Lưu ý vệ sinh và khử khuẩn nhà khi có F0 điều trị tại nhà
Y tế 23/02/2022 18:01
Khi nhà có người bị mắc Covid-19, theo khuyến cáo của Đại học Y dược TP.HCM, nên tiến hành khử khuẩn nhà thường xuyên. Đặc biệt, gia đình có người dương tính với SARS-CoV-2 ghé thăm cũng nên khử khuẩn trong vòng 24h.
Lưu ý vệ sinh và khử khuẩn nhà khi có F0 điều trị tại nhà. Ảnh minh họa |
Khử khuẩn nhà
Đối với gia đình có F0 điều trị tại nhà, các gia đình nên thực hiện vệ sinh như sau:
Khử khuẩn: Khi có người bị nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ, gia đình cần phải tiến hành khử khuẩn. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng dung dịch khử khuẩn trước khi dùng (một số dung dịch khử khuẩn như Chlohexedin, Cloramine B, Sterin…). Lưu ý để chất khử khuẩn tránh xa tầm tay trẻ em, sau khi khử khuẩn phải rửa tay với xà phòng và nước trong 20 giây. Người vệ sinh cũng cần rửa tay ngay sau khi tháo găng.
Làm sạch: Thực hiện khi F0 ở từ 24h đến 3 ngày, gia đình có thể dùng chất tẩy rửa thông dụng chứa xà phòng, chú ý làm sạch các bề mặt hay tiếp xúc hoặc khi cần thiết và sau khi có người đến nhà thăm như tay nắm cửa, bàn, công tắc, tay cầm, bàn bếp. Cũng cần làm sạch thường xuyên khi có người trong gia đình khả năng cao bị nhiễm Covid-19.
Vệ sinh thông thường: Thực hiện vệ sinh nhà cửa bằng chất tẩy rửa thông dụng sau 3 ngày khi có F0 ở hoặc xuất hiện tại nhà.
Đối với các gia đình đang chăm sóc F0 ở phòng riêng:
Không vệ sinh khi không thực sự cần thiết. Người thân vệ sinh phòng, nhà khi F0 không tự làm được, hạn chế tiếp xúc gần với F0.
Đeo khẩu trang và yêu cầu F0 đeo khẩu trang trước khi vào vệ sinh.
Đeo găng tay khi tiến hành vệ sinh và bỏ găng sau khi xong.
Mở cửa thông thoáng trước khi tiến hành vệ sinh.
Vệ sinh vật dụng, đồ dùng....
Với đồ dùng, vật dụng ăn uống của F0, cần mang găng tay loại bỏ thức ăn thừa, dùng máy rửa bát hoặc rửa bát riêng với xà phòng và nước ấm. Sau khi rửa bát xong tiến hành rửa tay với xà phòng hoặc cồn sát trùng.
Xử lý rác thải của F0: Gia đình sử dụng túi rác riêng cho F0, buộc túi rác 2 lớp, đi găng tay, bỏ rác đúng nơi quy định, làm sạch tay sau vứt rác.
Về xử lý đồ vải của F0, tốt nhất là người nhiễm có thể tự giặt quần áo của mình. Nếu cần người chăm sóc giặt. Đeo găng tay khi xử lý đồ vải của người nhiễm. Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ. Giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể. Sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn. Tháo găng, rửa tay sau khi xử lý đồ vải của người nhiễm.
Đặc biệt chú ý, giặt riêng đồ của người nhiễm với đồ của người khác. Tuyệt đối không giữ đồ bẩn cần giặt để hạn chế nguy cơ phát tán vi rút qua không khí.
Theo thống kê của Bộ y tế, tính đến sáng 23/2, có hơn 2.3 triệu ca Covid-19 tại Việt Nam đã khỏi. Trong số các F0 đang điều trị có hơn 3.400 trường hợp nặng. Số ca Covid-19 tăng khiến bệnh nhân nặng và nguy kịch tăng theo, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương đề cao các biện pháp chống dịch, giảm tối đa ca tử vong do Covid-19
Người mắc COVID-19 khi điều trị tại nhà sẽ được hưởng những khoản hỗ trợ nào? Nếu mắc COVID-19 và phải điều trị tại nhà, ngoài thông tin về các loại thuốc điều trị, thời gian cách ly, chế độ dinh ... |
Người cao tuổi là F0 cần lưu ý những gì? Trong tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà, Bộ Y tế cho biết, người cao tuổi có nguy cơ diễn biến ... |