Đêm Tha La

Chiều tà, phía Tây rải những tia nắng cuối ngày lên cánh đồng tĩnh vắng. Một dòng sông nhỏ, dài và mềm mại như dải lụa nằm vắt ngang tấm áo màu cỏ úa của đồng bằng miền Tây. Mặt trời đổ bóng tà tà, đôi chim trời bình yên vỗ cánh chao nghiêng giữa mênh mông đồng nước. Đằng xa, xóm nhỏ đang nấu cơm chiều, khói rơm thơm bay nghi ngút lên nền trời biêng biếc. Trên dòng sông, nước chuyển dần từ màu xanh lam sang màu đỏ gạch, màu của phù sa, của dải đất đồng bằng ngọt ngào trù phú mấy ngàn năm bao dung che chở cho những phận đời thầm lặng, ngược xuôi...

Chiếc ghe Út Hết vừa đến cánh đồng thì trời chập choạng tối. Càng về chiều, không gian càng tịch mịch. Út Hết giở hổng chân vịt thả chiếc ghe trôi nhè nhẹ trên mặt sông, vừa đi vừa đăm chiêu nhìn mông lung trời đất, sực nhớ cu Mầm đang ngủ say trong ghe, Út Hết đưa tay gõ lộc cộc lên mui, gọi khẽ:
- Cu Mầm, chiều rồi thức dậy con.
Nghe ba gọi, cu Mầm bật người ngồi dậy. Lắm lúc ba đậu ghe bên bờ kênh nào đó rồi lên bờ hái ít rau, mót ít lúa đồng còn sót lại sau vụ mùa, cu Mầm nằm một mình dưới ghe, ngủ quên. Đến khi xế bóng thằng nhỏ mới giật mình thức giấc, hai mắt lờ đờ, người cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ không biết chiều hay sáng. Ba bảo cu Mầm bị “mặt trời đè”, thằng bé tiu nghỉu.
Cu Mầm bước ra lái ghe lấy gàu múc nước rửa mặt, rửa tay, rồi đứng chống hông nhìn đồng nước lạ huơ lạ hoắc. Nó vọt miệng hỏi:
- Mình đang ở đâu vậy ba?
- Tha La - Út Hết đáp gọn.
- Tha La... là đâu? Nghe tên lạ quá! - Nó thắc mắc.
Út Hết lắc đầu:
- Tao cũng không biết, hồi trưa tao hỏi ghe chăn vịt, người ta bảo dòng sông này chảy ngang cánh đồng Tha La. Chắc là ở đây.
Cu Mầm ngập ngừng một lúc cho tỉnh hẳn, buột miệng:
- Ở đây yên tĩnh quá. Hay mình dừng ghe lại đi ba.
Người đàn ông tóc loang loáng màu sương nắng không nói không rằng, chỉ lẳng lặng tấp ghe vào bờ. Ông cầm sợi dây lấy thế nhảy lên bờ cỏ kéo chiếc ghe sát vào rồi cột chặt sợi dây để chiếc ghe không chòng chành, bạt nước. Ông lôi từ trong túi áo ra phông thuốc gò, xé mảnh giấy quyến ngồi se điếu, rít một hơi dài rồi phì phèo nhả khói. Trời êm êm, ngọn gió vờn qua cánh đồng làm đong đưa mấy vạt cỏ bông lau mềm mại. Nắng lơ thơ cuối chân trời nhường chỗ cho màn đêm buông xuống, bụng đói, Út Hết sai cu Mầm vo gạo nấu cơm tiện tay hái mấy đọt rau muống giăng ra sông luộc chín chấm mắm kho. Hủ mắm cá lóc đồng Út Hết ủ thính từ con nước mùa trước, ông bảo mắm đồng ủ càng lâu càng ngon. Bữa cơm trên ghe đơn sơ, trên sông trên đồng có gì thì Út Hết với cu Mầm ăn nấy, rau muống, rau bèo, bông súng, cá đồng... Gặp con nước ngọt, lục bình sinh sôi níu nhau vây kín mặt sông. Cu Mầm thích nhất món canh ngó lục bình ngọt lịm Út Hết thường nấu trong những buổi chiều bời bời gió. Lên sáu tuổi, cu Mầm đã biết nhóm lửa thổi cơm, kho cá luộc rau hay nấu những món canh đơn giản. Chiều ghe ngùn ngụt khói, ngọn khói trắng từ bếp lò bay lên xua tan cái lạnh giá của buổi chiều quê. Khói thổi cơm mằn mặn, khói thuốc gò cay cay, khói lãng du bay về từ xóm làng xa xôi heo hút làm thành mùi hương riêng biệt thấm sâu vào tâm hồn cu Mầm từ cái thuở hai ba con rời khỏi bến quê, biệt xứ...
Đêm xuống, chiếc ghe neo lại trên dòng chảy ngang qua cánh đồng Tha La yên ắng. Muỗi kêu vo ve, con nước mười sáu róc rách trên dòng, bóng trăng lơ lửng trên nền trời đen ngòm đầy bí ẩn. Đêm Tha La đất thở, Út Hết lấy ống sáo trúc treo trên mui ghe đưa lên miệng giữ hơi thổi một điệu nhạc tê tái cõi lòng. Giai điệu này vừa dứt, Út Hết thở dài rồi thổi tiếp một giai điệu khác, buồn hơn, thê lương hơn. Cu Mầm nằm chân này vắt lên chân kia nghe ba thổi sáo. Trong bụng cu Mầm trách thầm ba thổi chi mấy bài hát buồn dữ, nghe một hồi nó rớt nước mắt lúc nào không hay. Cu Mầm quay mặt vào thành ghe, len lén kéo bâu áo chùi nước mắt. Không biết Út Hết có thấy nó khóc hay không mà vẫn điềm nhiên ngồi thổi sáo, chốc chốc có chiếc xuồng ba lá bẻ cong chiếc chiếu lác làm mui chèo ngang qua, nghe tiếng sáo, người đàn bà qua sông cất giọng: “Buồn gần chết mà thổi cái bài nghe rầu thúi ruột vậy, anh hai?”. Út Hết cười hề hề rồi cất ống sáo lấy cái nơm trên mui lội xuống đồng bắt cá, trước khi đi Út Hết còn dặn với: “Ở lại trông ghe nghen cu, có ngủ thì mắc cái mùng lên rồi hãy ngủ, ở đây muỗi đầu sóc dữ lắm”. Cu Mầm chống tay ngồi dậy nhìn theo bóng ba thập thững trong màn đêm giăng mắc phía đồng, chỗ ba lội nước văng lên, trắng xóa...


Cu Mầm không nhớ nó đã đi qua bao nhiêu cánh đồng, bao nhiêu dòng sông, nó đếm không xuể. Trong tâm hồn thơ trẻ của cu Mầm, kí ức đọng lại trong lòng nó về những nơi đã đi qua không nhiều. Chỗ nào cũng sông nước lênh đênh, xuồng ghe qua lại, đâu đâu cũng là cánh đồng, vào mùa thì vàng màu lúa chín, hết mùa thì trống vắng đìu hiu.
Út Hết chưa bao giờ vội vã trên dòng sông này, việc lui ghe rời một bến bờ nào đó cũng vậy. Đêm nay mệt mỏi thì sớm mai đi tiếp. Hôm nay còn luyến lưu, vương vấn chỗ này thì ngày mai lui ghe cũng chẳng ăn thua gì. Bởi Út Hết không bao giờ đi ngược trở về những dòng sông đã qua, neo ghe nơi bến bờ đã cũ, có lần cu Mầm hỏi ông một câu thật ngây ngô:
- Mai mốt đi hết sông, thì mình đi đâu, hả ba?
Út Hết vỗ đùi cười, ông đùa:
- Ra biển.
Nó nghe mà rùng mình. Nó sợ biển. Nó không biết rằng dẫu có hết một đời người cũng chẳng thể nào đi hết những dòng sông miền Tây mênh mông, chằng chịt. Sông nối sông, những chuyến đời nối nhau, rộn rã.
- Sao mình đi hoài vậy, đi đến bao giờ, ba?
Út Hết nhìn nó trìu mến:
- Đi đến chừng nào gặp mẹ thì thôi!
Nó rưng rức:
- Chắc gì gặp lại mẹ. Mẹ đi bỏ ba con mình luôn rồi!
Nghe cu Mầm nói câu đó, Út Hết giận dỗi đôi mắt trừng trừng, chưa bao giờ cu Mầm thấy ba nó đáng sợ đến thế. Út Hết vung tay tát một cái rõ đau và má cu Mầm, gò má thằng bé đỏ ửng. Lạ thật, cu Mầm không khóc. Phải chăng hành trình xuôi ngược dòng sông tôi luyện cho cu Mầm cái bản tính mạnh mẽ, cứng cỏi của người miền Tây. Họ biết vượt qua đau thương, biết vững vàng trước muôn ngàn thử thách. Họ như cây đước, cây tràm vươn thẳng lên bầu trời mà không ngại bĩ cực, gian lao... Út Hết tát cu Mầm xong lại ôm cu Mầm vào lòng vỗ về suýt xoa, ông hỏi:
- Ba đánh cu Mầm có giận ba không?
Cu Mầm nói nhỏ rí:
- Con không giận.
- Sao vậy? - Út Hết hỏi.
- Trên ghe chỉ có hai ba con, giận ba thì con nói chuyện với ai?
Câu nói của cu Mầm khiến Út Hết điếng người. Câu trả lời đưa Út Hết trở về với hoàn cảnh gà trống nuôi con, trên chiếc ghe vắng bóng người phụ nữ. Hành trình trên sông cũng là hành trình kiếm tìm người phụ nữ đã ra đi trong một chiều quê thẽ thọt tiếng chim trời. Đàn bà đơn độc nuôi con đã khổ, đàn ông nuôi con lại càng vất vả hơn. Nhiều lần thấy bóng ai đội nón lá, mặc áo màu nâu tay cắp rổ đi trên bờ đê, trông quen lắm! Út Hết vội nhảy lên bờ chạy theo gọi “Xoan ơi... Xoan à... Có phải em không Xoan”.
Người đàn bà quay lại, khuôn mặt lạ, lòng Út Hết đau. Xoan, cái tên khắc sâu vào trái tim Út Hết bằng những lỗi lầm và tha thứ, cái tên mà lâu lắm rồi Út Hết không gọi ngoài đời, chỉ gọi trong những giấc mơ, những lần say khướt. Người đàn bà Út Hết khao khát đi tìm hi vọng ngày nào đó sẽ được gặp lại, trên sông hay trên đồng, trên miền đất xa xôi nào đó mà ba con Út Hết đi qua.
“Về đi Xoan, về đây, có anh, có cu Mầm chờ đợi...”.
... Tiếng máy nổ tạch tạch đưa chiếc ghe về xóm. Mấy hôm người trong xóm lại trông thấy có chiếc ghe đậu dưới đám dừa nước ven sông. Chủ ghe là một lão đàn ông người Tàu, tướng cao ráo, bụng to và khuôn mặt lấm tấm nốt ruồi đen nhẻm. Lão thường đến xóm mua gỗ tràm, gỗ đước rồi mang qua biên giới bán lại lấy lời. Chiếc ghe của lão đồ sộ, sơn đen, phía trước chất gỗ, khoang sau là buồng riêng của hắn, không biết trong khoang có gì mà ngó vào chỉ thấy tối om, lúc nào cũng được che chắn bằng mảnh vải rằn ma mị. Lão người Tàu thường neo ghe hai, ba hôm, có khi cả tuần rồi nổ máy ra đi. Mỗi chiều, người trong xóm thấy hắn ăn mặc sang trọng, mái đầu hoi hói cũng được chải chuốt bóng loáng rồi khoan thai lên bờ đi khắp xóm nói cười. Người ta ví cái miệng hắn “dẻo nhẹo như kẹo mạch nha”. Mà hễ đàn ông dẻo miệng thì chuyện ong bướm trăng hoa là chuyện thường tình.
Cơ duyên thế nào mà lão người Tàu lại say đắm cô Xoan, vợ anh Út Hết sống bằng nghề gác kèo ong, đốn cây rừng. Lão đến nhà cô Xoan những khi Út Hết không có ở nhà, ban đầu lão xem gỗ rồi hào phóng mua hết đống gỗ bằng số tiền nhiều hơn cái giá mà cô Xoan đưa ra. Sống bằng nghề đốn gỗ rừng muôn vàn bấp bênh ít ai giàu nổi, bởi thế, khi lão người Tàu trả tiền hậu hĩnh, cô Xoan mừng lắm. Lần nào hắn đến cô Xoan cũng tiếp đãi chu đáo, nấu nước pha trà mời hắn uống, có khi còn bắt con gà mái tơ nấu cháo mang ra ghe mời hắn ăn. Gần ba mươi, trông cô Xoan vẫn xinh như con gái mười tám, mười chín. Nước da trắng ngần, mái tóc dài, đôi mắt đen, to tròn và long lanh như hai hòn ngọc đã để thương để nhớ trong lòng lão đàn ông xa lạ. Những lần neo ghe thêm lâu hơn, những chuyến về xóm thường trực hơn và chiếc ghe ngày càng neo sát lại trước bến sông nhà Út Hết...
Một buổi chiều Út Hết bơi xuồng từ rừng tràm về nhà, trên xuồng chở đầy tàng ong ứa mật. Mật mùa hạn sóng sánh, đặc sệt và ngọt thanh tao. Nhìn mớ tàng ong, Út Hết nghĩ bụng chuyến này bán mật nhất định sẽ mua cho vợ cây kẹp tóc, bộ đồ mới, mua sữa cho cu Mầm. Lòng Út Hết nao nao.
Vừa bơi đến bụi dừa nước cách nhà một quãng sông không xa, Út Hết bỗng trông thấy chiếc xuồng ba lá quen quen, cây sào nhỏ ép xuồng ba lá cạnh chiếc ghe của lão người Tàu buông gỗ. Rõ là xuồng nhà Út Hết, chiếc xuồng tù mũi Xoan thường bơi đi bán cá, bán rau, đi chợ hay đi về nhà ngoại tận xóm dưới. Dấu chấm hỏi lửng lơ trong lòng, không chần chừ, Út Hết cập xuồng lại ghé mắt nhìn vào cái lỗ nhỏ trên vách. Người đàn ông điếng người, mặt đanh lại, nóng bưng. Tay Út Hết nắm lại và nghiến răng thật chặt khi chứng kiến cảnh ái ân giữa vợ với lão người Tàu. Trong ghe, cô Xoan nằm sõng soài, tóc tai rũ rượi. Những nhấp nhô liên hồi khiến chiếc ghe lắc lư nhè nhẹ. Gò má sạm đen của Út Hết bỗng dưng đỏ ửng. Út Hết lấy mái dầm đập một nhát thật mạnh lên mui ghe, mái dầm gãy đôi. Lão người Tàu giật mình bật dậy, cô Xoan mặt tái xanh ngồi nép vào thành ghe nhìn Út Hết qua cái lỗ bằng đôi mắt hoảng hốt, tội lỗi và đầy nhục nhã. Ngay lập tức Út Hết xông vào dộng mấy đấm rõ đau vào mặt lão đàn ông, cái lão người Tàu cao ráo thừa mỡ lại yếu thế trước Út Hết, mũi hắn rỏ máu. Cô Xoan vội vã vận áo quần rồi ngăn không cho Út Hết đánh nữa, ngộ nhỡ xảy ra án mạng thì có nước đi tù. Út Hết quay sang tát cô Xoan bạt tay, đó là lần đầu tiên trong đời Út Hết đánh vợ từ khi hai người về chung sống với nhau. Chẳng biết vợ đau bao nhiêu mà tim Út Hết tả tơi, nhức nhối như sát muối. Cơn ghen lắng xuống, Út Hết nhấn chìm hai chiếc xuồng giữa dòng rồi lội ngược dòng sông trở về nhà ôm cu Mầm đang ngủ say trên võng. Nhìn chiếc xuồng chao đảo rồi khuất dạng trong lòng nước, lòng Xoan nhói đau, chiếc xuồng không còn, tình yêu gãy gánh. Không có chiếc xuồng, vợ Út Hết cũng không còn đường nào khác để quay về đối mặt với chồng, với con, với tình nghĩa vợ chồng mấy năm trời vun vén.
Đêm hôm ấy, chiếc ghe buông rời bến sông xưa, mãi mãi. Chiếc ghe ra đi mang theo cô Xoan, vợ Út Hết với những tủi nhục ê chề, với khổ đau và lầm lỗi.
Có lẽ, ân hận lớn nhất của cô Xoan là không được gặp cu Mầm ấp iu, sưởi ấm, ngắm nghía thật kĩ khuôn mặt con hoặc nói lời xin lỗi trước khi xa rời mãi mãi...
Vợ ra đi, Út Hết với cu Mầm cũng bỏ xóm ra đi. Không phải để chạy trốn nỗi đau mà để tìm vợ trở về với những dấu yêu xưa cũ. Vì cu Mầm cần mẹ. Vì Út Hết cần để được nói lời thứ tha, đàn bà ai chẳng có phút giây yếu lòng?!...
Dòng sông cứ trôi. Cánh đồng nối nhau dọc dải đất miền Tây ngọt bùi, cay đắng. Miền Tây xinh đẹp mà hanh hao, tiêu điều, xơ xác. Ở đó, có những kỉ niệm thật vui, nghĩa tình nồng hậu, có cả những dấu vết u buồn mà chỉ khi gặp nhau người ta mới có thể xóa nhòa niềm đau năm cũ...

Truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng có gió giật cấp 15; dự báo chiều 8/9 bão tan dần

Tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng có gió giật cấp 15; dự báo chiều 8/9 bão tan dần

Vị trí tâm bão số 3 ở trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng lúc 16 giờ ngày 7/9 có sức gió mạnh nhất cấp 11 - 12 (103 - 133 km/giờ), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15 - 20 km/giờ.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai

Ngày 7-9, trước khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền

Ngay sau khi bão số 3 đổ bộ vào khu vực giữa tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng vào khoảng 12h30 ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp thứ 2 của Sở Chỉ huy tiền phương, đánh giá tình hình ứng phó của các địa phương.
Tỉnh Bình Định: Thị xã An Nhơn chung tay chăm lo cho người nghèo

Tỉnh Bình Định: Thị xã An Nhơn chung tay chăm lo cho người nghèo

Nhằm đẩy mạnh phong trào “Vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị xã hội thị xã An Nhơn thường xuyên tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng xã hội chung tay giúp đỡ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo.
Thành lập Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Thành lập Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thành lập Công viên địa chất (CVĐC) Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Tin khác

Tỉnh Phú Yên: Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập

Tỉnh Phú Yên: Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập, TP Tuy Hòa - tỷ lệ 1/2.000 (nay là Quy hoạch phân khu).

Bí thư Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Bí thư Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng vừa được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường
Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.

Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp

Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp
Sáng nay (ngày 5/9/2024), bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập
Sáng 5/9, các trường mầm non, phổ thông trên cả nước đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới
Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.

Chủ động các phương án, không để bị động, bất ngờ trước bão số 3

Chủ động các phương án, không để  bị động, bất ngờ trước bão số 3
Các địa phương đã triển khai phương án chủ động ứng với phó với bão số 3, không chủ quan, lơ là, chuẩn bị sẵn sàng theo phương châm "4 tại chỗ", không để bị động, bất ngờ...

Tự hào với những thành tựu trong 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào với những thành tựu trong 70 năm xây dựng và phát triển
Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Sơn Giang vừa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập xã (1954-2024).

Xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng: Làm tốt công tác an sinh xã hội

Xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng: Làm tốt công tác an sinh xã hội
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Tài Văn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Hàng ngàn khán giả thưởng thức Đại nhạc hội “Đôi cánh diệu kỳ”

Hàng ngàn khán giả thưởng thức Đại nhạc hội “Đôi cánh diệu kỳ”
Hòa trong không khí hân hoan của cả nước kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024), tối 3/9, chương trình Đại nhạc hội “Đôi cánh diệu kỳ” là điểm nhấn khép lại chuỗi hoạt động ấn tượng của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt” năm 2024, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Bình Định đồng tổ chức.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.

Nhớ về minh sư Thích Quảng Đức - một chân tu yêu nước

Nhớ về minh sư Thích Quảng Đức - một chân tu yêu nước
Thiền sư Thích Quảng Đức sinh ra ở làng Hội Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Tục danh của ngài ban đầu là Lâm Văn Tức, tự Tuất, nhưng khi lên 7 tuổi đã được cậu ruột nhận làm con nuôi nên đổi họ thành Nguyễn Văn Khiết. Cậu ruột của ngài chính là Hòa thượng Hoằng Thâm, cũng là vị minh sư khai tâm, điểm đạo cho ngài Thích Quảng Đức xuất gia tu học. Tấm gương chân tu và cứu nhân độ thế của Hòa thượng Thích Quảng Đức cần phổ biến rộng rãi trong xã hội và cộng đồng sư sãi đời nay…

Bình Định: đông đảo du khách về dự Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ

Bình Định: đông đảo du khách về dự Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ
Nhân kỷ niệm 232 năm ngày mất Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ (1792 - 2024), sáng 1/9 (29/7 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn đã diễn ra Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Vận động xây dựng nhà Đại đoàn kết, làm tốt công tác an sinh xã hội

Vận động xây dựng nhà Đại đoàn kết, làm tốt công tác an sinh xã hội
5 năm qua, Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Tây Sơn đã vận động, huy động các nguồn lực xã hội được hơn 20 tỷ đồng để xây dựng nhà Đại đoàn kết, thực hiện công tác an sinh xã hội, thăm tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Thái Nguyên: Giao ban tổng kết công tác tháng 8 và triển khai công tác tuyên truyền trong tháng 9

Thái Nguyên: Giao ban tổng kết công tác tháng 8 và triển khai công tác tuyên truyền trong tháng 9
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên vừa phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Dự Hội nghị có lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông Trung ương và địa phương.
Xem thêm
Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của ch
Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Trong không khí của những ngày thu lịch sử, Hôm nay, ngày 5.9 học sinh trên cả nước đã dự lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thầy trò trên cả nước đã sẵn sàng cho 1 năm học với mục tiêu kiên định, tiếp tục đổi mới, sáng tạo. Cùng chung niềm vui ấy, thầy và trò trường THCS Tả Thanh Oai long trọng tổ chức Lễ Khai Giảng năm học mới 2024-2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo địa phương cùng 95 cán bộ giáo viên, nhân viên và toàn thể 2268 học sinh trong trường.
Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Thuốc lá là người bạn đồng hành của ung thư, hay nói cách khác hút thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn đến nghĩa địa. Hút thuốc lá không gây ra cái chết tức thì mà nó ngấm dần rồi giết dần giết mòn cơ thể người hút thuốc lá. Chính vì vậy mà nhiều người có suy nghĩ không đúng về tác hại của thuốc lá. Phần lớn họ quan niệm rằng, chỉ có thuốc lá điếu truyền thống mới có hại và dần chuyển sang thuốc lá điện tử. Vì nghĩ thuốc lá điện tử ít gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ vị thành niên hiện nay.
Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa,
Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội NCT, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Chữ T
Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Sau 3 năm tiếp nhận và quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh, diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hoàn toàn đổi mới.
Phiên bản di động