Nhớ “hoa nở” đèo Voi

Trên đường thiên lí Bắc Nam, ngay trên đỉnh đèo Phước Tượng (còn gọi là đèo Voi), thuộc thôn Phước Tượng, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nghe kể chuyện gia đình ông Lưu Bình Phúc (77 tuổi) và vợ là bà Nguyễn Thị Quảng (71 tuổi). Ngoài việc mở một quán giải khát cho khách qua đường, gia đình ông còn bỏ nhiều công sức cứu những người bị tai nạn giao thông trên đèo hơn 20 năm nay…

Con voi trung nghĩa

Vào năm 2015, chúng tôi lên đỉnh đèo Phước Tượng vào một ngày đầu xuân được nghe các bô lão kể rằng: Xưa kia, có một con voi rừng phò một vị tướng quân bị thương băng rừng từ núi Bạch Mã về cửa Tư Dung. Kiệt sức, con voi trung hậu gục đầu uống nước đầm Cầu Hai, rồi nằm lại vĩnh viễn… Đứng trên đỉnh đèo, du khách có thể mục kích dãy núi bên trái xa mờ trong màu lam sương khói. Đó là “con voi” trung nghĩa đang gục đầu uống nước trên đầm Cầu Hai. Với vẻ đẹp ấy, hầu hết xe du lịch đi ngang qua đây đều dừng lại đỉnh đèo vãn cảnh, ngắm con voi trung nghĩa và nghe chuyện xưa tích cũ và nhất là thăm gia đình ông Lưu Bình Phúc, một gia đình giáo dân Công giáo “kính Chúa yêu nước” chuyên làm việc nghĩa trên 20 năm nay ở đỉnh “đèo Voi”.

Cặp vợ chồng siêng làm việc nghĩa

Đưa tay chỉ về phía cua của con đèo, bà Quảng nói: “Đây là con đèo rất nguy hiểm, tuy chỉ dài trên 3km nhưng tai nạn giao thông xảy ra liên tục, đứng đầu bảng về tai nạn giao thông. Năm ngoái, khoảng 11h trưa, có một chiếc xe tải chạy hướng Nam Bắc đâm phải 2 người đi xe máy cùng chiều. Lúc đó cả nhà đang ngồi ăn cơm trưa, nghe tiếng “rầm”, biết có tai nạn, ông Phúc bỏ bát cơm xuống chạy ra thì thấy hai người đi xe máy đang bị bánh xe tải “chà” lên trên người, ông chạy đến, lôi hai người bị nạn ra và băng bó vết thương, đồng thời bà vào gọi điện cho Công an và xe cấp cứu tới đưa đi bệnh viện”.

Nhớ “hoa nở” đèo Voi
Hai vợ chồng ông Phúc, bà Quảng kể về những lần gia đình bà cứu người bị tai nạn.

“Tôi còn nhớ như in, lúc đang đi chăn dê trên núi về, tôi thấy một đám người bu đông chính giữa đèo. Mọi người đều xì xào “chắc chết mất, não văng ra như thế thì làm sao sống được”. Tôi rẽ đám đông vào thì thấy một người đang nằm bất tỉnh bên cạnh chiếc xe máy nát bét. Tôi nhào vô bồng anh ta dậy và kiểm tra xung quanh người, thì ra miệng anh ta đang nhai kẹo cao su trắng rơi ra dính vào đầu, mọi người tưởng là bể não. Xong rồi ông bồng anh thanh niên kia đi với thân hình bê bết máu cho lên xe máy chở về Bệnh viện Phú Lộc cấp cứu kịp thời và anh ta đã thoát chết…”, ông Phúc cho hay.

Ông Phúc tâm sự: Có một điều rằng, mặc dù cứu giúp nhiều người nhưng vợ chồng chúng tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện ơn nghĩa. Một lần, có một ông ở miền Bắc, nghe nói làm chức vụ gì đó to lắm. Đi trên xe 24 chỗ ngồi, tự nhiên qua đèo bị ngất xỉu, chân tay co quắp, người cứng lại. Chúng tôi đem vào nhà cạo gió, đánh gió… sơ cứu và đón xe đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu kịp thời. Hằng năm có dịp đi qua đèo, họ lại mua quà biếu và gửi tiền bày tỏ lòng cảm ơn, nhưng chúng tôi không nhận tiền bạc.

“Ở đây, thường xảy ra cháy rừng, tai nạn, bất kể nửa đêm gà gáy là có người đến kêu gia đình tôi. Có những vụ TNGT thảm khốc mà nạn nhân chết tại chỗ, không ai dám đến gần. Những lúc như thế ông tự mình tắm rửa, lo khăn áo chôn cất nạn nhân dưới núi, chờ người thân đến nhận người. Nhưng cũng có những nấm mồ sau 2-3 năm vẫn chưa có ai đến nhận. Vì thế, hằng năm cứ đến ngày rằm, lễ, tết ông bà đều hương khói đàng hoàng cho những nấm mồ vô chủ đỡ hiu quạnh.

Nhớ “hoa nở” đèo Voi
Du khách thường dừng chân đỉnh đèo Voi để ngắm cảnh.

"Vua hòa giải” trên đèo

Không những cứu chữa, mai táng kịp thời cho những vụ TNGT mà vợ chồng ông bà còn thành công trong công tác “hoà giải”, can ngăn những vụ xô xát, đánh nhau do “lỗi phải” trên đường. Có lần, một chiếc ô tô tông vào một tốp học sinh trên đường đi học về làm 3 em chết và 2 em bị thương. Sợ quá tài xế ô tô bỏ chạy, người nhà của mấy em cầm dao, rựa truy lùng và đòi lấy mạng tài xế để trả thù. Cùng với công an, chính quyền, vợ chồng ông bà đã đến từng nhà khuyên giải đúng sai và ngăn được một cuộc đổ máu xảy ra.

Hoặc có lần gặp những học sinh khoảng lớp 8, lớp 9 bỏ đi bụi, ông bà thấy được gọi vào nhà khuyên bảo, cho ăn uống và hỏi số điện thoại, nhà ở đâu để đưa về, sợ chúng nó lang thang thì tội lắm và dễ sa vào con đường tội lỗi. Những người ăn xin, cơ nhỡ qua đây, không có tiền bạc, gia đình ông cũng cưu mang cho ăn ở trong nhà và đón xe “miễn phí” cho họ đi về nhà hoặc đi đến những nơi họ muốn.

Người nông dân giỏi cấp tỉnh

Ông Phúc canh tác 0,5 ha ruộng, trồng 5ha rừng, nuôi 30 con dê, hằng năm thu về khoảng 100 triệu đồng. Vợ chồng ông bà có 10 người con, 6 trai, 4 gái. Tất cả đều thành đạt và các thành viên trong gia đình của ông Phúc giống như là một đội cứu hộ. Ai cũng biết sơ cấp cứu. Nếu nhẹ thì lấy xe chở xuống bệnh viện, còn nếu nặng thì canh giữ hiện trường và gọi công an đến. Trên tường treo nhiều bằng khen, giấy khen của huyện, tỉnh tặng gia đình ông về những thành tích xuất sắc trong công tác quản lí, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng nhiều năm liền. “Tuy nhiên trong công tác “hoà giải” giữa đường cho hàng trăm vụ xô xát của gia đình tôi thì chưa có ai khen…”, bà Quảng vui vẻ nói.

Chúa ban phước lành cho người có tâm làm việc thiện

Vừa qua, tâm sự với chúng tôi, cô Lưu Thùy Dương (con gái của ông Phúc) hiện đang sinh sống ở Bình Dương cho hay, sau khi các anh chị em chúng tôi khôn lớn và lập gia đình rời xa vòng tay cha mẹ, mỗi người lập nghiệp mỗi nơi. Và từ năm 2015, khi đường hầm đèo Phú Gia và Phước Tượng (huyện Phú Lộc) đi vào hoạt động, lưu lượng xe lên đèo chỉ còn rất ít. Cảm thấy buồn nên sau đó cha mẹ tôi vào sống với chúng tôi ở Bình Dương. Tuy cao tuổi nhưng “ông bà” vẫn khỏe mạnh, âu cũng là Chúa ban phước lành cho ông và bà vì đã siêng làm việc nhân nghĩa hơn 20 năm qua.

Bài và ảnh Tiên Sa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nữ Trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm

Nữ Trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm

Làm trưởng thôn, công việc thường dành cho những đàn ông, song bà Hoàng Thị Hẹn, 60 tuổi, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Tân Trung, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tâm huyết, trách nhiệm với cộng đồng, được bà con tin mến.
Người “Chiến sĩ Điện Biên” gương mẫu

Người “Chiến sĩ Điện Biên” gương mẫu

Cụ Nguyễn Cảnh Loan, ở khu phố 7, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm nay 87 tuổi, vinh dự được Ban Tổ chức gặp mặt đại biểu cựu chiến binh (CCB), cựu thanh niên xung phong (TNXP) tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ mời dự buổi “Gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại biểu CCB, cựu TNXP” tại Thủ đô Hà Nội, nhân dịp kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
Làm giàu từ đồi rừng

Làm giàu từ đồi rừng

Một ngày tháng Tư, ông Vũ Văn Thức, Chủ tịch Hội NCT xã Hợp Lý (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) cùng chúng tôi tới thăm gia đình NCT làm kinh tế giỏi bằng mô hình nuôi lợn siêu nạc thương phẩm và trồng thanh Long ruột đỏ ở thôn Thọ Linh…
Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Vào những năm 1947, 1948, lớp thanh niên chúng tôi không đợi có lệnh mới nhập ngũ, nhiều nơi chỉ tụ tập bàn nhau rồi lên đường tìm đến những đơn vị bộ đội xin đầu quân.
Từ cậu bé nghèo trở thành Anh hùng Quân đội

Từ cậu bé nghèo trở thành Anh hùng Quân đội

Cựu chiến binh Kiều Văn Niết sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó có 10 anh chị em, tại xã Bàu Trai, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Năm lên 8 tuổi, Kiều Văn Niết phải đi ở đợ, cắt cỏ, coi trâu, mỗi năm nhà chủ trả cho 15 giạ lúa.

Tin khác

Làm giàu từ chăn nuôi gà lai

Làm giàu từ chăn nuôi gà lai
Tuy tuổi đã cao, nhưng với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, ông Đinh Quang Tưởng, 66 tuổi, xã Hải Đông, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã thành công từ mô hình chăn gà lai, hằng năm thu lãi hơn trăm triệu đồng...

Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca

Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca
Có ai đó đã nói: “Tình yêu văn học sẽ không có điểm dừng, khi trái tim còn thổn thức yêu thương”. Điều này thật đúng với nhà giáo Trần Thị Tường Thư.

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”
Ông Phạm Hoàng Thân hai năm liền được bình chọn là Chi hội trưởng tiêu biểu của Chi hội NCT số 12 thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Từ bí mật đến... bí mật

Từ bí mật đến... bí mật
Đời quân ngũ của Cựu chiến binh (CCB), chiến sĩ Điện Biên Phủ Ngô Quang Xem ở phường Vàng Danh, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có những kí ức khó quên.

Có công đóng góp của người cao tuổi

Có công đóng góp của người cao tuổi
Đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình có 119/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); có 6 huyện, 2 thành phố được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn NTM và hoàn thành hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tỉnh Ninh Bình đang phấn đấu trong năm 2024 được công nhận tỉnh NTM. Những thành công trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xây dựng NTM ở Ninh Bình có đóng góp không nhỏ của NCT, nhất là trong lĩnh vực làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo…

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả
Trong phong trào phát triển kinh tế, nhiều cựu chiến binh ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã phát triển nghề chăn nuôi dê và lập vườn trồng cây ăn trái; nhờ đó đã thoát nghèo bền vững và góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Ông Ngọc chăm việc xã hội

Ông Ngọc chăm việc xã hội
Ông Nguyễn Văn Ngọc, 73 tuổi, Chi hội phó Cựu chiến binh (CCB) kiêm chủ nhiệm CLB quân nhân địa bàn dân cư 24, phường Vĩnh Tuy ở số 2, ngách 53/23 phố Dương Văn Bé, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội nổi tiếng là người chăm việc xã hội.

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên
Không chỉ các hội viên Hội Phụ nữ, Hội NCT mà bà con địa bàn dân cư số 10 thường nói về bà như vậy. Bà là cựu giáo chức, chi hội trưởng chi hội Phụ nữ số 10 sống tại số nhà 36, ngõ 559, phố Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Người trưởng khu cần mẫn

Người trưởng khu cần mẫn
Sau 5 năm công tác trong quân đội, tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, đến năm 1982, ông Hà Văn Thành, sinh năm 1956, ở khu 4, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ phục viên về địa phương.

Cụ chủ nhiệm câu lạc bộ hay thơ

Cụ chủ nhiệm câu lạc bộ hay thơ
Đó là cụ Vũ Ngọc Tuyền, 86 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy Công ty Dệt 8/3 Hà Nội (trước là Nhà máy Dệt 8/3 Hà Nội), Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) hưu trí Nhà máy Dệt 8/3 Hà Nội hiện ở số 82, phố 8/3, phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Thạnh - Người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Bà Nguyễn Thị Thạnh - Người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Bà Nguyễn Thị Thạnh, hội viên Hội NCT khối Phúc Lộc, phường Vinh Tân, TP Vinh, tỉnh Nghệ An là gương điển hình luôn tâm huyết với công tác Hội và là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia các phong trào tại địa phương. Bà xứng đáng là phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Một gia đình nhà giáo tiêu biểu

Một gia đình nhà giáo tiêu biểu
Xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa nổi tiếng về sự hiếu học của xứ Thanh. Mảnh đất này còn được biết đến với tên gọi là làng khoa bảng, làng tiến sĩ của Thanh Hóa. Trong các triều đại phong kiến, xã Hoằng Lộc đóng góp 12 vị tiến sĩ, trong đó có 7 tiến sĩ được khắc tên trên văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Chuyện về ông Chín mắm

Chuyện về ông Chín mắm
Người dân ở thôn Trường Xuân, xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh thường gọi ông Lê Văn Chín với cái tên thân thương như vậy. Ông không chỉ là người được bà con huyện đảo tin yêu, quý trọng vì những đóng góp cho công việc chung, mà bởi ông còn rất giỏi nghề làm mắm.

Cựu TNXP nhiệt tình, tâm huyết

Cựu TNXP nhiệt tình, tâm huyết
Đã 75 tuổi, song ông Nguyễn Văn Ngôn, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) huyện Trực Ninh vẫn luôn tâm huyết, trách nhiệm cao trước mọi công việc của Hội, góp phần đưa phong trào thi đua của Hội Cựu TNXP huyện Trực Ninh được xếp vào tốp đầu của tỉnh Nam Định.

Giàu lên từ trồng cam

Giàu lên từ trồng cam
Cần cù, chịu khó, năng động trong phát triển kinh tế, ông Nguyễn Văn Phương, 70 tuổi, thôn Khe giáo, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh là người tiên phong trồng cam có hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho gia đình và nhiều lao động địa phương.
Xem thêm
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và biên giới cho NCT các tỉnh Tây Nguyên

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và biên giới cho NCT các tỉnh Tây Nguyên

Sáng 16/4/2024, tại TP Buôn Ma Thuột, Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, biên giới cho cán bộ, hội viên Hội NCT khu vực Tây Nguyên. Hội nghị do Hội NCT tỉnh Đắk Lắk đăng cai tổ chức.
Xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển, nâng cao chất lượng hội viên

Xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển, nâng cao chất lượng hội viên

Hội NCT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 523/TTg ngày 24/9/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Hội NCT các tỉnh, thành phố hoạt động theo 2 mô hình; trong đó 13 tỉnh, thành phố và 168 huyện, thị xã thực hiện thí điểm mô hình Hội NCT từ năm 20
Chăm sóc sức khỏe đôi mắt để NCT tiếp tục cống hiến

Chăm sóc sức khỏe đôi mắt để NCT tiếp tục cống hiến

Sáng 11/4, tại TP Hà Nội, Hội NCT Việt Nam và Tập đoàn Y khoa Sài Gòn tổ chức Lễ kí kết Chương trình hợp tác “Sáng mắt sáng cả niềm tin”.
Hội NCT 7 xã miền núi huyện Ba Vì, TP Hà Nội: Tổ chức Giải thi đấu bóng chuyền hơi NCT

Hội NCT 7 xã miền núi huyện Ba Vì, TP Hà Nội: Tổ chức Giải thi đấu bóng chuyền hơi NCT

Ba Vì là huyện có 7 xã miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ 16,3% dân số toàn huyện. Tổng số hội viên NCT của 7 xã là 10.931 hội viên.
Phát huy tốt vai trò NCT trong xây dựng khu dân cư văn hóa

Phát huy tốt vai trò NCT trong xây dựng khu dân cư văn hóa

Nhiều năm qua, Hội NCT huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên khích lệ, phát huy vai trò hội viên xây dựng gia đình văn hóa, gia đình kiểu mẫu; giữ gìn kỉ cương, giáo dục đạo đức lối sống, cách đối nhân xử thế, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con cháu.
Triển khai tổ chức Hội nghị Biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc

Triển khai tổ chức Hội nghị Biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc

Nhân kỉ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), thực hiện Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) và BĐD Hội NCT thành phố về tổ chức hoạt động hỗ trợ phụ nữ cao tuổi trên địa bàn giai đoạn 2022-2027, ngày 5/4/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phối hợp BĐD Hội NCT thành phố ban hành kế hoạch số 05 về việc phối hợp tổ chức Hội nghị biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc (Hội nghị).
“Dân vận khéo” kéo được người hảo tâm

“Dân vận khéo” kéo được người hảo tâm

Thừa biết “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” nhưng nhiệm vụ được giao thì phải làm, trách nhiệm với cộng đồng thì phải gánh! Đó là chuyện của ông Nguyễn Nam Tuấn (sinh năm 1958), hội viên Hội NCT, Tổ trưởng Tổ dân phố (TDP) số 7, khối phố Quang Thành 2B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng…
Nữ trưởng thôn luôn nhiệt tình trong mọi công tác

Nữ trưởng thôn luôn nhiệt tình trong mọi công tác

Năm nay 64 tuổi, tham gia công tác thôn Liên Minh, xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội từ năm 2016, đến năm 2020, bà Nguyễn Thị Thuỷ đã được bà con thôn Liên Minh bầu làm Trưởng thôn. Suốt 4 năm qua, với tinh thần, trách nhiệm của một đảng viên, cựu chiến binh và hội viên Hội NCT, bà Thuỷ đã luôn năng động, nhiệt tình, xây dựng thôn Liên Minh phát triển về mọi mặt.
Tận tụy với việc công

Tận tụy với việc công

Không chỉ bà con Nhân dân địa bàn dân cư mà cả hội viên Hội NCT, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) đều nói về ông như vậy. Ông là Vũ Văn Phúc, Tổ trưởng dân phố kiêm Chi hội trưởng Hội cựu TNXP và Chi hội phó Chi hội NCT khu dân cư 16, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Phiên bản di động