Biên giới quốc gia, những vấn đề nổi lên trên các tuyến biên giới, vùng biển trong tình hình hiện nay
TW hội 23/05/2024 07:50
Đại tá Huỳnh Thanh Hùng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Bạc Liêu báo cáo tại Hội nghị. |
Báo cáo tại Hội nghị Đại tá Huỳnh Thanh Hùng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Bạc Liêu cho biết: Lãnh thổ, dân cư, Chính phủ và quan hệ quốc tế là 4 yếu tố cơ bản, cấu thành một quốc gia có chủ quyền. Trong đó, lãnh thổ, biên giới quốc gia là không gian sinh tồn, là yếu tố vật chất không thể thiếu được của mọi quốc gia, dân tộc. Điều 11, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 xác định: Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị”. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, làm rõ những vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia và công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các lực lượng tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Các đại biểu buổi tập huấn |
Biên giới quốc gia là nơi địa đầu - cửa ngõ của Tổ quốc, là địa bàn chiến lược có giá trị rất lớn cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tổ tiên ta đã sớm khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, coi biên giới là bờ cõi giang sơn, là phên dậu, cửa ngõ của đất nước. Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam “biên cương” là nơi địa đầu của Tổ quốc, là tài sản vô giá của cả dân tộc.
Bà Lê Hồng Thu, Phó Trưởng BĐD Hội NCT tỉnh Bạc Liêu tham gia đóng góp ý kiến tại buổi thảo luận. |
Chỉ có xây dựng biên giới, khu vực biên giới vững mạnh mới tạo điều kiện, cơ sở cho quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; giữ vững ổn định bên trong, ngăn ngừa hoạt động xâm nhập, phá hoại từ bên ngoài, tăng cường đoàn kết hữu nghị với các nước láng giềng, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Ông Mai Văn Nhân, Trưởng BĐD Hội NCT tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại buổi thảo luận. |
Thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Biên giới quốc gia trên đất liền nước ta dài khoảng 5.044 km, trong đó có 2 tỉnh giáp hai tuyến biên giới, đó là tỉnh Điện Biên giáp Trung Quốc và Lào, Kon Tum giáp Lào và Campuchia. Để đánh dấu và cố định biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam và các nước tiếp giáp sử dụng hệ thống mốc quốc giới bao gồm các loại: Mốc đại, mốc trung, mốc tiểu, v.v..
Ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng BĐD Hội NCT tỉnh Cà Mau phát biểu tại buổi thảo luận. |
Với mục tiêu, kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; phải bảo vệ được chế độ, bảo vệ lợi ích dân tộc là trên hết; giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, xây dựng và bảo vệ đất nước” trong mọi tình huống.
Tiến sĩ Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam tiếp thu ý kiến thảo luận của các đại biểu. |
Đây là vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên, lâu dài của các cấp, các ngành, các lực lượng và cả hệ thống chính trị phải triển khai thực hiện trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Đồng thời, các đại biểu tham dự hội nghị cũng tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, nhằm giúp cho cán bộ, hội viên NCT nắm vững nhiệm vụ về công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, biển đảo của Đảng, Nhà nước.