Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia: Đừng 'nhân danh' phát triển kinh tế, giải quyết việc làm

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 16/11, các đại biểu Quốc hội làm việc ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia: Đừng 'nhân danh' phát triển kinh tế, giải quyết việc làm
Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Trần Thị Phương Hoa phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Các đại biểu nhất trí rất cao về sự cần thiết ban hành Luật và nhấn mạnh dự thảo Luật đã thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; kịp thời, chủ động ứng phó với thực trạng sử dụng rượu, bia đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh, ở mức có hại đáng báo động.

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) đánh giá cao nỗ lực của Bộ Y tế trong quá trình soạn thảo và phản biện sâu sắc của Bộ trong việc bảo vệ quan điểm nhằm mục đích duy nhất là chăm lo sức khỏe cho cộng đồng. Đại biểu nhấn mạnh, phòng chống tác hại rượu, bia phải thực hiện một cách triệt để mà không nên ngụy biện bằng người uống có trách nhiệm hoặc bất kỳ một lý do nào khác.

Theo đại biểu, để nhích lên từng chút một trong tăng trưởng thì cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp phải nỗ lực. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, mỗi năm bia rượu làm tổn thất ít nhất 1 - 3% GDP (theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới).

"Như vậy, dù ngành công nghiệp rượu bia đã cố gắng biện minh cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm thì cũng khó chấp nhận, chưa kể những hậu quả nặng nề cho xã hội, không gì bù đắp được. Không ít ý kiến cho rằng, tác hại của rượu, bia do chính người dùng lạm dụng, còn ngành rượu, bia như thể vô can. Việc cung cấp cho thị trường thức uống gây nhiều bệnh tật, lắm tác hại lại được dùng nhiều lý lẽ và mỹ từ để bảo vệ thì đó là trách nhiệm hay vô can? Có vô can không khi bia, rượu là vòng tròn luẩn quẩn của đói nghèo, bệnh tật, bạo lực, bạo hành", đại biểu nêu hàng loạt vấn đề.

Về ý kiến cho rằng thông qua Luật này là khai tử ngành rượu, bia, đại biểu Phạm Trọng Nhân lưu ý, phải đặt mình vào hoàn cảnh gia đình có người thân nghiện rượu, nợ nần chồng chất, bạo lực, bạo hành… "Chúng ta chọn bảo vệ sức khỏe cho nhân dân hay chọn khoản thu 50.000 tỷ đồng mỗi năm, nhưng đừng quên rằng tổn thất do nó gây ra lên tới 65.000 tỷ đồng. Như thế có khác gì kéo lùi sự phát triển của đất nước”, đại biểu nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, đại biểu Lê Thị Yến (Phú Thọ) chia sẻ với ban soạn thảo về sự khó khăn trong quá trình xây dựng dự án Luật. “Làm sao để xây dựng các chính sách vừa đảm bảo sức khỏe của người dân vừa hài hòa được lợi ích của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu bia là bài toán khó”, đại biểu chỉ rõ.

Đại biểu Lê Thị Yến thừa nhận, thói quen sử dụng rượu bia đã tồn tại lâu đời ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ngành công nghiệp rượu bia hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 50.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 220.000 lao động cả trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, những ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia gây ra đối với sức khỏe, kinh tế, xã hội đang ngày càng gia tăng, là thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết.

Tên gọi phải dễ nhớ, dễ hiểu để người dân tiếp cận

Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia: Đừng 'nhân danh' phát triển kinh tế, giải quyết việc làm
Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định Trần Quang Chiểu phát biểu ý kiến. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Về tên gọi của dự án Luật, đa số ý kiến nhất trí với tên gọi “Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia” vì tên gọi này ngắn gọn, bao quát, dễ hiểu, dễ nhớ, thuận lợi cho việc tuyên truyền, tiếp cận pháp luật của nhân dân; thể hiện rõ mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân, phù hợp với quan điểm về y học dự phòng là cần chủ động phòng ngừa từ sớm, chứ không chỉ ứng phó khi đã lạm dụng và xảy ra hậu quả tiêu cực. Bên cạnh đó, tên gọi này không chỉ bao hàm phạm vi điều chỉnh đối với hành vi của người sử dụng rượu, bia, mà còn xác định trách nhiệm của các chủ thể khác (Nhà nước, cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân). Đây cũng là tên gọi đã được xác định trong Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.

Trong khi đó, một số ý kiến đề nghị lấy tên gọi là “Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia” hoặc “Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn” để hướng trọng tâm vào hành vi của người sử dụng rượu, bia; có ý kiến khác đề nghị lấy tên là “Luật Phòng, chống tác hại của đồ uống có cồn” để có tính bao quát, dễ áp dụng và hạn chế việc lợi dụng luật.

Đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định) cho rằng, nếu tên gọi là "Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia" chẳng khác nào khẳng định rượu, bia hoàn toàn có hại, từ đó gây ra hiểu lầm không đáng có. Trên thực tế, tác hại là do sử dụng quá liều lượng và sử dụng những sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Dẫn chứng về những trường hợp sử dụng rượu, bia trong các ngày giỗ tết với tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên, truyền thống nghìn đời của dân tộc Việt Nam với bát cơm, chén rượu; truyền thống hiếu khách khi khách đến nhà có chén rượu mời…, đại biểu chỉ rõ: Mục đích của Luật là bảo vệ sức khỏe của nhân dân, vì thế đối tượng chịu sự tác động chính là người sản xuất phải đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng phải có ý thức. Nếu có ý thức, người tiêu dùng sẽ quyết định nên uống thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến cộng đồng. “Tên gọi cần hướng đến hành vi của người sản xuất và người sử dụng vì bản thân sản phẩm không có hại”, đại biểu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, hiện nay trên thế giới và ngay tại thị trường trong nước có những sản phẩm có cồn, có nồng độ tương đương với bia, nhưng không đăng ký là bia. Nếu luật chỉ điều chỉnh với rượu, bia thì chưa bao quát hết thực tiễn diễn ra và mục đích của Luật khi ban hành. Đại biểu đề nghị tên Luật là “Luật Kiểm soát đồ uống có cồn” hoặc “Luật Phòng, chống tác hại lạm dụng đồ uống có cồn”.

Tranh luận với đại biểu Trần Quang Chiểu, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) nêu rõ: Dự án Luật không phải cấm rượu bia, mà là phòng, chống tác hại rượu bia, tức là chỉ phòng những cái có hại… Về từ “lạm dụng”, đại biểu Tuấn phân tích: Lạm dụng rượu chia làm 3 loại: Thứ nhất, uống mà có hại sức khỏe; thứ hai, uống quá độ; thứ ba, nghiện rượu. “Như vậy, ngay mức độ đầu tiên uống rượu đã nguy hại sức khỏe, nếu uống thường xuyên gây nguy cơ tai hại đến mặt thể chất và xã hội. Nếu chờ đến uống thường xuyên mới phòng thì không ổn”, đại biểu Tuấn nêu quan điểm.

Đồng tình với tên gọi theo Tờ trình của Chính phủ, đại biểu Lê Thị Yến (Phú Thọ) lý giải tại sao không gọi là "Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia". Theo Tổ chức Y tế thế giới và hầu hết các nghiên cứu đã khẳng định, không có một ngưỡng an toàn nào cho sức khỏe khi sử dụng rượu, bia bởi rượu, bia khi vào cơ thể đều gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết – bộ phận quan trọng của con người; mỗi người tùy theo giới tính, độ tuổi, đặc điểm sinh học cá nhân và tùy mức uống, cách uống mà gây ra tác hại với từng người là khác nhau. Ngoài ra, rượu bia chứa cồn là chất gây nghiện, được xếp vào nhóm chất gây ung thư nên khi sử dụng, mức uống sẽ tăng dần, theo thời gian dễ bị lệ thuộc và trở thành con nghiện lúc nào không biết. “Với quan điểm, phòng bệnh hơn chữa bệnh nên việc phòng chống tác hại rượu, bia phải được tiến hành chủ động từ sớm bằng các biện pháp phòng ngừa chứ không chỉ ứng phó khi các hậu quả tiêu cực đã xảy ra; khi đó, chi phí khắc phục hậu quả rất tốn kém”, đại biểu Lê Thị Yến nhấn mạnh.

Đại biểu cũng không đồng tình gọi là đồ uống có cồn vì hiện nay tại Việt Nam, rượu, bia chiếm 99,7% thị phần, 0,3% còn lại là đồ uống khác có chứa cồn và nước giải khát pha chế thêm rượu bia. “Rượu bia là cái tên mà bà con đã quen gọi, quen nghe, quen dùng và khi Luật có điều kiện thi hành sẽ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, thuận lợi cho việc tuyên truyền”, đại biểu phân tích.

Tại phiên thảo luận, các vấn đề về kiểm soát việc quảng cáo rượu, bia; việc quản lý rượu thủ công; kinh phí phục vụ hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia… cũng được các đại biểu phân tích, cho ý kiến cụ thể.

TTXVN

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Thấy gì sau 2 tuần thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở Thanh Hóa?

Thấy gì sau 2 tuần thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở Thanh Hóa?

Mặc dù khối lượng công việc nhiều, song không khí làm việc tại nhiều địa phương ở Thanh Hóa sau 2 tuần thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp diễn ra khẩn trương, nghiêm túc. Nhiều NCT đến làm thủ tục tại Trung tâm phục vụ hành chính công được cán bộ hướng dẫn nhiệt tình, thủ tục được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp và Bệnh viện Mắt Hải Phòng ký kết hợp tác phát triển bền vững

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp và Bệnh viện Mắt Hải Phòng ký kết hợp tác phát triển bền vững

Chiều ngày 17/7, Bệnh viện Mắt Hải Phòng và Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đã tổ chức Hội nghị ký biên bản ghi nhớ hợp tác.
Hơn 100 xác lợn chết xuất hiện trên kênh, mương thủy lợi ở Thanh Hóa

Hơn 100 xác lợn chết xuất hiện trên kênh, mương thủy lợi ở Thanh Hóa

Từ ngày 3/7 đến ngày 17/7, gần 160 xác lợn chết trên các tuyến kênh, mương thủy lợi chảy qua một số xã ở Thanh Hóa được các lực lượng chức năng phối hợp với Công ty TNHH MTV Sông Chu phát hiện, vớt và tiêu hủy.
Đại hội Đảng bộ xã Yên Bình được tổ chức theo hình thức Đại hội số

Đại hội Đảng bộ xã Yên Bình được tổ chức theo hình thức Đại hội số

Chiều 15/7/2025, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đảng ủy xã Yên Bình (tỉnh Lào Cai) phối hợp tổ chức họp báo, thông tin về Đại hội Đảng bộ xã Yên Bình, nhiệm kỳ 2025 -2030.
Cài app thanh toán tiền, nữ giáo viên bị lừa mất 1,5 tỷ đồng

Cài app thanh toán tiền, nữ giáo viên bị lừa mất 1,5 tỷ đồng

Nữ giáo viên ở Hà Tĩnh hoảng loạn vì đã bị lừa mất 1,5 tỷ đồng trong tài khoản.

Tin khác

Chủ tịch nước Lương Cường dự hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại 2025 tại Hải Phòng

Chủ tịch nước Lương Cường dự hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại 2025 tại Hải Phòng
Chiều ngày 15/7, UBND TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Thương mại 2025 với chủ đề “Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của Kỷ nguyên mới”. Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu chỉ đạo.

Thông xe cầu Hoàng Gia ở Hải Phòng

Thông xe cầu Hoàng Gia ở Hải Phòng
Ngày 15/07, cầu Hoàng Gia do Tập đoàn Vingroup đầu tư, kết nối trực tiếp dự án Vinhomes Royal Island với trung tâm thành phố đã chính thức thông xe. Với việc rút ngắn thời gian di chuyển vào trung tâm chỉ còn 5 phút - cầu Hoàng Gia sẽ đưa Vũ Yên thành cực tăng trưởng mới, đóng góp vào kỷ nguyên phát triển của kinh tế Hải Phòng.

Trường Sĩ quan Lục quân 2 trao tặng nhà “Đại đoàn kết” tại Thanh Hoá

Trường Sĩ quan Lục quân 2 trao tặng nhà “Đại đoàn kết”  tại Thanh Hoá
Tiếp tục các hoạt động thiết thực góp phần cùng với cả nước xoá nhà tạm, nhà dột nát, không để ai bị bỏ lại phía sau, ngày 12/7, Trường Sĩ quan Lục quân 2 và Công ty CP đầu tư Chí Thành tổ chức trao tặng nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình ông Lê Quang Đáng ở xã Định Hoà, tỉnh Thanh Hoá.

Phát động Cuộc thi “Nghệ An hạnh phúc - Happy Nghệ An 2025”

Phát động Cuộc thi “Nghệ An hạnh phúc - Happy Nghệ An 2025”
Chiều 14/7, trong khuôn khổ buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2025, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi “Nghệ An hạnh phúc - Happy Nghệ An 2025”.

Lan toả yêu thương từ mô hình “1.000 đồng nâng bước con ngư dân đến trường”

Lan toả yêu thương từ mô hình “1.000 đồng nâng bước con ngư dân đến trường”
Từ ngày 10 đến 11/7, Đoàn công tác của Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật (BĐKT), Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Hữu Lương, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trung tâm làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho 5 cháu là con ngư dân được đơn vị nhận đỡ đầu.

Quỹ "Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc", 15 năm một hành trình

Quỹ "Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc", 15 năm một hành trình
Chiều 11/7, tại Lữ đoàn 125 Hải quân, phường Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh, UBMTTQVN TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình kỷ niệm 15 năm thành lập Quỹ “Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc” (2009–2024); sơ kết công tác vận động, quản lý Quỹ Vì người nghèo và Quỹ Cứu trợ năm 2024.

Tháng 7, xúc động hành trình về nguồn

Tháng 7, xúc động hành trình về nguồn
Ngày 10/7, hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày Truyền thống lực lượng TNXP ( 15/7), 78 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7), Hội Cựu Thanh niên xung phong phường Phú Thủy, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức chuyến hành trình về nguồn tại Bia ghi danh liệt sĩ Đa Kai, thuộc xã Nam Thành, tỉnh Lâm Đồng .

Thư cảm ơn

Thư cảm ơn
Kính gửi: Quý độc giả thân mến!

Đồng bằng sông Cửu Long đón hơn 2 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025

Đồng bằng sông Cửu Long đón hơn 2 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025
Chiều 9/7, tại Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức Họp mặt kỷ niệm 65 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960-9/7/2025).

Thanh Hóa thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2025 đạt gần 30.000 tỷ đồng

Thanh Hóa thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2025 đạt gần 30.000 tỷ đồng
Trong 6 tháng đầu năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực. Trong đó, thu ngân sách nhà nước đạt gần 30.000 tỷ đồng, đứng thứ 9 cả nước.

Đồng Nai đẩy mạnh chăm sóc người cao tuổi

Đồng Nai đẩy mạnh chăm sóc người cao tuổi
6 tháng đầu năm 2025, công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động thiết thực cả về vật chất lẫn tinh thần.

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ BHYT, BHXH tự nguyện cho NCT

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ BHYT, BHXH tự nguyện cho NCT
Ngày 4/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXVII có văn bản báo cáo UBND TP. Hồ Chí Minh về việc tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ BHYT và BHXH tự nguyện cho các nhóm đối tượng do ngân sách địa phương hỗ trợ theo các Nghị quyết còn hiệu lực của HĐND tỉnh Bình Dương (cũ) và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) cho đến khi hết thời hạn hoặc có Nghị quyết mới thay thế; đặc biệt là đối với nhóm đối tượng NCT.

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ
Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng.

Cần 30.000 đơn vị máu điều trị, cấp cứu trong dịp hè

Cần 30.000 đơn vị máu điều trị, cấp cứu trong dịp hè
Để đảm bảo nguồn máu kịp thời cho cấp cứu và điều trị trong mùa hè, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe, hãy sắp xếp thời gian tham gia hiến máu, cùng trao gửi sự sống cho người bệnh.

Chấp thuận xây dựng thêm 4 bến cảng container tại Hải Phòng

Chấp thuận xây dựng thêm 4 bến cảng container tại Hải Phòng
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, TP Hải Phòng.
Xem thêm
Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, với 440/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

Ngày 28/6/2025, Trường Đại học VinUniversity (VinUni) đã tổ chức Lễ tốt nghiệp khóa 2 (2021–2025) cho gần 150 sinh viên. Với thành tích xuất sắc: chưa tốt nghiệp nhưng 55% sinh viên năm cuối đã được tuyển vào các tập đoàn đa quốc gia; 26% đã trúng tuyển T
Nghệ An: Hơn 40.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nghệ An: Hơn 40.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Sáng nay (26/6), cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh trên cả nước, hơn 40.000 thí sinh Nghệ An chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…

Từ một phóng viên báo Tuổi Trẻ, phóng viên báo Lao Động…đến giảng viên thỉnh giảng khoa báo chí trường đại học KHXH&NV. Từ tranh vẽ đời thường trên giường bệnh đến tranh vẽ in lên áo dài thời trang, được các báo đặt hàng, 4 năm tập vẽ được triển lãm 3 lần
Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Hội Báo toàn quốc 2025:
Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Phiên bản di động