Ông Trần Văn Đấu là tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác Hồ

Tuổi cao gương sáng 06/03/2025 09:46
PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung cho biết, các thực vật bản địa đặc trưng có dược liệu mọc phổ biến khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Các loại cây này dễ trồng, dễ bảo tồn, thu hoạch sản lượng lớn, thời gian sinh trưởng thu hoạch ngắn, phát triển tốt trên đất bạc màu, đất cát, có hiệu quả kháng khuẩn, kháng nấm. Cây gừng đen vùng phân bố ở rừng Bạch Mã và rừng Phong Điền địa bàn TP Huế, có hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm, ứng dụng trị bệnh tiểu đường. Cây tỏi đá được phát hiện vào đầu năm 2023, tại Phong Điền. Đây là dược liệu quý, nhiều dược chất, có khả năng ứng dụng trong điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh, khả năng ức chế vi khuẩn và hội chứng bệnh Alzheimer, tiểu đường. Các nghiên cứu về cây bồ công anh cho thấy có dược chất taraxacum officinale có thể chống lại các khối u và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, trong cây bồ công anh cũng chứa nhiều inulin - một loại cacbohydrate, tinh bột có lợi cho hệ vi sinh đường ruột và còn được gọi là prebiotics.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung (người đứng giữa) tại vườn thực nghiệm. |
Từ năm 2020 đến nay, PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung đã thực hiện và công bố nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín, đặc biệt là các công trình tập trung vào khả năng kháng khuẩn, ức chế virus và hỗ trợ điều trị các hội chứng bệnh như viêm loét dạ dày, tiểu đường, alzheimer... Các nghiên cứu này không chỉ dừng lại ở mức lí thuyết mà còn được ứng dụng vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, qua đó đưa ra những ứng dụng thực tiễn có giá trị hơn cho các nghiên cứu của mình.
PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung chia sẻ, con đường nghiên cứu khoa học có nhiều khó khăn, thử thách, để có được những thành quả như hôm nay, bà cùng nhóm nghiên cứu đã phải dành nhiều thời gian, tâm sức. Những chuyến đi tìm loại dược liệu mới thường kéo dài từ 10-15 ngày, vào sâu trong rừng, phải phối hợp với cả lực lượng kiểm lâm để đi. Nhưng không phải chuyến đi nào cũng thành công.
Không chỉ đam mê nghiên cứu khoa học, PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung còn xem giảng dạy là một sứ mệnh thiêng liêng và vinh dự. Bà tâm huyết xây dựng chương trình học, thiết kế các buổi thực hành và hướng dẫn sinh viên phương pháp nghiên cứu khoa học bài bản. “Bản thân tôi luôn nhấn mạnh rằng, nghiên cứu khoa học không chỉ là học lí thuyết mà còn là quá trình rèn luyện sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và tinh thần khám phá không ngừng. Trong mỗi giờ dạy, tôi cố gắng truyền tải kiến thức một cách dễ hiểu, gần gũi nhất để sinh viên vừa nắm vững kiến thức, vừa thêm yêu thích môn học”, bà chia sẻ.
Nhờ nỗ lực không ngừng và sự đồng hành của nhóm nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong nghiên cứu và giảng dạy, bao gồm: Giải thưởng thuộc Chương trình L’Oreal - UNESCO - Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học cấp quốc gia năm 2023. Đặc biệt, PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung và nhóm nghiên cứu đã đạt các giải thưởng cao quý như Giải thưởng sáng tạo Châu Á 2024 của Quỹ Toàn cầu Hitachi và Giải thưởng Sáng tạo Nữ cố đô Huế lần thứ nhất.