Đại biểu Hà Sỹ Đồng: Nghịch lý tiền sẵn trong túi mà không sao tiêu được?

Đây là một vấn đề nhức nhối đối với một quốc gia còn nghèo, luôn thiếu vốn cho đầu tư phát triển nhưng lại phải đối mặt với một nghịch lý “tiền sẵn trong túi mà không sao tiêu được”?

Sáng 25/5/2023, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15 thảo luận ở tổ về kết quả phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, kế hoạch 2023.

“Cục máu đông” gây tắc nghẽn

Nêu lên thực trạng đến giữa tháng 5 này dòng tiền tồn dư trong ngân quỹ nhà nước đang gửi ở hệ thống ngân hàng ở mức khá cao, vượt mốc 1 triệu tỉ đồng nhưng không thể tiêu được ”, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho đây chính là “cục máu đông” gây tắc nghẽn, khi mà tiền thuế, phí của doanh nghiệp và người dân nộp về Kho bạc Nhà nước vẫn nằm “đắp chiếu” chủ yếu tại Ngân hàng Nhà nước và đã không quay trở lại được nền kinh tế do vướng ở kênh giải ngân đầu tư công.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng: Nghịch lý tiền sẵn trong túi mà không sao tiêu được?
ĐB Hà Sỹ Đồng

Thực trạng này thực ra đã được nhận diện khá lâu. Các nguyên nhân được chỉ ra mỗi năm một dài thêm, nhưng rốt cuộc, điểm mấu chốt của vấn đề có lẽ tới nay vẫn chưa thể được giải quyết triệt để. Thực tế này chưa thể được khai thông một sớm một chiều, do đó tôi ủng hộ mạnh mẽ các giải pháp của Quốc hội và Chính phủ theo hướng tiếp tục hoãn, giãn, giảm một số khoản thuế, phí để hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp và người dân, đồng thời giúp cân bằng bớt lại với việc chi đầu tư phát triển thực hiện chậm, đại biểu Đồng đề nghị.

Tính từ đầu năm tới ngày 17/5, Kho bạc Nhà nước vẫn phải phát hành trái phiếu huy động vốn trong nước tới 158 nghìn tỉ đồng trong khi mức đáo hạn trái phiếu chính phủ chỉ có 17 nghìn tỉ đồng, tức mức vay ròng từ nền kinh tế là 141 nghìn tỉ đồng. Và số tiền này có lẽ vô tình cũng đang tương đương với lượng tiền Kho bạc Nhà nước đấu thầu theo lãi suất thị trường tiền tệ gửi chủ yếu tại nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước.

“Đành là cơ chế hiện hành cho phép Kho bạc Nhà nước được tối ưu hóa nguồn vốn tạm thời nhàn dỗi, nhưng liệu chính sách tài khóa có thực sự phối hợp tốt với chính sách tiền tệ trong việc thực hiện mục tiêu ưu tiên hiện nay là giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế hay không”, đại biểu Hà Sỹ Đồng đặt câu hỏi?

Cần giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Trong bối cảnh áp lực lạm phát và tỷ giá không còn căng thẳng như giai đoạn những tháng cuối năm 2022 khi mà các yếu tố quốc tế liên quan đang trở nên thuận lợi, còn các yếu tố trong nước, dù có nhiều khó khăn thách thức, nhưng cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ, chính sách tiền tệ, bởi vậy, đã có thêm dư địa để theo đuổi mục tiêu hạ mặt bằng lãi suất cho vay nền kinh tế.

Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, yếu tố quốc tế quan trọng nhất là nhiều khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm dừng tăng lãi suất chính sách, sau đó duy trì mặt bằng lãi suất đạt được 1 thời gian ngắn trước khi cắt giảm dần về ngưỡng trung tính 2,5%/năm trong dài hạn. Theo chân Fed, nhiều NHTW khác sẽ có động thái chính sách tương tự. Điều này khiến thị trường tài chính quốc tế dần ổn định trở lại, kéo theo rủi ro trên thị trường tài chính – tiền tệ trong nước suy giảm.

Với yếu tố trong nước, điểm nhấn nằm ở nguy cơ rủi ro chéo trong hệ thống tài chính - ngân hàng vẫn đang hiện hữu, phải trông đợi vào nỗ lực hóa giải hiệu quả của Chính phủ. Cụ thể, một loạt những khó khăn, thách thức, đặc biệt trong các lĩnh vực bất động sản – trái phiếu doanh nghiệp – hoạt động ngân hàng, đang được Chính phủ tiếp tục chỉ đạo xử lý mạnh mẽ, quyết liệt, với nhiều giải pháp chính sách, cả căn cơ lẫn tình thế. Nguy cơ đổ vỡ thị trường tài chính, thậm chí khủng hoảng kinh tế đã tạm được hoá giải, tuy nhiên vẫn cần nhiều thời gian và nguồn lực để tháo gỡ, xử lý triệt để.

Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã điều hành và kết hợp đồng bộ nhiều công cụ, giải pháp chính sách tiền tệ, bao gồm: hạ một số loại lãi suất điều hành, hạ trần lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống, hạ lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên vào trung tuần tháng 3, đầu tháng 4; điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở nhằm ổn định thị trường tiền tệ; điều hành tỉ giá theo hướng hỗ trợ tích cực cho thị trường nội tệ; nới lỏng một số quy chế an toàn; và sau cùng là các biện pháp hành chính vẫn còn hiệu lực mạnh mẽ khác.

Tuy nhiên, theo nhận định của đại biểu Hà Sỹ Đồng thì khả năng kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay doanh nghiệp và người dân đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Lực cản lớn nhất nằm ở chỗ rủi ro tín dụng đang cao, khiến bên cho vay luôn đòi hỏi một mức bù lãi suất tương đối nếu khách hàng thực muốn vay và chấp nhận vay. Với nhóm khách hàng tốt, có mức tín nhiệm cao, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng với mức lãi suất tốt, nhưng thực tế với bối cảnh kinh tế hiện nay, họ không có nhiều nhu cầu vay mượn.

Mặt khác, sự yếu kém kéo dài tới nay của hệ thống ngân hàng nói chung, dù đã được nhận diện từ rất lâu và đã trải qua nhiều giai đoạn, thời kỳ tái cơ cấu cay đắng, đã cản trở đáng kể các nỗ lực hạ lãi suất.

Lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế và lạm phát 2023

Từ thực tế nêu trên, đại biểu Hà Sỹ Đồng quan ngại cho triển vọng tăng trưởng kinh tế năm nay có nhiều khả năng cao chỉ đạt dưới đáng kể ở ngưỡng 6%.

Bởi theo quan sát phía tổng cung, đơn cử như khu vực công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng tới 30% GDP nhưng gần như không tăng trưởng trong 4 tháng đầu năm, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng GDP của cả năm 2023. Cụ thể hơn, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) giảm 1,8% so với cùng kỳ, trong đó IIP ngành công nghiệp chế biến chế tạo vốn đóng vai trò là động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế nhưng giảm 2,1%.

Các ngành được coi là trụ cột của xuất khẩu đều suy giảm so cùng kỳ năm trước, như: sản xuất hàng điện tử giảm 4,3%; trang phục giảm 1,8%; gỗ giảm 9,6%; máy móc thiết bị giảm 1%.

Chỉ báo về sản lượng điện tiêu thụ giảm, cụ thể 4 tháng đầu năm giảm 0,4% so cùng kỳ năm trước, cho thấy bối cảnh hoạt động sản xuất công nghiệp đang sa sút.

Hay như chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) tiếp tục bị thu hẹp, ở mức 46,7 điểm, dưới ngưỡng 50 điểm lần thứ 5 trong 6 tháng qua, nguyên nhân do sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm giảm khi mà nhu cầu khách hàng yếu.

Quan sát phía tổng cầu, kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục giảm chưa có dấu hiệu hồi phục, trong đó vế nhập khẩu sụt giảm mạnh hơn vế xuất khẩu, tập trung vào khu vực doanh nghiệp FDI, khiến cán cân thương mại hàng hoá 4 tháng đầu năm thặng dư cao tới gần 7,6 tỉ USD nhưng lại báo hiệu chu kỳ sản xuất xuất khẩu tiếp theo là bi quan.

Với cấu phần tiếp theo, Vốn FDI đăng ký và vốn FDI giải ngân trong 4 tháng đầu năm giảm lần lượt là 17,9% và 1,2% so với cùng kỳ. Điểm lưu ý là chính sách “thuế tối thiểu toàn cầu” có hiệu lực từ đầu năm tới cùng một chính sách không chính thức đang hình thành là nhà đầu tư phân biệt đối xử các quốc gia “theo phe được xếp vào”, khiến loạt các ưu đãi nhằm thu hút FDI của chúng ta bị suy giảm hiệu lực, hiệu quả.

Về cấu phần chi tiêu ngân sách nhà nước, vấn đề giải ngân vốn đầu tư công chậm chắc không cần phải bàn thêm ở đây nữa. Chỉ xin lưu ý là kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm nay rất lớn về số tuyệt đối. Như thế, áp lực hoàn thành giải ngân vốn trong 7 tháng còn lại của năm 2023 sẽ rất nặng nề.

Tình trạng và triển vọng công ăn việc làm, thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ngành nghề chính cho thấy rõ. Chính chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đang có xu hướng giảm tốc (cụ thể: tháng 4 chỉ tăng 11,5% so cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng trung bình của 3 tháng đầu năm là 15,5%), cũng phản ánh tiêu dùng trong nước chậm lại.

Nhìn bao quát, thực trạng tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế và thực trạng thu chi ngân sách nhà nước, hay cả thực trạng thị trường chứng khoán đã cho thấy bức tranh chân thực và thuyết phục về sức khỏe của nền kinh tế. Ngoài ra, xu hướng tỉ giá VND với USD cũng cho thấy, cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nước ngoài đang suy yếu thế nào.

Do tổng cầu suy yếu, cả từ cầu tiêu dùng, cầu đầu tư, bao gồm cả đầu tư công, đến cầu ngoại thương, khiến áp lực lạm phát đã giảm nhanh. Giai đoạn mấy tháng qua, đường biểu diễn CPI tổng thể so cùng kỳ năm trước đã rơi vào vùng trũng. Sang nửa cuối năm, CPI có thể tăng đáng kể trở lại dưới tác động của các yếu tố giá điện, lương cơ sở, giá dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, v.v… tăng theo lộ trình.

Bên cạnh đó, nếu tổng cầu hồi phục tích cực trong quý cuối năm, áp lực lạm phát mới được bộc lộ trở lại. Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, khả năng cao, mức tăng giá bình quân năm nay so năm trước chỉ quanh ngưỡng 4%, thấp đáng kể so chỉ tiêu lạm phát 2023 Quốc hội giao.

Lê Kiên

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền xem xét thấu đáo để đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của NCT

Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền xem xét thấu đáo để đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của NCT

Trong không khí tưng bừng của những ngày tháng Năm lịch sử, khi cả nước đang phấn khởi chào đón những ngày lễ lớn của đất nước, NCT cả nước đang vững một lòng tin tưởng và dõi theo kì họp Quốc hội quan trọng sửa đổi Hiến pháp và hệ thống pháp luật, thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, sớm đưa đất nước “cất cánh” bước vào kỉ nguyên vươn mình, phát triển thịnh vượng, hùng cường… Tạp chí Người cao tuổi tiếp tục nhận được nhiều ý kiến bày tỏ nguyện vọng của lớp người “cây cao bóng cả” từ các địa phương…
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Lãi suất 0% không phải là thường xuyên, liên tục.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Lãi suất 0% không phải là thường xuyên, liên tục.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, khoản cho vay đặc biệt không có tài sản đảm bảo, lãi suất 0% không phải là thường xuyên, liên tục.
Vùng 2 Hải quân: Hội thi sáng kiến cải tiến ngành Hậu cần - Kỹ thuật

Vùng 2 Hải quân: Hội thi sáng kiến cải tiến ngành Hậu cần - Kỹ thuật

Chiều 28/3, tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vùng 2 Hải quân tổ chức Bế mạc Hội thi sáng kiến cải tiến ngành Hậu cần - Kỹ thuật. Thượng tá Triệu Thanh Tùng, Phó Tư lệnh Vùng dự và chỉ đạo.
Nhận thức đúng đắn “NCT là nguồn lực quan trọng bảo vệ, xây dựng đất nước”

Nhận thức đúng đắn “NCT là nguồn lực quan trọng bảo vệ, xây dựng đất nước”

Sáng 28/5, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam Phan Văn Hùng chủ trì cuộc gặp mặt báo chí tuyên truyền kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995-10/5/2025), 84 năm Ngày truyền thống NCT Việt Nam (6/6/1941-6/6/2025); khởi động Chương trình Mắt sáng cho NCT. Tham dự có lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; đại diện lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội.
Luật Quy hoạch sửa đổi: Cần một “nhạc trưởng” lão luyện, chuyên môn sâu

Luật Quy hoạch sửa đổi: Cần một “nhạc trưởng” lão luyện, chuyên môn sâu

Luật Quy hoạch sửa đổi lần này rất cần một "nhạc trưởng" có chuyên môn sâu và lão luyện, có tầm nhìn để kết nối, tích hợp được các quy hoạch một cách đồng bộ, thống nhất và bền vững.

Tin khác

Công tác chuẩn bị phải thật chu đáo, để lan tỏa vị thế, vai trò của NCT trong đời sống xã hội

Công tác chuẩn bị phải thật chu đáo, để lan tỏa vị thế, vai trò của NCT trong đời sống xã hội
Chiều 27/5, Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp Cơ quan Trung ương Hội NCT Việt Nam để rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995 - 10/5/2025); 84 năm Ngày truyền thống NCT, Ngày NCT Việt Nam (6/6/1941-6/6/2025); khởi động Chương trình nhân đạo “Mắt sáng cho NCT”. Tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Phan Văn Hùng; lãnh đạo các Ban, Văn phòng, đơn vị trực thuộc và cán bộ, nhân viên cơ quan, các bộ phận giúp việc.

Đảng, Nhà nước tiếp tục có chính sách mở để khơi dậy tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm quý của người cao tuổi

Đảng, Nhà nước tiếp tục có chính sách mở để khơi dậy tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm quý của người cao tuổi
NCT cả nước tiếp tục gửi gắm tâm tư, tình cảm đến Đảng, Nhà nước, Quốc hội thông qua diễn đàn Tạp chí Người cao tuổi…

Nhiều tội danh nguy hiểm: Có nên bỏ hình phạt tử hình

Nhiều tội danh nguy hiểm: Có nên bỏ hình phạt tử hình
Nhiều tội danh như sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thực phẩm chức năng giả; tội vận chuyển trái phép chất ma túy… là cực kỳ nguy hiểm cho xã hội nên không thể bỏ hình phạt tử hình.

Người cao tuổi Việt Nam chưa bao giờ vơi cạn khát vọng và trách nhiệm với cộng đồng

Người cao tuổi Việt Nam chưa bao giờ vơi cạn khát vọng và trách nhiệm với cộng đồng
Trong những ngày đang diễn ra kì họp Quốc hội, cán bộ, hội viên NCT cả nước luôn dõi theo, chờ đợi những quyết sách, chủ trương đúng và trúng của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, góp phần hiện thực hóa khát vọng và đẩy nhanh tiến độ bước vào kỉ nguyên vươn mình, phát triển hùng cường, thịnh vượng của dân tộc. Nhiều ý kiến của NCT tiếp tục được chia sẻ trên diễn đàn Tạp chí Người cao tuổi – tiếng nói của NCT cả nước…

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch nước Lương Cường chứng kiến trao văn kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch nước Lương Cường chứng kiến trao văn kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin
Ngày 26/5, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Công ty Vắc xin Việt Nam (VNVC) và Tập đoàn dược phẩm Sanofi (Pháp) đã trao văn kiện thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin của Sanofi tại Nhà máy Vắc xin và Sinh phẩm VNVC, Việt Nam.

Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi): Đề nghị địa phương được hưởng 100% tiền sử thu dụng đất

Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi): Đề nghị địa phương được hưởng 100% tiền sử thu dụng đất
Đối với những địa phương chưa cân đối được ngân sách, nhiều đại biểu đề nghị vẫn giữ nguyên khoản thu tiền sử dụng đất, thuế đất là khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%.

Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc
Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐỨC LƯƠNG - NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CHO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC" của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
Sáng 24/5, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.

Thanh Hóa trao kinh phí hỗ trợ xây 40 căn nhà tại huyện Quan Sơn

Thanh Hóa trao kinh phí hỗ trợ xây 40 căn nhà tại huyện Quan Sơn
Sáng 23/5/2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức Chương trình trao kinh phí hỗ trợ xây dựng 40 nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Quan Sơn năm 2025 với tổng trị giá 3,2 tỷ đồng (mức hỗ trợ 80 triệu đồng/căn).

Lãng phí vẫn còn rất lớn

Lãng phí vẫn còn rất lớn
Công tác chống lãng phí thời gian qua được đẩy mạnh, kết quả đáp ứng tốt sự mong đợi của cử tri, nhân dân. Tuy nhiên lãng phí vẫn còn rất lớn. Nhiều khu nhà còn bỏ hoang, vắng lặng, nhiều dự án, đất đai vẫn đang nằm chờ rất đáng lo ngại.

Hoạt động của Hội Người cao tuổi mang tính chính trị, xã hội cao

Hoạt động của Hội Người cao tuổi mang tính chính trị, xã hội cao
Là phóng viên theo dõi hoạt động của Hội NCT và phong trào NCT các cấp, tôi nhận thấy NCT ngày càng khẳng định vị thế, vai trò, là những “cây cao bóng cả” trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:

Người cao tuổi xứng đáng với 18 chữ vàng mà Trung ương Đảng trao tặng

Người cao tuổi xứng đáng với 18 chữ vàng mà Trung ương Đảng trao tặng
Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, Hội NCT các cấp luôn ghi nhận, đánh giá cao vai trò, vị thế, uy tín của NCT trong gia đình, xã hội. Tạp chí Người cao tuổi tiếp tục ghi nhận ý kiến của NCT gửi đến Đảng, Nhà nước, Quốc hội trong những ngày qua…

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20 tháng 5 năm 2025, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.

Sự cố xảy ra tại mỏ Sông Đốc đã được kiểm soát

Sự cố xảy ra tại mỏ Sông Đốc đã được kiểm soát
Sự cố xảy ra tại mỏ Sông Đốc, ngoài khơi Tây Nam Việt Nam đã được kiểm soát và không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Xem thêm
Vùng 2 Hải quân: Hội thi sáng kiến cải tiến ngành Hậu cần - Kỹ thuật

Vùng 2 Hải quân: Hội thi sáng kiến cải tiến ngành Hậu cần - Kỹ thuật

Chiều 28/3, tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vùng 2 Hải quân tổ chức Bế mạc Hội thi sáng kiến cải tiến ngành Hậu cần - Kỹ thuật. Thượng tá Triệu Thanh Tùng, Phó Tư lệnh Vùng dự và chỉ đạo.
Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐỨC LƯƠNG - NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CHO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC" của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Sáng 24/5, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy
Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền xem xét thấu đáo để đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của NCT

Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền xem xét thấu đáo để đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của NCT

Trong không khí tưng bừng của những ngày tháng Năm lịch sử, khi cả nước đang phấn khởi chào đón những ngày lễ lớn của đất nước, NCT cả nước đang vững một lòng tin tưởng và dõi theo kì họp Quốc hội quan trọng sửa đổi Hiến pháp và hệ thống pháp luật, thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, sớm đưa đất nước “cất cánh” bước vào kỉ nguyên vươn mình, phát triển thịnh vượng, hùng cường… Tạp chí Người cao tuổi tiếp tục nhận được nhiều ý kiến bày tỏ nguyện vọng của lớp người “cây cao bóng cả” từ các địa phương…
Nhận thức đúng đắn “NCT là nguồn lực quan trọng bảo vệ, xây dựng đất nước”

Nhận thức đúng đắn “NCT là nguồn lực quan trọng bảo vệ, xây dựng đất nước”

Sáng 28/5, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam Phan Văn Hùng chủ trì cuộc gặp mặt báo chí tuyên truyền kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995-10/5/2025), 84 năm Ngày truyền thống NCT Việt Nam (6/6/1941-6/6/2025); khởi động Chương trình Mắt sáng cho NCT. Tham dự có lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; đại diện lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội.
Công tác chuẩn bị phải thật chu đáo, để lan tỏa vị thế, vai trò của NCT trong đời sống xã hội

Công tác chuẩn bị phải thật chu đáo, để lan tỏa vị thế, vai trò của NCT trong đời sống xã hội

Chiều 27/5, Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp Cơ quan Trung ương Hội NCT Việt Nam để rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995 - 10/5/2025); 84 năm Ngày truyền thống NCT, Ngày NCT Việt Nam (6/6/1941-6/6/2025); khởi động Chương trình nhân đạo “Mắt sáng cho NCT”. Tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Phan Văn Hùng; lãnh đạo các Ban, Văn phòng, đơn vị trực thuộc và cán bộ, nhân viên cơ quan, các bộ phận giúp việc.
Phiên bản di động