Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Cơ hội 'gạn đục, khơi trong' cho trái phiếu

“Những sai phạm của một số cá nhân, tổ chức trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vừa qua là bài học quan trọng nhưng không đại diện cho toàn thị trường” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của Việt Nam vẫn rất tiềm năng và thời gian qua đã khẳng định được vai trò là kênh huy động vốn quan trọng, hỗ trợ và “chia sẻ” rất hiệu quả cho kênh tín dụng ngân hàng.

Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khi trao đổi với báo chí về định hướng phát triển thị trường TPDN trong thời gian tới.

Thị trường TPDN của Việt Nam còn khiêm tốn

Phóng viên:Thưa Bộ trưởng, thị trường TPDN tại Việt Nam duy trì tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trên thực tế kênh huy động vốn này vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển tại Việt Nam, cả về quy mô lẫn chất lượng. Bộ trưởng đánh giá thế nào về vấn đề này?

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Cần tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng. Ảnh: CL
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Cần tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng. Ảnh: CL

+ Bộ trưởng Hồ Đức Phớc:Thị trường TPDN của Việt Nam mặc dù đã hình thành khá lâu nhưng đúng là mới thực sự được thị trường quan tâm và phát triển trong vòng năm năm trở lại đây, nhất là 2-3 năm gần đây. Thị trường TPDN phát triển đã trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho doanh nghiệp, góp phần cân đối cơ cấu thị trường vốn, giảm sự phụ thuộc vốn trung, dài hạn quá lớn vào kênh tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên, so với tiềm năng và tương quan với thị trường trong khu vực thì quy mô thị trường TPDN của Việt Nam vẫn còn ở mức khá khiêm tốn, chưa đạt mục tiêu đề ra.

Còn cách khá xa so với mục tiêu

Hiện nay, dư nợ toàn thị trường TPDN chỉ khoảng 15% GDP, trong đó riêng TPDN riêng lẻ là 1,204 triệu tỉ đồng, tương đương 12,8% GDP.

Trong khi đó, theo Chiến lược phát triển tài chính đến năm 2030, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2025, dư nợ thị trường TPDN tối thiểu đạt 20% GDP và đến năm 2030 tối thiểu đạt 25% GDP. Như vậy, chúng ta vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu mà Chính phủ đề ra.

Đối với các nước có thị trường vốn phát triển, dư nợ thị trường TPDN đều duy trì ở mức cao. Riêng trong khu vực, Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều một số nước như: Malaysia (56% GDP), Singapore (38% GDP), Thailand (25% GDP),…

Bộ trưởng Bộ Tài chính

HỒ ĐỨC PHỚC

Phóng viên: Đó là về mặt số lượng, còn chất lượng thị trường TPDN của Việt Nam thì sao, thưa Bộ trưởng?

+ Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Về chất lượng, đánh giá một cách khách quan, thị trường TPDN đã có sự phát triển khá tích cực trong những năm gần đây. Chúng ta cơ bản đã xây dựng được một khung khổ pháp lý khuyến khích thị trường TPDN phát triển, hỗ trợ DN huy động vốn cho sản xuất, kinh doanh, giúp nhiều nhà đầu tư có thêm kênh đầu tư hiệu quả.

Mặc dù vậy, vì sự tăng trưởng nhanh, lại trong bối cảnh dịch COVID-19 xảy ra nên tốc độ phát triển về quy mô chưa tương xứng với chất lượng của thị trường TPDN riêng lẻ. Thị trường này đã và đang bộc lộ một số rủi ro cần được nhìn nhận chính xác, hợp lý, đúng mức độ để có giải pháp phù hợp, giúp thị trường phát triển đúng hướng, an toàn, bền vững.

Sai phạm của một số cá nhân, tổ chức không đại diện cho toàn thị trường

Phóng viên: Theo Bộ trưởng, làm thế nào để các bên tham gia thị trường TPDN nâng cao trách nhiệm, tính tuân thủ pháp luật, giúp tăng chất lượng, tăng tính an toàn và minh bạch?

+ Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chúng ta phải khẳng định rằng, việc phát triển thị trường TPDN lành mạnh, ổn định, hiệu quả, minh bạch và bền vững là rất cần thiết, góp phần tạo ra một nền tài chính đa dạng, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn, giảm sự phụ thuộc lớn vào kênh tín dụng ngân hàng. Đây là mục tiêu đã được Chính phủ đề ra và các cơ quan quản lý, đơn vị, tổ chức liên quan quyết tâm triển khai thực hiện.

Như đã nói ở trên, dù đã có sự tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây nhưng thị trường TPDN Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Trong quá trình đó, thị trường sẽ trải qua giai đoạn phát triển từ thấp đến cao, khởi nguồn từ “lượng” và chuyển dần sang tăng về “chất”.

Những sai phạm của một số cá nhân, tổ chức trên thị trường TPDN riêng lẻ vừa qua (như vụ Tân Hoàng Minh - PV) là bài học quan trọng nhưng không đại diện cho toàn thị trường. Vì vậy, cần có giải pháp điều chỉnh, hướng thị trường phát triển lành mạnh hơn.

Phóng viên: Bộ trưởng có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

+ Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là chủ thể phát hành. TPDN riêng lẻ chủ yếu là niềm tin, là “chữ tình” với DN. DN phát hành về nguyên tắc phải là chủ thể chịu trách nhiệm toàn bộ về các đợt phát hành. Thống kê cho thấy các ngân hàng đang nắm giữ tới 46% lượng TPDN riêng lẻ, kế đến là DN bất động sản với 37,5%… Như vậy, hai nhóm chủ thể phát hành này đã chiếm tới 83,5% lượng TPDN riêng lẻ.

Khi các chủ thể phát hành tuân thủ pháp lý cao, đề cao tính minh bạch, công bố thông tin đầy đủ và giữ chữ tín với nhà đầu tư, thanh toán đầy đủ, đúng hạn TPDN đến hạn; nhà đầu tư hiểu biết pháp luật, cẩn trọng xem xét thị trường khi mua TPDN… thì chắc chắn chất lượng phát triển của thị trường TPDN sẽ được nâng lên.

Về nhà đầu tư tham gia, quy định pháp lý đã nêu rõ chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được phép tham gia đầu tư, giao dịch TPDN riêng lẻ. Tuy nhiên, thực tế đã có nhiều nhà đầu tư cố tình lách luật để mua TPDN, chỉ đề cao lãi suất cao mà phớt lờ việc đánh giá, thẩm định rủi ro trước khi mua.

Ngoài ra, trách nhiệm còn thuộc về các đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ TPDN riêng lẻ. Thực tế cũng đã chỉ ra một số hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ của các công ty chứng khoán, cũng như chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán. Thời gian qua, cơ quan quản lý nhà nước đã tăng cường quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý sai phạm.

Cơ hội để thị trường sàng lọc, “gạn đục, khơi trong”

Phóng viên: Một vấn đề rất quan trọng trên thị trường tài chính nói chung và thị trường TPDN nói riêng đó là niềm tin. Bộ trưởng có nghĩ như vậy?

+ Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Niềm tin đóng vai trò rất quan trọng trên thị trường tài chính, đặc biệt là trên thị trường TPDN. Thị trường phát triển ổn định, hiệu quả, an toàn thì nhà đầu tư sẵn sàng tham gia và khi đó thị trường mới có sự phát triển bền vững bởi “cung vững - cầu chắc”.

Như đã khẳng định ở trên, thị trường TPDN vẫn rất tiềm năng và cần tạo điều kiện để phát triển an toàn, minh bạch, bền vững. Dù không đại diện cho toàn thị trường nhưng những sai phạm trên thị trường TPDN riêng lẻ thời gian qua đúng là “con sâu làm rầu nồi canh”, làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư vào kênh TPDN.

Do vậy, việc lấy lại niềm tin cho thị trường cũng là trách nhiệm của nhiều cơ quan quản lý và các chủ thể tham gia thị trường.

Vừa qua, Bộ Tài chính đã tham mưu để Chính phủ ban hành Nghị định 65/2022 với nhiều điểm mới, theo hướng chặt chẽ hơn, nâng cao trách nhiệm của các bên tham gia. Chính sách mới sẽ cần thời gian để thị trường làm quen nhưng đây là cơ hội để thị trường sàng lọc, “gạn đục, khơi trong” tạo điều kiện cho các DN và nhà đầu tư chuyên nghiệp chân chính.

Cùng với đó, Nghị định 65 cũng đã đưa ra mốc thời gian cụ thể để khai mở vận hành thị trường TPDN thứ cấp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tư có thể giao dịch được TPDN khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, cũng đã có quy định để phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và quy định chi tiết các trường hợp phải có xếp hạng mới được phát hành, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có tham chiếu khách quan và tin cậy hơn trước khi mua TPDN.

Về mặt pháp lý, Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tín dụng, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán,… gấp rút tổng rà soát các quy định pháp lý điển hình là Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản có liên quan tới TPDN để phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tư pháp trình Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung.

Xin cám ơn Bộ trưởng.

Những sai phạm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thời gian qua là “con sâu làm rầu nồi canh”, không đại diện cho toàn thị trường. Trong ảnh: Một dự án của Tân Hoàng Minh tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: TP
Những sai phạm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thời gian qua là “con sâu làm rầu nồi canh”, không đại diện cho toàn thị trường. Trong ảnh: Một dự án của Tân Hoàng Minh tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: TP

Tạo điều kiện cho phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng

Phóng viên: Có ý kiến cho rằng cơ quan quản lý nên có giải pháp để phát triển thị trường TPDN tập trung, có sự quản lý. Ngược lại, nên thu hẹp dần sự phát triển của thị trường trái phiếu phát hành riêng lẻ để tránh các rủi ro khó kiểm soát. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này ra sao?

+ Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đúng là thị trường TPDN phát triển mạnh mẽ thời gian qua chủ yếu là TPDN phát hành riêng lẻ.Hầu hết DN lựa chọn kênh trái phiếu riêng lẻ do yêu cầu đơn giản hơn. Ngược lại, kênh phát hành TPDN ra công chúng không được DN chú trọng vì thủ tục, yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn cao hơn.

Đây là thực tế chúng ta cần nhìn nhận để có các giải pháp chỉnh tiết hợp lý hơn. Chúng ta không cấm DN phát hành TPDN riêng lẻ, miễn là DN, nhà đầu tư tham gia tuân thủ đúng quy định pháp lý và theo đúng tinh thần là tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, thời gian qua đã bộc lộ hạn chế như lừa dối khách hàng, trái phiếu quá hạn không được thanh toán đầy đủ.

Thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rà soát pháp lý, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các DN phát hành TPDN ra công chúng. Có thể sẽ không có mục tiêu cụ thể là mở rộng hay thu hẹp thị trường nào nhưng rõ ràng việc ưu tiên phát triển các thị trường tập trung có sự quản lý hiệu quả của cơ quan nhà nước sẽ giúp thị trường TPDN phát triển minh bạch, an toàn và bền vững hơn.

Theo CHÂN LUẬN - PLO.VN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Lạng Sơn: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch số 158/KH-UBND, ngày 5/7/2024).
Central Retail đẩy mạnh đầu tư vào tỉnh Hưng Yên

Central Retail đẩy mạnh đầu tư vào tỉnh Hưng Yên

Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam vừa được UBND tỉnh Hưng Yên trao Quyết định chấp thuận đầu tư thực hiện dự án Trung tâm thương mại GO! Hưng Yên.
Nirva - Land tin tưởng hợp tác sử dụng nền tảng số Meey CRM

Nirva - Land tin tưởng hợp tác sử dụng nền tảng số Meey CRM

Ngày 16/5/2024, Công ty Cổ phẩn Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Nirva – Land (Nirva – Land) trong việc cung cấp giải pháp công nghệ bất động sản Meey CRM.
Lượng trúng thầu cao kỷ lục trong phiên đấu thầu vàng miếng ngày 16/5

Lượng trúng thầu cao kỷ lục trong phiên đấu thầu vàng miếng ngày 16/5

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông báo về kết quả đấu thầu vàng miếng phiên sáng nay ngày 16/5.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước vừa ra thông báo về việc tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC vào 9h30 ngày 14/5.

Tin khác

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra thị trường vàng
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 213/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Tập đoàn Mai Linh: Tiếp đà khởi sắc, vững bước đầu tư tương lai

Tập đoàn Mai Linh:  Tiếp đà khởi sắc, vững bước đầu tư tương lai
Thông tin tại Đại hội đồng Cổ đông Thường niên 2024 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tổ chức ngày 29/4, ở TP. Hồ Chí Minh, cho thấy những khởi sắc và hướng đầu tư tích cực, mạnh mẽ trong tương lai.

4 tháng đầu năm Việt Nam thu hút gần 9.27 tỷ USD đầu tư nước ngoài

4 tháng đầu năm Việt Nam thu hút gần 9.27 tỷ USD đầu tư nước ngoài
Ngày 29/4, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 2 hoãn đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 2 hoãn đấu thầu vàng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp về việc hoãn phiên đấu thầu vàng dự kiến tổ chức ngày 25/4.

Đấu thầu vàng miếng: Bán thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu vàng miếng: Bán thành công 3.400 lượng vàng
Sáng 23/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên năm 2024 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (TP. Hà Nội), với sự tham gia của 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp dự thầu.

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê
Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt giải thưởng Sao Khuê 2024.

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng
Ngày 17/4/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại Đại hội, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp quản lý thị trường vàng
Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước đã có hàng loạt văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng.

Ngân hàng Nhà nước lên tiếng vụ khách hàng "bỗng dưng" mất 58 tỉ đồng trong tài khoản ở MSB

Ngân hàng Nhà nước lên tiếng vụ khách hàng "bỗng dưng" mất 58 tỉ đồng trong tài khoản ở MSB
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, báo chí đã đặt câu hỏi liên quan đến vụ việc khách hàng mất tiền tại Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB) là khi nào các khách hàng được hoàn lại số tiền gửi tiết kiệm? Ngân hàng MSB hay cá nhân bà Hoài Anh sẽ phải bồi thường thiệt hại cho khách gửi tiền bị mất ra sao?

Ngân hàng MSB lên tiếng vụ khách hàng "bỗng dưng" mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

Ngân hàng MSB lên tiếng vụ khách hàng "bỗng dưng" mất 58 tỉ đồng trong tài khoản
Sau một thời gian dài gửi tiền trong tài khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), 1 khách hàng tại Hà Nội bỗng nhận được thông báo khoản tiền hơn 58 tỷ đồng của mình "biến mất".

Vụ nợ 8,5 triệu bị tính lãi hơn 8,8 tỷ đồng: Khẩn trương điều chỉnh lại chính sách

Vụ nợ 8,5 triệu bị tính lãi hơn 8,8 tỷ đồng: Khẩn trương điều chỉnh lại chính sách
Liên quan đến vụ nợ 8,5 triệu bị tính lãi hơn 8,8 tỷ đồng gây bão dư luận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản yêu cầu Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) phải bố trí lãnh đạo trực tiếp thông tin với các cơ quan báo chí và dư luận xã hội về vụ việc với tinh thần cầu thị.

Quảng Ninh: Thanh tra vào cuộc vụ nợ 8.5 triệu đồng tính lãi thành 8.8 tỷ đồng sau gần 11 năm

Quảng Ninh: Thanh tra vào cuộc vụ nợ 8.5 triệu đồng tính lãi thành 8.8 tỷ đồng sau gần 11 năm
Liên quan đến sự việc 1 người ở Quảng Ninh nợ ngân hàng 8.5 triệu đồng sau gần 11 năm thì bị tính lãi thành 8.8 tỷ đồng, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh vừa yêu cầu Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) chi nhánh Quảng Ninh có văn bản báo cáo.

Bất ngờ trúng 1 lượng vàng SJC khi mở tài khoản HDBank

Bất ngờ trúng 1 lượng vàng SJC khi mở tài khoản HDBank
HDBank vừa tổ chức lễ quay số may mắn Đợt 1 của chương trình “Mở tài khoản HDBank - Rinh ngay vàng ròng”. Khách hàng trúng thưởng 1 lượng vàng SJC 9999 đầu tiên đã xuất hiện. Cơ hội trúng vàng ròng vẫn còn đến 31/03/2024.

Đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Văn bản số 1764/NHNN-TD về việc đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm
VPBank tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp trả góp qua thẻ tín dụng

VPBank tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp trả góp qua thẻ tín dụng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một trong những ngân hàng tiên phong triển khai chương trình trả góp qua thẻ tín dụng cho doanh nghiệp, hỗ trợ quản trị dòng tiền hiệu quả và tối ưu khả năng thanh toán.
SHB cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: “Giả mạo hỗ trợ” đăng ký xác thực sinh trắc học

SHB cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: “Giả mạo hỗ trợ” đăng ký xác thực sinh trắc học

Nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh cán bộ ngân hàng, cơ quan quản lý để liên hệ với người dân “hỗ trợ cài đặt dịch vụ xác thực sinh trắc học” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" lần 4

Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" lần 4

Chiều 8/7, tại Hà Nội, Hiệp hội Phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về việc tổ chức Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” lần thứ tư năm 2024.
Cần những 'đầu tàu' dẫn dắt nền nông nghiệp 5.0

Cần những 'đầu tàu' dẫn dắt nền nông nghiệp 5.0

Đại diện của Bộ Khoa học và công nghệ đánh giá, sự dịch chuyển và ứng dụng của công nghệ 5.0 cần có các tập đoàn lớn dẫn dắt bởi đó chính là đối tượng đặt hàng và tham gia giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực.
Nestlé MILO đồng hành cùng Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Olympic và Paralympic Paris 2024

Nestlé MILO đồng hành cùng Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Olympic và Paralympic Paris 2024

Ngày 17/7 tại Hà Nội, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Cục Thể dục Thể thao, Ủy ban Olympic Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ xuất quân Đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) tham dự Olympic Paris 2024. Nestlé Việt Nam và nhãn hàng Nestlé MILO là nhà tài trợ đồng hành cùng Đoàn TTVN tranh tài tại đại hội thể thao lớn nhất hành tinh.
Chủ thuỷ điện Sông Bung 5 ở Quảng Nam bị đề nghị xử phạt hơn 200 triệu đồng

Chủ thuỷ điện Sông Bung 5 ở Quảng Nam bị đề nghị xử phạt hơn 200 triệu đồng

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam đã đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam xử phạt chủ nhà máy thủy điện Sông Bung 5 số tiền là 210 triệu đồng.
Được gia hạn, dự án chậm tiến độ của Vietcombank rục rịch dọn cỏ

Được gia hạn, dự án chậm tiến độ của Vietcombank rục rịch dọn cỏ

Những ngày gần đây, trên Khu đất vàng rộng hơn 5000 m2 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tại ngã 5 Trần Thái Tông, giao Tôn Thất Thuyết, Phạm Văn Bạch (đối diện Cung tri thức Thủ đô) đang được rục rịch dọn cỏ.
Không bố trí chức năng ở, lưu trú tại dự án 148 Giảng Võ

Không bố trí chức năng ở, lưu trú tại dự án 148 Giảng Võ

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký quyết định phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Tổ hợp hỗn hợp Trung tâm Thương mại, dịch vụ, văn hóa, tỷ lệ 1/500 tại số 148 Giảng Võ, quận Ba Đình (Hà Nội). Tại đây, không b
Hà Nội: Loạt biệt thự bỏ hoang ở Khu đô thị mới Cầu Bươu

Hà Nội: Loạt biệt thự bỏ hoang ở Khu đô thị mới Cầu Bươu

Nhiều căn biệt thự đã xây thô tại Khu đô thị mới Cầu Bươu thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội bị bỏ hoang nhiều năm, số căn có chủ nhân về ở cũng rất thưa thớt, nhà ở xen kẽ nhà hoang.
Phiên bản di động