vàng miếng và thông báo trực tiếp đến 15 tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đủ điều kiện để tham giá đấu thầu vàng. D
Ngân hàng Nhà nước lần thứ 2 hoãn đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 2 hoãn đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp về việc hoãn phiên đấu thầu vàng dự kiến tổ chức trong ngày hôm nay 25/4.
Đấu thầu vàng miếng: Bán thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu vàng miếng: Bán thành công 3.400 lượng vàng

Sáng 23/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên năm 2024 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (TP. Hà Nội), với sự tham gia của 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp dự thầu.
Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán S
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhi
Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Ngày 24/4, Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI), đại diện các Bộ, ban, ngành tổ chức buổi trao đổi về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.
NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
Dấu ấn thiên nhiên trong kiệt tác độc bản The Miyabi

Dấu ấn thiên nhiên trong kiệt tác độc bản The Miyabi

Từ những công trình biểu tượng thế giới tới kiệt tác biệt thự đóng The Miyabi (Vinhomes Royal Island), KTS hàng đầu Nhật Bản Kengo Kuma đã cho thấy thiên nhiên thuần khiết, sự xa xỉ kín đáo và tính độc bản chính là những yếu tố quyến rũ giới thượng lưu.
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu rà soát gói thầu có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu rà soát gói thầu có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An

Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) vừa có văn bản yêu cầu Ban Quản lý dự án 4 rà soát gói thầu có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An.
Đề nghị Hà Nội kiểm tra, rà soát việc chung cư tăng giá bất thường

Đề nghị Hà Nội kiểm tra, rà soát việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND TP. Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.
Phiên bản di động