Lý giải những vấn đề 'nóng' ở TP.HCM

Đấu giá “đất vàng”, quản lý công sản, mất bản đồ quy hoạch gốc Thủ Thiêm, nhà đất liên quan Vũ “nhôm”, sai phạm tại Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn... là những vấn đề được đặt ra tại buổi họp báo của UBND TP.HCM hôm qua.

Cuộc họp báo do ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP, chủ trì.

Lý giải những vấn đề 'nóng' ở TP.HCM
Mặt bằng 9 lô đất khu chức năng số 1 - vùng lõi trung tâm khu đô thị mới Thủ Thiêm đang được mang ra đấu giá công khai. Ảnh NGỌC DƯƠNG

Vướng 1 - 2 địa chỉ với Vũ “nhôm”
Trả lời câu hỏi của PV về việc dư luận cho rằng Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) cũng thao túng đất công ở địa bàn TP.HCM, ông Võ Văn Hoan nói: “Vụ án liên quan đến Vũ “nhôm” là vụ án lớn, do Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng trực tiếp chỉ đạo. Ở TP có vướng 1 - 2 địa chỉ, phần lớn là địa chỉ nhà đất do bộ ngành T.Ư quản lý. Về mặt thẩm quyền, chuyển các địa chỉ từ công sản được giao cho đơn vị sản xuất, kinh doanh, rồi chuyển sang mục đích khác như thế nào đó là chuyện của các bộ ngành T.Ư, và phải có ý kiến ở cấp cao hơn để thẩm định việc đó”.
Về trách nhiệm của TP ông Hoan thẳng thắn nhìn nhận: “TP có 2 việc và chúng tôi cũng tâm niệm rồi, đó là trách nhiệm của TP. Một là quản lý quy hoạch. Hai nữa là tham mưu thẩm định giá. Vụ việc liên quan đến Vũ "nhôm" mà nói TP không có trách nhiệm là không đúng đâu. Thực tế là cũng có nhưng trong phạm vi thẩm quyền của TP là như vậy. Còn các dự án khác như thế nào, quá trình điều tra phát sinh thêm thì phải chờ chứ chưa biết được”.
Về thông tin mạng xã hội liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự ông Lê Tấn Hùng, thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (Sagri), ông Võ Văn Hoan nói việc loan thông tin đó trên mạng “là chưa chính xác”. Ông Hoan cho biết kết luận của Thanh tra TP về thanh tra toàn diện Sagri phát hiện có những nội dung ở niên độ trước thời điểm ông Hùng về điều hành Sagri. “Nên nếu gom lại hết rồi nói tất cả trách nhiệm thuộc về ông Lê Tấn Hùng là rất kẹt”, ông Hoan nói và cho biết cá nhân ông đã đề nghị ông Lê Tấn Hùng cần gặp gỡ báo chí giải thích rõ vấn đề này.
Đấu giá “đất vàng”, truy tìm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm
Tại buổi họp báo, nhiều vấn đề liên quan đến quy hoạch, triển khai dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, Q.2 (sau đây gọi tắt là Thủ Thiêm) cũng được báo chí đặt ra.
Về việc lần đầu tiên đấu giá toàn bộ 9 lô đất khu chức năng số 1 - vùng lõi trung tâm Thủ Thiêm rộng 78.000 m2 với giá trị đầu tư tạm tính 27.000 tỉ đồng, ông Võ Công Lực, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP.HCM (thuộc Sở TN-MT), cho biết việc đấu giá sẽ tổ chức công khai, minh bạch tại trung tâm đấu giá thuộc Sở Tư pháp TP.HCM, dự kiến trong giai đoạn 2018 - 2019.
Còn theo ông Võ Văn Hoan, việc đấu giá các lô “đất vàng” này nhằm lựa chọn nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án và góp phần trang trải chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật ban đầu của toàn khu Thủ Thiêm. “Để đạt mục tiêu không để trống đất vàng, UBND TP đề ra hàng loạt tiêu chí đánh giá năng lực của các tổ chức tham gia đấu giá. Cụ thể, nhà đầu tư phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không vi phạm quy định pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.
Rà soát, xử lý các đối tượng tung tin sai lệch về thị trường nhà đất
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đăng Hồ, Phó phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng TP.HCM), thừa nhận vừa qua có tình trạng sốt đất ở một số quận,huyện trên địa bàn, trong đó có Q.2, Q.9... Về nguyên nhân, ông Hồ cho hay cơn sốt xuất phát từ yếu tố dự báo về phát triển kinh tế VN và TP.HCM trong năm 2018 tăng trưởng tốt khiến người dân bỏ tiền đầu tư; quá trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật được tăng cường; tâm lý người dân muốn mua nhà, đất nền sau sự cố cháy chung cư Carina Plaza (Q.8)… “Sở đã kiến nghị TP giao cho chính quyền địa phương, cơ quan công an rà soát, xử lý các đối tượng tung tin sai lệch về thị trường nhà đất để đẩy giá trục lợi bất chính”, ông Hồ nói.


Tổ chức tham gia đấu giá có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư tạm tính (khoảng 27.000 tỉ đồng), tương đương vốn phải có sẵn hơn 5.400 tỉ đồng; có khả năng huy động 80% phần vốn còn lại (tương đương khoảng 21.600 tỉ đồng). Đặc biệt, không lỗ lũy kế tính đến năm 2017; đã, đang làm chủ đầu tư hoặc đã, đang thực hiện đầu tư ít nhất 1 dự án có cùng quy mô tương đương trở lên; có cam kết và nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định; cam kết hoàn thành dự án trong thời hạn không quá 60 tháng (5 năm) kể từ ngày trúng đấu giá. Tổ chức tham gia đấu giá phải nộp khoản tiền đặt trước 20% giá khởi điểm”, ông Hoan cho biết.
Liên quan đến thông tin “thất lạc” bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm, Giám đốc Sở QH-KT Nguyễn Thanh Nhã cho biết cơ quan, ban ngành TP đã cố gắng tìm nhưng đến giờ chưa tìm ra. Ông Võ Văn Hoan nói thêm: “Không phải không có tấm bản đồ này, bởi đó là thủ tục cần thiết đi kèm với hồ sơ, mà vấn đề là đang tìm. Nói như vậy để hiểu cho đúng hơn chứ không ai phê duyệt lại không có nội dung đó đâu. Rất tiếc là từ đó đến nay (từ lúc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm - PV) đã 23 năm rồi, công tác lưu trữ lúc đó thế nào mà giờ tìm chưa thấy bản gốc”. Ông Hoan cũng cho biết TP đã có chỉ đạo bằng mọi cách truy bằng được tấm bản đồ này.
Chuyện đất công “rất phức tạp”
Liên quan đến vụ việc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) bán khu đất rộng hơn 30 ha tại xã Phước Kiển, H.Nhà Bè với giá ban đầu 1,29 triệu đồng/m2 cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, ông Võ Văn Hoan cho biết Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đã giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khẩn trương tổ chức kiểm tra các dấu hiệu vi phạm pháp luật và quy định của Thành ủy về quản lý các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Thành ủy trong chuyển nhượng đất; làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả các vi phạm trách nhiệm của các cá nhân và tập thể có liên quan; báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy trước ngày 8.5.2018. “Do chưa có kết luận chính thức nên hiện chưa thể thông tin chi tiết về vụ việc này”, ông Hoan nói.

Lý giải những vấn đề 'nóng' ở TP.HCM
Khu đất hơn 30 ha Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận bán cho tư nhân với giá rẻ đang chờ kết luận của Thành ủy. ẢNH: CTV

Về báo cáo của Thanh tra TP phát hiện hàng loạt đơn vị đang quản lý, sử dụng đất công vi phạm quy định về sử dụng đất, ông Võ Văn Hoan nói: “Chuyện này rất phức tạp. Có cái T.Ư quản, có cái TP quản, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, có rất nhiều biến động. Về cơ bản thì quản được rồi, nhưng có những cái biến động, khi đụng vô thì gặp những khó khăn, sở hữu bên trong bên ngoài, giải quyết rất mất công. TP đang đánh giá lại một cách toàn diện về quản lý đất công trên địa bàn. HĐND TP cũng đang giám sát việc quản lý và sử dụng tài nguyên đất, trọng tâm là đất do nhà nước trực tiếp quản lý (đất công) để chấn chỉnh”. Trong khi đó, ông Trần Văn Thạch, Phó giám đốc Sở TN-MT, thừa nhận có tình trạng các cơ quan T.Ư đứng chân trên địa bàn TP, các quận, huyện và đơn vị trực thuộc TP.HCM khi được giao đất công đã sử dụng không đúng mục đích, cho thuê sai quy định…

Không dời trụ sở hành chính qua Thủ Thiêm
Liên quan đến những tranh luận về việc nâng cấp, xây dựng mở rộng trụ sở HĐND, UBND TP.HCM mà Thanh Niên phản ánh, ông Võ Văn Hoan nói: “Ý kiến trong nội bộ TP về việc dời công trình qua Thủ Thiêm là dứt khoát không có. Quy hoạch đã được Thủ tướng duyệt rồi, giờ TP sao dám tự quyết chủ trương lại được. Cũng từng có ý kiến chuyển các công sở lên Củ Chi nữa, rất phức tạp”.
Ông Hoan giải thích thêm: “Cũng cần phải nói rõ đây là việc nâng cấp và mở rộng trụ sở, chứ không phải xây trung tâm hành chính. Khối lượng công việc ở TP liên quan đến thủ tục hành chính của dân gấp cả chục cả trăm lần ở các tỉnh nên TP không làm trung tâm hành chính, bởi làm thì gom hết các sở ngành về một chỗ sẽ rất phức tạp…”.
Liên quan đến vấn đề bảo tồn, ông Hoan cho biết: “Nguyên tắc TP đặt ra ngay từ đầu, là khối công trình nào có giá trị kiến trúc như khối công trình mặt tiền đường Lê Thánh Tôn (đầu phố đi bộ Nguyễn Huệ) thì bắt buộc bảo tồn, còn những khối công trình xuống cấp, không có giá trị kiến trúc thì sẽ được xây mới. Tòa nhà Dinh Thượng Thư mà nay là trụ sở Sở TT-TT ở 59 - 61 Lý Tự Trọng, cũng có một số ý kiến đề nghị giữ lại, và TP đã cân nhắc thận trọng những ý kiến đó, nhưng xét về lý thì cho đến nay vẫn không có văn bản nào quy định đó là di tích để bắt buộc phải bảo tồn nguyên trạng. Trên thực tế, tòa nhà này đã xuống cấp lắm rồi nên cũng cần phải được nâng cấp mới”.
Lý giải thêm vì sao không dời trung tâm hành chính của TP sang khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2), ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó giám đốc Sở QH-KT TP.HCM, cho biết khi quy hoạch Thủ Thiêm từ hơn 20 năm trước đến nay không có chức năng trung tâm hành chính.
“Quy hoạch này được Thủ tướng phê duyệt, nơi Thủ Thiêm chỉ phát triển trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp và chức năng ở của đô thị mới. Do vậy, TP không thể tùy tiện đặt trung tâm hành chính ở đó được”, ông Toàn nói. (Đình Phú)
Tập trung hoàn thành các công trình chống ngập

Trước khi diễn ra cuộc họp báo, UBND TP.HCM tổ chức họp bàn về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4.2018 và phương hướng, nhiệm vụ những tháng tiếp theo trên địa bàn.
Theo đánh giá của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, kinh tế TP tiếp tục tăng trưởng ổn định. Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 4 tháng đầu năm hơn 126.600 tỉ đồng, đạt 33,6% dự toán, tăng 3,79% so cùng kỳ năm trước…
Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, ông Nguyễn Thành Phong lưu ý các sở ngành tiếp tục khắc phục những bất cập trong công tác điều hành, quản lý; cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh; tập trung hoàn thiện và thực hiện các đề án thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 54 của Quốc hội để TP phát triển bền vững. Đặc biệt, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các sở, ngành liên quan tập trung hoàn thành các công trình chống ngập vì mùa mưa đang đến gần. Bên cạnh đó, các quận, huyện lập ngay các tổ liên ngành rà soát tất cả các dự án, đề xuất hướng xử lý những dự án nào kéo dài hoặc không triển khai nhằm chấm dứt tình trạng “nhà đầu tư đăng ký đất rồi để đó”. Theo ông Phong, thực trạng ở H.Nhà Bè, H.Bình Chánh… hiện có hàng chục dự án chậm tiến độ kéo dài, có dự án sang tay hết người này qua người khác khiến người dân rất khổ sở vì bị ảnh hưởng quyền lợi chính đáng về nhà đất.

Thanh Niên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tháo gỡ nút thắt trong chuyển đổi xanh - Biến phát triển bền vững thành động lực tạo giá trị

Tháo gỡ nút thắt trong chuyển đổi xanh - Biến phát triển bền vững thành động lực tạo giá trị

Ngày 10/9, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD) tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2024 với chủ đề “Net Zero 2050: Bồi đắp niềm tin – Kiến tạo chuyển đổi” tại Hà Nội.
Lào Cai: Lũ quét vùi lấp thôn Làng Nủ, ít nhất 15 người tử vong, nhiều người mất tích

Lào Cai: Lũ quét vùi lấp thôn Làng Nủ, ít nhất 15 người tử vong, nhiều người mất tích

Sáng nay (10/9), một trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Theo thông tin cập nhật mới nhất, hiện đã tìm thấy 15 thi thể, rất nhiều người đang mất tích.
Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Trong nỗ lực chung tay hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, tỉnh Bình Dương đã quyết định trích 10 tỷ đồng từ Quỹ cứu trợ để ủng hộ 10 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Hải Phòng: Vận động quyên góp, ủng hộ người dân khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Vận động quyên góp, ủng hộ người dân khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đợt vận động quyên góp, ủng hộ Nhân dân thành phố khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Ngày 9/9, UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành Công văn số 5277 /UBND-KT về việc cho phép các lực lượng chuyên môn về dịch vụ công chánh tham gia hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Tin khác

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão
Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa bão.

Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt

Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt
Ngày 7/9, tại tỉnh Tiền Giang, Công ty cổ phần Nam Long Xanh tổ chức Hội thảo Nông nghiệp xanh và ra mắt viên vi sinh, phân bón hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp sạch, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở
Ngày 9/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.

Sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập.

Đồng Nai: Cơ hội và thách thức khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành hoạt động

Đồng Nai: Cơ hội và thách thức khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành hoạt động
Ngày 30/8/2024, tại Đồng Nai, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì Hội thảo “Cơ hội và thách thức đối với tỉnh Đồng Nai khi Cảng hàng không Quốc tế hoạt động”.

Tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng có gió giật cấp 15; dự báo chiều 8/9 bão tan dần

Tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng có gió giật cấp 15; dự báo chiều 8/9 bão tan dần
Vị trí tâm bão số 3 ở trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng lúc 16 giờ ngày 7/9 có sức gió mạnh nhất cấp 11 - 12 (103 - 133 km/giờ), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15 - 20 km/giờ.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai
Ngày 7-9, trước khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền
Ngay sau khi bão số 3 đổ bộ vào khu vực giữa tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng vào khoảng 12h30 ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp thứ 2 của Sở Chỉ huy tiền phương, đánh giá tình hình ứng phó của các địa phương.

Tỉnh Bình Định: Thị xã An Nhơn chung tay chăm lo cho người nghèo

Tỉnh Bình Định: Thị xã An Nhơn chung tay chăm lo cho người nghèo
Nhằm đẩy mạnh phong trào “Vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị xã hội thị xã An Nhơn thường xuyên tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng xã hội chung tay giúp đỡ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo.

Thành lập Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Thành lập Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thành lập Công viên địa chất (CVĐC) Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Tỉnh Phú Yên: Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập

Tỉnh Phú Yên: Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập, TP Tuy Hòa - tỷ lệ 1/2.000 (nay là Quy hoạch phân khu).

Bí thư Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Bí thư Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng vừa được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường
Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.

Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp

Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp
Sáng nay (ngày 5/9/2024), bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập
Sáng 5/9, các trường mầm non, phổ thông trên cả nước đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.
Xem thêm
Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của ch
Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Trong không khí của những ngày thu lịch sử, Hôm nay, ngày 5.9 học sinh trên cả nước đã dự lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thầy trò trên cả nước đã sẵn sàng cho 1 năm học với mục tiêu kiên định, tiếp tục đổi mới, sáng tạo. Cùng chung niềm vui ấy, thầy và trò trường THCS Tả Thanh Oai long trọng tổ chức Lễ Khai Giảng năm học mới 2024-2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo địa phương cùng 95 cán bộ giáo viên, nhân viên và toàn thể 2268 học sinh trong trường.
Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Thuốc lá là người bạn đồng hành của ung thư, hay nói cách khác hút thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn đến nghĩa địa. Hút thuốc lá không gây ra cái chết tức thì mà nó ngấm dần rồi giết dần giết mòn cơ thể người hút thuốc lá. Chính vì vậy mà nhiều người có suy nghĩ không đúng về tác hại của thuốc lá. Phần lớn họ quan niệm rằng, chỉ có thuốc lá điếu truyền thống mới có hại và dần chuyển sang thuốc lá điện tử. Vì nghĩ thuốc lá điện tử ít gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ vị thành niên hiện nay.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, tro
Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa,
Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội NCT, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Chữ T
Phiên bản di động