Nghỉ hưu trước tuổi để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ năng động cống hiến

Cùng với nỗ lực sắp xếp, sáp nhập, nhiều cán bộ, đảng viên đã tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi với tinh thần “đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang có những bước chuyển rõ nét. Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, Chính phủ đã trình Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo đúng định hướng của Trung ương và tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền địa phương chủ động hơn trong việc giải quyết công việc. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan hành chính; giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý công việc và cải thiện sự phục vụ của Nhà nước đối với người dân.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”. Điều này không chỉ là cắt giảm mà còn đòi hỏi cải cách sâu rộng quản trị nhà nước, minh bạch hóa, và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hành chính, kinh tế, tài chính - ngân sách, và quản lý tài nguyên. Cần tăng tính chủ động, sáng tạo, tự lực và trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu.

Nghỉ hưu trước tuổi để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ năng động cống hiến
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Dự kiến giảm 13 tổng cục, 518 cục, 218 vụ, 2.958 chi cục

Sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo đúng tiến độ và làm tốt công tác tư tưởng, tạo đồng thuận, thống nhất cao trong nội bộ cơ quan và toàn hệ thống là điều người đứng đầu Chính phủ thường xuyên nhắc đến trong các phiên họp của Chính phủ. Chiều 11/1, chủ trì Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo đã đánh giá cao nỗ lực triển khai nhiệm vụ và công tác chuẩn bị phiên họp của Bộ Nội vụ - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo và các cơ quan liên quan trong xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các báo cáo, đề xuất phương án thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Ban Chỉ đạo của Chính phủ thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV vừa được Bộ Nội vụ hoàn thiện báo cáo Ban Chỉ đạo của Chính phủ, có nhiều nội dung mới so với phương án trước đây liên quan đến tên gọi và tổ chức bộ máy bên trong các bộ, số đầu mối giảm rất nhiều.

Đáng chú ý là, dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021 - 2026) có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ, cơ quan ngang bộ), gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế; Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nội vụ; Bộ Dân tộc và Tôn giáo; Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Như vậy, thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ủy ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ. Có 4 bộ sau khi hợp nhất vẫn giữ nguyên tên gọi là Bộ Tài chính (sau khi hợp nhất Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính), Bộ Nội vụ (sau khi hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh Xã hội và Bộ Nội vụ), Bộ Xây dựng (sau khi hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng), Bộ Khoa học và Công nghệ (sau khi hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ). Ngoài ra, giữ nguyên tên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí từ Bộ Thông tin và Truyền thông.

Có 5 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 3 cơ quan), gồm: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam.

Đồng thời với đó, tổ chức bên trong của một số bộ, cơ quan ngang bộ cũng tiếp tục được sắp xếp, tinh gọn. Theo phương án mới, giảm 13/13 tổng cục, 518 cục, 218 vụ, giảm 2.958 chi cục và tương đương; giảm 201 đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, chấp hành nghiêm chủ trương của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Chính phủ về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Bộ đã thực hiện tổng kết Nghị quyết 18, cùng với Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện nội dung đề án hợp nhất 2 Bộ trình Chính phủ.

Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng xác định rõ đây là công việc đặc biệt quan trọng; khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. Do đó, mỗi lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, phải gương mẫu, quyết liệt trong quá trình thực hiện, bám sát các nguyên tắc của Đảng, cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn; nghiêm túc quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao, “cùng vì sự nghiệp và nhiệm vụ chính trị chung; tin tưởng vào sự hợp nhất là sức mạnh”.

Chiều 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Cả hai Nghị quyết trên có hiệu lực thi hành từ ngày 7/1/2025. Kết luận số 111 KL/TW Bộ Chính trị đã đánh giá Đảng đoàn Quốc hội là cơ quan gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện chủ trương Nghị quyết của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng đã công bố quyết định về công tác tổ chức và cán bộ theo Quyết định số 214-QĐ/TW của Bộ Chính trị, sau khi sau khi tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ các Hội đồng Lý luận, khoa học của Trung ương (Hội đồng Lý luận Trung ương; Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương); sáp nhập Học viện Hành chính quốc gia; giảm 23 đầu mối cấp vụ (từ 54 đầu mối trước khi sáp nhập xuống còn 31 đầu mối cấp vụ sau sáp nhập). Dự buổi lễ công bố, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ghi nhận Học viện đã triển khai tích cực việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Các đơn vị của Học viện sau khi sáp nhập đang đi vào hoạt động ngay với khí thế mới, tinh thần mới.

Đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết

Cùng với nỗ lực triển khai sắp xếp, sáp nhập, nhiều cán bộ, đảng viên đã tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi với tinh thần “đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết”. Đây là quyết định rất đáng trân trọng. Điển hình có thể kể đến là tỉnh Đắk Lắk.

Có mong muốn nghỉ hưu cách đây gần 1 năm, dịp này, cùng với việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy và việc ban hành Nghị định 178/2024/NĐ-CP là thời điểm may mắn để ông Ra Lan Vôn Ga (sinh năm 1968), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy M'Drắk xin nghỉ hưu trước tuổi. Ông Ra Lan Vôn Ga mong muốn, việc nghỉ hưu trước tuổi của bản thân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức, sắp xếp, sáp nhập, tinh gọn bộ máy, đặc biệt là tạo cơ hội cho cán bộ trẻ năng động tiếp tục làm việc, cống hiến.

Ông Ra Lan Vôn Ga chia sẻ, với điều kiện khả năng, sức khỏe và trình độ năng lực của bản thân qua các vị trí đã từng công tác, sau khi nghỉ hưu trước tuổi, ông sẽ tìm một công việc phù hợp để tiếp tục có những đóng góp cho sự phát triển của bản thân mình, đóng góp cho cộng đồng và xã hội.

Qua 30 năm công tác, phải sống xa gia đình, nay nhận thấy sức khỏe không còn được như trước, hơn nữa việc nghỉ hưu trước tuổi được hưởng các chế độ chính sách ưu việt khiến bà H Er Niê Kdăm (sinh năm 1971), chuyên viên Phòng Dân tộc huyện Cư M’Gar phấn khởi, quyết định xin nghỉ để về chăm lo cho gia đình, về với nhân dân buôn Tah, xã Ea Drơng, giúp bà con phát triển kinh tế.

Đến nay, huyện Cư M’Gar đã có 14 cán bộ viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Ban Thường vụ Huyện ủy đã tiếp nhận đơn, xem xét, cho ý kiến về từng trường hợp.

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Thượng Hải cho biết, tính đến ngày 10/1, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã nhận được 7 đơn xin nghỉ hưu trước tuổi từ các cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Trong các trường hợp xin nghỉ hưu trước tuổi có 2 Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Đáng chú ý, có trường hợp còn trên 5 năm công tác, vẫn đủ tuổi cơ cấu để tiếp tục làm việc ở nhiệm kỳ tới, song vì điều kiện hoàn cảnh, một phần để tạo điều kiện cho các thế hệ trẻ phấn đấu phát triển nên đã làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Các trường hợp tự nguyện về hưu trước tuổi sẽ giúp địa phương này tinh giảm, gọn lại số lượng người làm việc trong cơ quan hành chính. Đồng thời, thuận lợi cho sắp xếp chức danh, chức vụ khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất các cơ quan, đơn vị.

Có thể thấy, tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên có vai trò quan trọng trong triển khai sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Tại Tuyên Quang, ông Nguyễn Quốc Hữu, sinh năm 1965, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi dù đến tháng 9/2027 mới hết tuổi công tác, nhằm tạo thuận lợi cho công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của huyện và giúp cán bộ trẻ có điều kiện phát triển.

Nghị định 178/2024/NĐ-CP với những chính sách vượt trội dành cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi đã giúp cán bộ, công chức, viên chức yên tâm về quyền lợi của mình. Khi thông tư hướng dẫn cụ thể của Bộ Nội vụ và chính sách riêng của địa phương được ban hành sẽ là nguồn động viên khuyến khích cán bộ, viên chức tự nguyện viết đơn nghỉ trước tuổi. Hiện ở Cần Thơ có 5 công chức, lãnh đạo (sở, phòng) đã gửi đơn đến Ban Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ để xin nghỉ trước tuổi, song vẫn đang phải chờ cơ quan chức năng có hướng dẫn cụ thể thống nhất nội dung đơn, thực hiện các chính sách phù hợp đối với từng trường hợp.

Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/nghi-huu-truoc-tuoi-de-tao-co-hoi-cho-can-bo-tre-nang-dong-cong-hien-20250112154009485.htm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phải cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Thủ tướng: Phải cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Chiều 12/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì họp Phiên thứ hai của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Tin khác

Nam Định: Công nhận Khu du lịch Thịnh Long là khu du lịch cấp tỉnh

Nam Định:  Công nhận Khu du lịch Thịnh Long là khu du lịch cấp tỉnh
Khu du lịch biển Thịnh Long, cách TP Nam Định 45 km về phía Đông Nam, với bãi biển dài 7km, chia thành ba khu vực tắm biển tự nhiên, phù hợp cho các hoạt động nghỉ dưỡng, vui chơi. Khu vực còn sở hữu bãi bồi độc đáo hình thành tự nhiên sau các công trình kè biển, thu hút đông đảo khách tham quan tắm biển.

Cao Bằng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2025

Cao Bằng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2025
Sáng 10/1, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị gặp mặt các cơ quan báo chí thông tin về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Đặng Xuân Phong giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Đặng Xuân Phong giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
Sáng 11/1, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo.

Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào

Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào
Trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, sáng 10/1, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế

Phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế. Chúng ta đã Tổng kết 40 năm đổi mới và thống nhất rằng cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế để chúng ta vững bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát tối cao và xây dựng pháp luật của Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát tối cao và xây dựng pháp luật của Quốc hội
Sáng 6/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc Phiên họp thứ 41 (phiên họp đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2025) dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Hoàn thiện thể chế, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hoàn thiện thể chế, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Sau 29,5 ngày làm việc khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã chính thức “khép lại”. Đây là Kì họp quyết định về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và nâng cao đời sống của người dân, tạo tiền đề về mọi mặt, trong đó có vấn đề hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Công bố Nghị quyết về sáp nhập xã Trung Lộc vào thị trấn Đồng Lộc

Công bố Nghị quyết về sáp nhập xã Trung Lộc vào thị trấn Đồng Lộc
Sáng 1/1/2025, Ban Thường vụ Huyện ủy Can Lộc tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025 và Quyết định thành lập Đảng bộ thị trấn Đồng Lộc.

Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất

Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất
Trong những ngày vui Xuân, đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, cùng với dịp kỉ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025); lớp đảng viên cao tuổi chúng tôi vô cùng xúc động nhớ đến những lời tâm huyết của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phẩm chất cách mạng vẻ vang của người đảng viên và cũng là của mọi người Việt Nam yêu nước: "Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất".

Năm 2024, Ngành Tài chính đã hoàn thành xuất sắc công tác thu chi, tăng thu, tiết kiệm chi

Năm 2024, Ngành Tài chính đã hoàn thành xuất sắc công tác thu chi, tăng thu, tiết kiệm chi
Chiều 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác tài chính-ngân sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy ở Bình Thuận: Giảm 5 sở, nhiều phòng, ban, đơn vị

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy ở Bình Thuận: Giảm 5 sở, nhiều phòng, ban, đơn vị
Thực hiện nghiêm chủ trương, chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương, cơ sở; đồng thời, từ thực tiễn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ,hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, để sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Phương án tổng thể sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Thuận.

Độc đáo nền văn hóa ẩm thực Hà Giang

Độc đáo nền văn hóa ẩm thực Hà Giang
Trong những ngày lạnh giá cuối năm 2024, chuyến đi của đoàn “A Bản và những người bạn” từ Hà Nội đến Hà Giang đã khép lại, để lại trong lòng mỗi thành viên những ký ức ấm áp và những trải nghiệm sâu sắc về văn hóa vùng cao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
Chiều 30/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì cuộc làm việc với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy của hai Bộ này.

Chung sức đồng lòng đưa địa phương phát triển bền vững

Chung sức đồng lòng đưa địa phương phát triển bền vững
Sáng 29/12, CLB Lực lượng Vũ trang (LLVT) nghỉ hưu xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ tổ chức tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai công tác năm 2025.
Xem thêm
Nam Định:  Công nhận Khu du lịch Thịnh Long là khu du lịch cấp tỉnh

Nam Định: Công nhận Khu du lịch Thịnh Long là khu du lịch cấp tỉnh

Khu du lịch biển Thịnh Long, cách TP Nam Định 45 km về phía Đông Nam, với bãi biển dài 7km, chia thành ba khu vực tắm biển tự nhiên, phù hợp cho các hoạt động nghỉ dưỡng, vui chơi. Khu vực còn sở hữu bãi bồi độc đáo hình thành tự nhiên sau các công trình kè biển, thu hút đông đảo khách tham quan tắm biển.
Cao Bằng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2025

Cao Bằng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2025

Sáng 10/1, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị gặp mặt các cơ quan báo chí thông tin về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Đặng Xuân Phong giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Đặng Xuân Phong giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Sáng 11/1, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo.
Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy ở Bình Thuận: Giảm 5 sở, nhiều phòng, ban, đơn vị

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy ở Bình Thuận: Giảm 5 sở, nhiều phòng, ban, đơn vị

Thực hiện nghiêm chủ trương, chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương, cơ sở; đồng thời, từ thực tiễn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ,hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, để sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Phương án tổng thể sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Thuận.
Nỗ lực, đoàn kết và luôn nêu cao vai trò đầu tàu gương mẫu

Nỗ lực, đoàn kết và luôn nêu cao vai trò đầu tàu gương mẫu

Trao đổi cùng phóng viên trước thềm năm mới 2025, nhiều cán bộ làm công tác Hội NCT các tỉnh, thành phố đánh giá cao vai trò chỉ đạo, hướng dẫn quyết liệt, cụ thể, hiệu quả của Trung ương Hội NCT Việt Nam, người đứng đầu các cấp Hội; sự quan tâm vào cuộc, ủng hộ tích cực của hệ thống chính trị và sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, hội viên NCT các cấp. Tạp chí Người cao tuổi trích đăng một số ý kiến xoay quanh nội dung trên…
Những kết quả nổi bật trong năm 2024

Những kết quả nổi bật trong năm 2024

Năm 2024, Trung ương Hội NCT đã phối hợp, tích cực tham mưu Đảng, Nhà nước và chỉ đạo các cấp Hội triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng mang dấu ấn lịch sử. Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tập trung cao độ, phấn đấu thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội VI và nghị quyết Ban Chấp hành lần thứ ba về 12 nhóm nhiệm vụ giải pháp và chương trình công tác năm.
Phiên bản di động