Vùng 2 Hải quân sơ kết phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”

Xã hội 06/03/2023 15:46
Đình làng Nhân Hòa khởi dựng vào thời Lê - Trịnh, thờ hai vị thành hoàng là : Phương Dung Hoàng Thái hậu thời Lý Triệu Thị Lã và Đông Hải đại vương Đoàn Thượng - một thế lực quân sự mạnh vào cuối thời Lý. Có ý kiến cho rằng, bà Phương Dung Hoàng Thái hậu Triệu Thị Lã là Nhũ mẫu của vua Lý Huệ Tông (cuối thế kỷ XII) và có công giúp đỡ cả Đoàn Thượng. Tại đình làng hiện còn đôi câu đối nói về việc này. Hai vị thành hoàng được các triều vua phong 38 đạo sắc hiện còn lưu trong đình. Đạo sớm nhất vào năm Đức Long thứ tư (1632).
![]() |
Cảnh rước lễ trong Lễ hội làng Nhân hòa |
Làng Nhân Hòa có ngôi chùa Phúc Lâm khá khang trang. Giá trị nhất của chùa là còn lưu hai tấm bia gắn với sự nghiệp của Lê Thời Hiến - vị tướng tài thời Lê - Trịnh. Bia “Bảo Đức bi ký” soạn vào niên hiệu Bảo Thái (1720 - 1727), nói về đức độ, tài năng của Lê Thời Hiến và đóng góp của vợ ông - bà Quận chúa) với chùa. Tấm bia thứ hai “Phúc Lâm tự, khâm minh văn” soạn năm Vĩnh Thịnh thứ hai (1706) nói về đóng góp của dân làng, các quý tộc.
Cả đình và chùa Nhân Hòa đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa (năm 1992).
![]() |
Biểu diễn văn nghệ trước ngày rước kiệu tại đình làng |
Làng Nhân Hòa còn một di tích là đền Nghĩa. Theo bia “Tân tạo Nghĩa điền kim bi” soạn năm Thịnh Đức thứ hai (1654), hai giáp Hữu và Hậu thuộc xã Lữ Xuyên dựng đền này để thờ Tín chủ là bà Nguyễn Thị Ngọc Quyến và Thượng tướng quân Đô Chỉ huy sứ ty Nguyễn Quý Công, tự Phúc Thuận đã hiến cho làng 4 mẫu 7 sào ruộng và vườn, chia đều cho 2 giáp cày cấy. Hàng năm 2 giáp cúng giỗ ông bà theo ghi trong văn bia.
![]() |
Đại diện chính quyền địa phương và người dân trong thôn tại buổi khai mạc lễ hội |
Theo cuốn “Lư sử điển yếu điều lệ” - sách chữ Hán do nhóm Ngô gia văn phái soạn vào năm Cảnh Thịnh thứ hai (1794), Tiến sĩ triều Lê Nguyễn Đăng Sớ viết lời tựa, hiện còn lưu ở đình làng Tả Thanh Oai thì trang Lữ Xuyên - làng Nhân Hòa do các tù binh Chiêm Thành bị bức ra đây từ thời Lý để khai thác vùng đất trũng - nơi hợp lưu của sông Tô Lịch và sông Nhuệ. Qua bao thế kỷ, di duệ của những người Chăm đã hòa huyết, hòa đồng với người Việt sở tại để tạo lập nên làng xóm trù phú. Dấu ấn Chăm Pa còn lại rất mờ nhạt. Cơ cấu tổ chức, các sinh hoạt văn hóa của dân làng mang đậm phong cách người Việt.
![]() |
Các trò chơi tại lễ hội |
Lễ hội còn là dịp để giáo dục con cháu về nét đẹp truyền thống quê hương, là dịp để mỗi người dân thêm gắn kết tình làng nghĩa xóm. Lễ hội truyền thống đình làng Nhân Hòa gồm hai phần: Phần lễ và phần hội.
![]() |
Lễ rước kiệu được bắt đầu lúc 8h30 sáng từ đình làng về chùa Phúc Lâm và từ chùa Phúc Lâm về nhà văn hóa thôn, ngày hôm sau từ nhà văn hóa thôn về đình làng. |
Là một lễ hội truyền thống nên phần lễ của lễ hội đình làng Nhân Hòa luôn được tổ chức một cách tôn nghiêm theo đúng những nghi thức của ông cha ta truyền lại để tưởng nhớ hai vị thành hoàng. Chính hội vào ngày trung tuần tháng hai âm lịch, sẽ diễn ra lễ hội rước kiệu. Phần hội là phần mang tính chất giải trí bao gồm nhiều trò chơi dân gian như đập niêu, phi tiêu, bóng đá, bắt vịt, giao lưu văn nghệ…
![]() |
Rất đông người cao tuổi tới dự lễ hội |
Ông Nghiêm Bỉnh Thịnh, Phó Trưởng thôn Nhân Hòa cho biết: “Lễ hội truyền thống góp phần gắn kết tình làng nghĩa xóm, bảo lưu những nét đẹp văn hóa cổ truyền của người dân thôn Nhân Hòa, giúp mỗi người thêm yêu và tự hào về truyền thống quê hương, từ đó đồng lòng chung sức xây dựng quê hương ngày thêm phát triển”.
Không chỉ trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đều đặn hàng năm, có tác dụng giáo dục truyền thống con cháu hướng về cội nguồn, đến với hội làng, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được rất rõ nét đẹp của hồn cốt văn hoá Việt Nam vẫn được nuôi dưỡng, gìn giữ qua hàng nghìn đời nay. Hội làng vì thế đi vào tiềm thức của mỗi người một cách sâu đậm và trở thành một phong tục tốt đẹp.
Một số hình ảnh tại Lễ hội làng Nhân Hòa
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |