|
Ông Nguyễn Phong Tam |
Phóng viên: Xin ông đánh giá về kết quả NCT thực hiện phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 – 2017?Ông Nguyễn Phong Tam: Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Hội NCT Việt Nam, Ban Công tác NCT tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ các ban, ngành đoàn thể các cấp, Hội NCT các cấp đã đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong 5 năm qua toàn tỉnh đã có 279.411 lượt hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 3 cấp, trong đó NCT sản xuất kinh doanh giỏi có 90.000 hộ lao động sản xuất trên các lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại. Các cấp Hội đã chỉ đạo hội nghị biểu dương người cao tuổi sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện và cơ sở đã kết thúc và bình chọn 135 đại biểu về dự cấp tỉnh. Qua Hội nghị biểu dương cấp xã, phường, thị trấn đã có 725 NCT tiêu biểu nhận giấy khen UBND xã có 150 NCT tiêu biểu được nhận giấy khen của UBND huyện và Hội NCT đã cấp giấy chứng nhận sản xuất, kinh doanh giỏi cho NCT đúng theo thời gian, nội dung kế hoạch chỉ đạo.
Phóng viên: Những gương NCT tiêu biểu sẽ được Hội nghị biểu dương lần này cụ thể như thế nào, thưa ông?Ông Nguyễn Phong Tam: Có nhiều gương sáng NCT xứng đáng được ghi nhận về các lĩnh vực: Sản xuất nông nghiệp; Sản xuất công nghiệp – xây dựng; Thương mại dịch vụ; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và công tác từ thiện xã hội.
Xin nêu một vài điển hình: Như bà:
Lê Thị Sê, Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Hà, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang đang quản lí hợp đồng lao động trên 300 công nhân cho 2 nhà máy xi măng INSEE và nhà máy xi măng Kiên Lương. Doanh thu hàng năm đạt trên 30 tỉ đồng, mỗi năm nộp thuế cho Nhà nước trên 3 tỉ đồng.
Ông:
Trần Hoàng Nam, ngụ tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang ban đầu cuộc sống gia đình ông rất khó khăn, sau khi bàn bạc cùng gia đình ông đã sang bán ruộng đất, vay thêm ngân hàng để kinh doanh vật liệu xây dựng. Kết quả trong vài năm đầu ông đã mua được 7 xe tải chở vật liệu xây dựng, 2 xà lang chở cát và có 13 lao động, qua 5 năm từ năm 2012 – 2017 doanh thu của ông đạt trên 65 tỉ đồng.
Ông:
Trần Thanh Liêm, hội viên Chi hội NCT ấp Hòa Hớn, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, ban đầu khởi nghiệp rất khó khăn, ông trăn trở suy nghĩ và xác định phải làm kinh tế tổng hợp thì mới cải thiện được gia đình. Từ nhận thức đó ông phát triển mô hình dịch vụ “bán vật tư nông nghiệp thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, lò sấy lúa và sản xuất lúa chất lượng cao” vươn lên bằng nguồn vốn vay mượn và sức lao động, áp dụng tiến bộ - kĩ thuật kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, 5 năm qua tổng doanh thu gần 60 tỉ đồng.
Ông:
Trần Quang Giàu, ở ấp Ranh Hạt, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, từ hộ nghèo nhờ chi tiêu hợp lí nên tích lũy được một số vốn và mở cửa hàng kinh doanh vàng, bạc, thuốc y dược. Hiện tại doanh thu mỗi năm của gia đình ông trên 5 tỉ đồng.
Phóng viên: Xin ông cho biết về những
bài học, kinh nghiệm sẽ được nhân rộng, rút ra trong hội nghị này? Ông Nguyễn Phong Tam: Qua phong trào NCT làm kinh tế giỏi chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là: Nơi nào có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lí điều hành của chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thể có liên quan. Đặc biệt, Ban chỉ đạo phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi của Hội Nông dân các cấp tích cực tham mưu, chủ động làm nòng cốt thì nơi đó phong trào phát triển toàn diện.
Hai là: NCT sản xuất, kinh doanh giỏi là những hộ có ý chí quyết tâm cao với ý thức tự lực, tự cường, biết phát huy tính nội lực của gia đình là chính, cần cù lao động, sáng tạo, dám đột phá để đầu tư khai thác lợi thế, tiềm năng về lao động, đất đai, tiền vốn vào sản xuất, kinh doanh, biết ứng dụng các tiến độ kĩ thuật vào sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ba là: Các cấp Hội có quyết tâm bám sát kế hoạch chỉ đạo của Ban Công tác NCT các cấp và sáng tạo xây dựng nhiệm vụ hàng năm của Hội gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao – Gương sáng” gắn với nội dung phát huy vai trò NCT trong lao động sản xuất, kinh doanh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, cũng còn hạn chế: Về lĩnh vực nông nghiệp: chưa chủ động được tình hình thời tiết, gây khó khăn trong sản xuất, kinh doanh; yếu tố thị trường tác động đến giá cả vật tư nông nghiệp không ổn định, hàng hóa kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh. Về lĩnh vực, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ … số lượng NCT tham gia còn hạn chế do khó tiếp cận vốn vay đối với ngân hàng, vì lĩnh vực này cần nguồn lực rất lớn, khoa học, công nghệ cao… Và Công tác tuyên truyền, phối hợp các ngành, các cấp để chỉ đạo phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi trong lớp NCT còn hạn chế, thiếu chặt chẽ nên số lượng đăng ký, bình xét đạt hiệu quả chưa cao. Việc tổ chức tham quan, học tập các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi để nhân rộng mô hình còn chậm, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chưa quan tâm chỉ đạo các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác.
Phóng viên: Qua hội nghị, ô
ng có kiến nghị gì? Ông Nguyễn Phong Tam: Nhà nước cần có cơ chế, chính sách thông thoáng hơn đối với người sản xuất, kinh doanh đặc biệt là NCT để tiếp cận dễ dàng hơn nguồn vốn vay và những ưu đãi về vật tư, cây con giống nhất là trong sản xuất nông lâm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ …Trong quản lí giá vật tư nông nghiệp và kiểm soát, thanh tra xử phạt nghiêm cơ sở đưa hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để người sản xuất, kinh doanh ổn định, có thu nhập cao làm giàu chính đáng. Các ngành chức năng các cấp tạo điều kiện hỗ trợ NCT nắm bắt kịp thời khoa học, kĩ thuật để có điều kiện, nguồn lực đầu tư sản xuất, kinh doanh các ngành nghề truyền thống và các dịch vụ đạt hiệu quả.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!Thạch Bình