Cơ cấu lại kinh tế để phát triển nhanh và bền vững

Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 trong Nghị quyết số 31/2021/QH15 do Quốc hội ban hành mới đây có nhiều điểm đột phá mạnh mẽ hơn so giai đoạn trước, phù hợp yêu cầu phát triển mới của đất nước.

Tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế... là mục tiêu tổng quát của quá trình cơ cấu lại kinh tế Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Đột phá chiến lược về thể chế

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đặt ra năm quan điểm lớn; trong đó, lấy hoàn thiện thể chế phát triển, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo làm đột phá chiến lược với mục tiêu tổng quát là hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực cũng như giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao. Đồng thời, tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, kế hoạch cơ cấu lại kinh tế gồm năm nhiệm vụ trọng tâm nhưng thực chất diễn ra ở gần như toàn bộ nền kinh tế. Đó là cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống ngân hàng; phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực; phát triển lực lượng doanh nghiệp; tăng cường liên kết vùng; cơ cấu lại các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ... với hàng trăm giải pháp, nhiệm vụ và mục tiêu. Có thể thấy, phạm vi kế hoạch cơ cấu kinh tế là rất rộng, giải pháp, nhiệm vụ đặt ra rất nhiều, mỗi giải pháp gần như là đầu bài của một đề án. Vì vậy, trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế vẫn phải là thể chế. Cải cách thể chế giai đoạn này cần tiếp tục mở rộng quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, gỡ bỏ những rào cản, không chỉ dừng ở mức độ cho doanh nghiệp được "tự do làm gì" mà phải là "tự do làm như thế nào" trong những ngành, nghề pháp luật không cấm. Công tác quản lý của Nhà nước sẽ chuyển mạnh sang cơ chế hậu kiểm, quản lý theo rủi ro và theo mức độ tuân thủ của doanh nghiệp. Chỉ có như vậy mới khơi thông được các nguồn lực trong nền kinh tế, để nguồn lực đến được những dự án tốt, nhà đầu tư tốt nhất. Đồng thời giúp phân bổ lại và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững trong tương lai.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, đẩy mạnh cải cách thể chế là nền tảng quan trọng nhất cho cơ hội phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Vì vậy, Quốc hội, Chính phủ đang hướng tới những giải pháp đột phá về mặt thể chế để khơi dậy tiềm năng phát triển lâu dài, bên cạnh việc tung ra các gói giải pháp tiền tệ, tài khóa ngắn hạn. Đó là ban hành cơ chế đặc thù cho một số địa phương và dự kiến thí điểm áp dụng các thủ tục hành chính rút gọn để đẩy mạnh hoạt động đầu tư công. Theo kế hoạch, Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp bất thường trong tháng 12/2021 hoặc đầu tháng 1/2022 để giải quyết những vấn đề cấp thiết cho quốc kế dân sinh. Trong đó, có nội dung xem xét dự án Luật Sửa đổi một số điều của các luật kinh tế để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trong tình hình dịch Covid-19. Việc ban hành một luật cùng lúc sửa 10 luật sẽ đạt được mục tiêu hoàn thiện thể chế, giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn còn tồn tại giữa các luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, khơi thông nguồn lực phát triển. Đây là cách tiếp cận phù hợp thực tiễn cuộc sống đặt ra vì yêu cầu cải cách thể chế hiện nay không chỉ dừng ở cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh mà còn là nâng cao năng lực quản trị quốc gia để thích nghi, ứng phó hiệu quả với những biến động khó lường như trước đại dịch Covid-19. "Chính niềm tin và những cải cách thể chế mạnh mẽ, thực chất chứ không phải các gói hỗ trợ về tài chính sẽ định hình tương lai của nền kinh tế nước nhà", TS Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Cơ cấu lại kinh tế để phát triển nhanh và bền vững
Công nhân Công ty cổ phần công nghệ Bắc Việt, huyện Quế Võ (Bắc Ninh) sản xuất linh kiện cho thiết bị viễn thông. Ảnh: ĐỨC KHÁNH

Phát triển lực lượng doanh nghiệp

Lần đầu trong kế hoạch cơ cấu lại kinh tế, nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp được đặt ở vị trí trọng tâm với yêu cầu thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Với cách tiếp cận này, quá trình cơ cấu lại kinh tế hướng đến mục tiêu hình thành lực lượng doanh nghiệp Việt Nam để tập hợp và phát huy được nguồn lực trong mọi khu vực kinh tế. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp lại thông qua giải pháp cổ phần hóa, thoái vốn, xử lý dứt điểm những dự án thua lỗ, kém hiệu quả. Khu vực doanh nghiệp tư nhân được khuyến khích và hỗ trợ hình thành các chuỗi giá trị, mạng sản xuất để hình thành một số tập đoàn quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt ở một số ngành, lĩnh vực hoặc dẫn đầu trong chuỗi giá trị dựa vào chuyển đổi số, liên doanh, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP trong giai đoạn này được nâng lên mức khoảng 55%. Vai trò của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được phát huy thông qua cơ chế thu hút đầu tư gắn với chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại,…

Đáng chú ý, kế hoạch cơ cấu lại kinh tế đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, cả nước có 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60 đến 70 nghìn doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Theo các chuyên gia kinh tế, đây là mục tiêu hết sức khó khăn, thách thức vì tính đến cuối năm 2020, cả nước mới có khoảng hơn 810 nghìn doanh nghiệp, mặt khác, chất lượng, cơ cấu doanh nghiệp trong nền kinh tế mới là điều quan trọng, chứ không phải số lượng. Để đạt 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025, mỗi năm phải có thêm khoảng 180 nghìn doanh nghiệp mới, chưa tính đến số lượng bị phá sản, rời bỏ thị trường. Và ngay trong năm đầu tiên, kế hoạch này đã vấp phải nhiều khó khăn vì tính đến tháng 11/2021, cả nước có hơn 105 nghìn doanh nghiệp mới thành lập nhưng lại có đến hơn 106 nghìn doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và rời bỏ thị trường. Đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp nhận định, mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp sẽ khó khả thi nếu ngay từ bây giờ, cơ quan quản lý không có chiến lược tổng thể và triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ để vực dậy sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp vượt qua được khó khăn trước mắt và sớm phục hồi, đón cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh trong tương lai.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, phát triển 1,5 triệu doanh nghiệp là mục tiêu rất khó. Trong thực tế, giai đoạn 2016-2020 đã không đạt mục tiêu phát triển 1 triệu doanh nghiệp do hằng năm, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn, phải rời bỏ thị trường ở mức cao. Bộ trưởng cho rằng, việc đạt mục tiêu phát triển doanh nghiệp đề ra phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế, chính sách và môi trường kinh doanh trong thời gian tới. Theo các chuyên gia kinh tế, muốn hình thành lực lượng doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP khoảng 55%, nhiệm vụ hàng đầu là đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính. Cùng với đó, hạ tầng và nguồn lực cho phát triển cần phải được hoàn thiện. Muốn có một đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân chuyển đổi sang cơ cấu có hiệu quả hơn, cần đổi mới giáo dục, đào tạo để tạo ra lực lượng lao động trình độ cao.

Cơ cấu lại nền kinh tế là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nhưng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây đình trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động đến việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 không chỉ tập trung khắc phục những hạn chế của kế hoạch giai đoạn trước, mà còn bổ sung các nhiệm vụ nhằm tận dụng, nắm bắt những cơ hội mới và giải quyết tốt những vấn đề chiến lược. Yêu cầu đặt ra là công tác thực hiện cần được triển khai quyết liệt hơn nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi của nền kinh tế, tận dụng cơ hội và tạo đà bứt phá cho giai đoạn tới.

Đổi mới sáng tạo là động lực, thúc đẩy năng suất, tăng trưởng kinh tế Đổi mới sáng tạo là động lực, thúc đẩy năng suất, tăng trưởng kinh tế

Tăng cường hấp thụ, phổ biến công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021

Ngày 2/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 để đánh ...

Theo Báo Nhân Dân

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Cài app thanh toán tiền, nữ giáo viên bị lừa mất 1,5 tỷ đồng

Cài app thanh toán tiền, nữ giáo viên bị lừa mất 1,5 tỷ đồng

Nữ giáo viên ở Hà Tĩnh hoảng loạn vì đã bị lừa mất 1,5 tỷ đồng trong tài khoản.
Chủ tịch nước Lương Cường dự hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại 2025 tại Hải Phòng

Chủ tịch nước Lương Cường dự hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại 2025 tại Hải Phòng

Chiều ngày 15/7, UBND TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Thương mại 2025 với chủ đề “Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của Kỷ nguyên mới”. Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu chỉ đạo.
Thông xe cầu Hoàng Gia ở Hải Phòng

Thông xe cầu Hoàng Gia ở Hải Phòng

Ngày 15/07, cầu Hoàng Gia do Tập đoàn Vingroup đầu tư, kết nối trực tiếp dự án Vinhomes Royal Island với trung tâm thành phố đã chính thức thông xe. Với việc rút ngắn thời gian di chuyển vào trung tâm chỉ còn 5 phút - cầu Hoàng Gia sẽ đưa Vũ Yên thành cực tăng trưởng mới, đóng góp vào kỷ nguyên phát triển của kinh tế Hải Phòng.
Trường Sĩ quan Lục quân 2 trao tặng nhà “Đại đoàn kết”  tại Thanh Hoá

Trường Sĩ quan Lục quân 2 trao tặng nhà “Đại đoàn kết” tại Thanh Hoá

Tiếp tục các hoạt động thiết thực góp phần cùng với cả nước xoá nhà tạm, nhà dột nát, không để ai bị bỏ lại phía sau, ngày 12/7, Trường Sĩ quan Lục quân 2 và Công ty CP đầu tư Chí Thành tổ chức trao tặng nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình ông Lê Quang Đáng ở xã Định Hoà, tỉnh Thanh Hoá.
Phát động Cuộc thi “Nghệ An hạnh phúc - Happy Nghệ An 2025”

Phát động Cuộc thi “Nghệ An hạnh phúc - Happy Nghệ An 2025”

Chiều 14/7, trong khuôn khổ buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2025, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi “Nghệ An hạnh phúc - Happy Nghệ An 2025”.

Tin khác

Lan toả yêu thương từ mô hình “1.000 đồng nâng bước con ngư dân đến trường”

Lan toả yêu thương từ mô hình “1.000 đồng nâng bước con ngư dân đến trường”
Từ ngày 10 đến 11/7, Đoàn công tác của Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật (BĐKT), Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Hữu Lương, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trung tâm làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho 5 cháu là con ngư dân được đơn vị nhận đỡ đầu.

Quỹ "Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc", 15 năm một hành trình

Quỹ "Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc", 15 năm một hành trình
Chiều 11/7, tại Lữ đoàn 125 Hải quân, phường Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh, UBMTTQVN TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình kỷ niệm 15 năm thành lập Quỹ “Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc” (2009–2024); sơ kết công tác vận động, quản lý Quỹ Vì người nghèo và Quỹ Cứu trợ năm 2024.

Tháng 7, xúc động hành trình về nguồn

Tháng 7, xúc động hành trình về nguồn
Ngày 10/7, hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày Truyền thống lực lượng TNXP ( 15/7), 78 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7), Hội Cựu Thanh niên xung phong phường Phú Thủy, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức chuyến hành trình về nguồn tại Bia ghi danh liệt sĩ Đa Kai, thuộc xã Nam Thành, tỉnh Lâm Đồng .

Thư cảm ơn

Thư cảm ơn
Kính gửi: Quý độc giả thân mến!

Đồng bằng sông Cửu Long đón hơn 2 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025

Đồng bằng sông Cửu Long đón hơn 2 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025
Chiều 9/7, tại Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức Họp mặt kỷ niệm 65 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960-9/7/2025).

Thanh Hóa thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2025 đạt gần 30.000 tỷ đồng

Thanh Hóa thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2025 đạt gần 30.000 tỷ đồng
Trong 6 tháng đầu năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực. Trong đó, thu ngân sách nhà nước đạt gần 30.000 tỷ đồng, đứng thứ 9 cả nước.

Đồng Nai đẩy mạnh chăm sóc người cao tuổi

Đồng Nai đẩy mạnh chăm sóc người cao tuổi
6 tháng đầu năm 2025, công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động thiết thực cả về vật chất lẫn tinh thần.

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ BHYT, BHXH tự nguyện cho NCT

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ BHYT, BHXH tự nguyện cho NCT
Ngày 4/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXVII có văn bản báo cáo UBND TP. Hồ Chí Minh về việc tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ BHYT và BHXH tự nguyện cho các nhóm đối tượng do ngân sách địa phương hỗ trợ theo các Nghị quyết còn hiệu lực của HĐND tỉnh Bình Dương (cũ) và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) cho đến khi hết thời hạn hoặc có Nghị quyết mới thay thế; đặc biệt là đối với nhóm đối tượng NCT.

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ
Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng.

Cần 30.000 đơn vị máu điều trị, cấp cứu trong dịp hè

Cần 30.000 đơn vị máu điều trị, cấp cứu trong dịp hè
Để đảm bảo nguồn máu kịp thời cho cấp cứu và điều trị trong mùa hè, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe, hãy sắp xếp thời gian tham gia hiến máu, cùng trao gửi sự sống cho người bệnh.

Chấp thuận xây dựng thêm 4 bến cảng container tại Hải Phòng

Chấp thuận xây dựng thêm 4 bến cảng container tại Hải Phòng
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, TP Hải Phòng.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động
Vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ.

Cháy lớn tại khu vực nhà xe, 10 chiếc xe bị thiêu rụi

Cháy lớn tại khu vực nhà xe, 10 chiếc xe bị thiêu rụi
Một vụ hỏa hoạn vừa xảy ra tại khu vực nhà để xe tại chùa Hương Tích, tỉnh Hà Tĩnh khiến 9 chiếc xe điện và 1 xe ô tô bị thiêu rụi hoàn toàn.

Các nhóm đối tượng được ưu tiên nhà ở xã hội tại Đồng Nai

Các nhóm đối tượng được ưu tiên nhà ở xã hội tại Đồng Nai
Ngày 01/07/2025, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 08/2025/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn, đối tượng, điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Kiện toàn bộ máy lãnh đạo, tăng cường trách nhiệm, tạo đà phát triển

Kiện toàn bộ máy lãnh đạo, tăng cường trách nhiệm, tạo đà phát triển
Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy sau hợp nhất, tỉnh Đồng Tháp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tinh gọn hệ thống hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Xem thêm
Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, với 440/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

Ngày 28/6/2025, Trường Đại học VinUniversity (VinUni) đã tổ chức Lễ tốt nghiệp khóa 2 (2021–2025) cho gần 150 sinh viên. Với thành tích xuất sắc: chưa tốt nghiệp nhưng 55% sinh viên năm cuối đã được tuyển vào các tập đoàn đa quốc gia; 26% đã trúng tuyển T
Nghệ An: Hơn 40.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nghệ An: Hơn 40.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Sáng nay (26/6), cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh trên cả nước, hơn 40.000 thí sinh Nghệ An chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…

Từ một phóng viên báo Tuổi Trẻ, phóng viên báo Lao Động…đến giảng viên thỉnh giảng khoa báo chí trường đại học KHXH&NV. Từ tranh vẽ đời thường trên giường bệnh đến tranh vẽ in lên áo dài thời trang, được các báo đặt hàng, 4 năm tập vẽ được triển lãm 3 lần
Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Hội Báo toàn quốc 2025:
Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Phiên bản di động