Xoá ràng buộc, Sài Gòn bừng nở hoa Xuân

TP Hồ Chí Minh đón Tết Giáp Thìn 2024 vui hơn mọi năm, bởi được Quốc hội trao cơ chế vượt trội để huy động nguồn lực đầu tư xây dựng, thí điểm những mô hình phát triển mà pháp luật chưa quy định, hoặc quy định nhưng không còn phù hợp với thực tiễn...

1. Bạn đồng nghiệp từ Cần Thơ a lô lên Sài Gòn hỏi tôi, mấy ông thực hiện Nghị quyết 98 tới đâu rồi, chuẩn bị Tết con Rồng đến đâu rồi, tôi trả lời, có ý trách, từ ông lên tôi chỉ còn hai giờ chạy xe vì tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cùng cầu Mỹ Thuận 2 đã thông xe hơn tháng nay, là tuyến cao tốc hoàn chỉnh từ TP Hồ Chí Minh đi Tây Đô, sao ông không đến mà “mục sở thị”. Ông bạn đồng nghiệp “ừ héng”, hình như biết mình quan liêu, đó với đây giờ có xa xôi gì mà làm biếng, bày đặt gọi điện thoại.

Trách nhẹ nhàng vậy chứ tôi thông cảm với bạn đồng nghiệp. Bạn có lên Sài Gòn cũng khó mà thấy thành quả hiển hiện khi Nghị quyết 98 của Quốc hội Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh (Nghị quyết 98) mới thực hiện được hơn 5 tháng, kể từ ngày 1/8/2023.

Riêng tôi thì do cái nghiệp viết báo đeo đẳng từ đầu cuộc kháng chiến giữ nước lần thứ hai cho đến nay, lại là công dân Sài Gòn suýt soát nửa thế kỉ qua nên theo dõi sát sao từng mốc thời gian mà thành phố tôi yêu đã vượt qua không ít rào cản (trong đó có thể tự hào “kể công” khá nhiều nhà báo cổ suý đổi mới từ tư duy đến hành động) để không chỉ vì sự phát triển của chính mình mà còn vì cả nước.

Xoá ràng buộc, Sài Gòn bừng nở hoa Xuân

Chắc bạn đồng nghiệp cũng như tôi, dù là người viết báo chuyên nghiệp, nội việc đọc và hiểu tương đối Nghị quyết 98 đã… mệt, cho nên luôn chia sẻ sự quyết tâm thực thi chủ trương phát triển TP Hồ Chí Minh trong trung và dài hạn của lãnh đạo thành phố. Bởi nó giúp TP Hồ Chí Minh xoá bỏ những ràng buộc làm cho kinh tế 10 năm qua tăng trưởng chậm lại, vai trò dẫn dắt nền kinh tế cả nước suy giảm, làm cho Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vào loại thấp, để chủ động thực hiện hơn 40 cơ chế đặc thù của 7 lĩnh vực quan trọng mà Quốc hội cho phép, đó là quản lí đầu tư, tài chính (có một số dịch vụ tài chính mới như ngân hàng số, xây dựng thị trường giao dịch hàng hóa tương lai), ngân sách nhà nước; quản lí đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lí khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy chính quyền thành phố và TP Thủ Đức, để xứng đáng là đầu tàu kinh tế của cả nước, là thành phố đóng góp gần 30% tổng thu ngân sách quốc gia.

2. Chắc bạn đồng nghiệp sẽ ngạc nhiên, bởi chỉ sau 1 tháng 19 ngày Nghị quyết 98 có hiệu lực thi hành, trong kì họp lần thứ 11 HĐND TP Hồ Chí Minh Khóa X, bắt đầu từ ngày 19/9/2023, để thông qua gần 100 tờ trình những dự án thực hiện nghị quyết này, người đứng đầu Thành ủy ví von bước đầu thực hiện nghị quyết 98: "Thời gian qua chỉ mới khởi động. Nay con tàu đã chất đầy hàng và sẵn sàng để tăng tốc. Chúng ta ở trên con tàu cũ, nhân viên cũ nhưng tâm thế mới, khí thế mới. Con tàu cũng được thay động cơ mới, đường ray cũng thông thoáng hơn trước".

Trước hết xin kể với bạn đồng nghiệp những việc quan trọng mà thành phố của tôi đã khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết 98 “với tâm thế mới, khí thế mới”.

Tâm thế mới, khí thế mới ấy một phần nhờ thu nhập tăng khá cao bởi thành phố được giao thẩm quyền chủ động thực hiện chính sách tiền lương, nên từ tháng 8/2023, mức thu nhập đã tăng tối đa 1,8 lần mức lương ngạch, bậc, chức vụ và chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lí của thành phố và thuộc Trung ương đóng trên địa bàn để tạo động lực làm việc, khơi gợi tinh thần lao động sáng tạo, củng cố và nâng cao chất lượng bộ máy Nhà nước, đồng thời góp phần gia tăng tiêu dùng và tích lũy thu nhập, tăng nguồn vốn đầu tư phát triển.

Cùng với lương được tăng, số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở phường, xã, thị trấn cũng được quy hoạch lại sao cho không thiếu không thừa, và đang hoàn thiện Đề án Xây dựng nền công vụ hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp, kiến tạo phát triển. Đặc biệt, Thủ Đức đã tổ chức xong bộ máy cấp thành phố, như HĐND, trung tâm an sinh, trung tâm xúc tiến thương mại - đầu tư, trung tâm quản lí, khai thác hạ tầng.

Xoá ràng buộc, Sài Gòn bừng nở hoa Xuân

3. Bạn đồng nghiệp từng chê, Sài Gòn của mấy ông cứ đến giờ đi làm và giờ tan sở, ngày nào cũng kẹt xe, tôi “phản ứng”, không phải kẹt mà ùn ứ (là nói theo một quan chức trong ngành Giao thông). Mong bạn thông cảm cho, trở ngại lớn nhất khiến những trục đường chính, cửa ngõ ra vào TP Hồ Chí Minh nhiều năm qua chưa thể mở rộng như quy hoạch là do thiếu vốn khi ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 20%, trong khi đầu tư theo hình thức xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT), đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - chuyển giao giữa nhà đầu tư và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (BT) bị trì hoãn, hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp chưa thực hiện được nên chưa huy động được nguồn lực dồi dào trong dân và doanh nghiệp. Bây giờ thì Nghị quyết 98 sẽ giúp thành phố huy động nguồn vốn xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, ít phụ thuộc vào ngân sách công.

Trước mắt, thành phố đã thông qua chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư 85 công trình giao thông với hơn 55.000 tỉ đồng, 7 công trình trong đó thuộc nhóm A. Đáng kể nhất là áp dụng hình thức BOT để nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá 5 chặng đường bộ hiện hữu mà ngân sách thành phố chỉ để giải phóng mặt bằng với tỉ lệ từ 33 - 70% tùy mỗi công trình, hoàn thành từ năm 2023 - 2028. Trong đó có một đoạn quốc lộ 13 nối với Bình Dương, Quốc lộ 1A nối với Long An, Quốc lộ 22 nối với đường Vành đai 3, một đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh và cầu đường Bình Tiên nối cao tốc Bến Lức - Long Thành, một đoạn từ Vành đai 2 nối đường Võ Nguyên Giáp. Tất cả khoảng 38km, từ 6 đến 10 làn xe.

Như vậy, vài ba năm nữa, bạn đồng nghiệp lên Sài Gòn cứ việc bon bon như chạy xe trên xa lộ, có ca cẩm chăng là chở bạn gái sau xe máy mà đường không chịu xóc cho nàng ôm chặt eo.

Bạn đồng nghiệp hãy hình dung, thành phố của tôi còn “một núi” công việc nữa phải xong hay triển khai từ nay cho đến khi tổng kết Nghị quyết 98 vào năm 2028. Đó là hoàn thành đúng tiến độ công trình cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên khởi công từ hai năm trước, không những giải quyết ô nhiễm môi trường mà còn tạo cảnh quan, tạo trục giao thông hàng chục kilômét. Đó là cải tạo kênh Xuyên Tâm, kênh Đôi, xây dựng thêm ba cầu qua sông Sài Gòn, trong đó có một cầu đi bộ bên này quận 1 nối qua Thủ Thiêm - khu đô thị hiện đại nhất nước. Đặc biệt thành phố phải “quay mặt tiền” ra sông Sài Gòn với hai con đường ven sông mỗi bên 80km đang hình thành trên giấy. Rồi lại phát triển 10 khu đô thị theo mô hình TOD (Transit Oriented Development là mô hình phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm), bởi dọc tuyến Metro số 1 sắp vận hành và đường Vành đai 2 có mấy nghìn hécta đất công (riêng hai bên các nhà ga Metro số 1 có khoảng 500ha).

4. Có thể bạn đồng nghiệp sẽ hỏi, nhiều việc như vậy thì TP Hồ Chí Minh có bảo đảm quy trình, bảo đảm chất lượng công trình. Để trả lời bạn, xin dẫn ra đây một việc làm khá mới: UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành quy chế phối hợp giữa các sở, ngành và giữa các quận, huyện, TP Thủ Đức; ban hành quy chế nội bộ quy định cụ thể thời gian xử lí công việc để giám sát chứ không có chuyện công việc muốn chừng nào xong cũng được.

Và bạn đồng nghiệp sẽ vui cùng tôi khi biết trong năm 2023, kinh tế TP Hồ Chí Minh có mức tăng trưởng khá, nhiều công trình đầu tư công trung hạn được đẩy nhanh tiến độ thực hiện, GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) ước tăng 5,81%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,8%, tổng doanh thu du lịch tăng 22%, khách quốc tế tăng 44,3% so với năm 2022.

Như vậy, Nghị quyết 98 không chỉ riêng cho TP Hồ Chí Minh, nếu thực hiện thành công thì cả nước cùng có lợi.

Khi tôi ngồi gõ bàn phím những dòng này để “thông báo” với bạn đồng nghiệp về những việc TP Hồ Chí Minh đang làm để biến Nghị quyết 98 thành hiện thực thì phía Thủ Thiêm đã khánh thành một công viên nghìn mét dài dọc sông Sài Gòn mà điểm nhấn là cánh đồng hoa hướng dương 15.000 cây đang dần bừng nở, nhộn nhịp nam thanh nữ tú đến “check in” đón Xuân sớm. Và theo đơn vị tổ chức là Saigontourist Group, Đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2024 trải dài 700 mét có chủ đề “Xuân yêu thương, Tết sum vầy”, với ba linh vật Rồng lớn, phân đoạn như ba tổ khúc trong bản hòa âm sắc màu đa cung bậc, từ khúc thoại đầu “Nguồn cội quê hương”, đến khúc “Băng sông vượt biển”, rồi quãng cao trào “Vươn mình hội nhập”. Ngôn ngữ chủ đạo được thể hiện xuyên suốt Đường hoa Nguyễn Huệ Tết năm nay là yếu tố truyền thống văn hóa, tín ngưỡng lâu đời của người Việt hòa điệu cùng bản sắc văn hóa vùng đất phương Nam. Đặc biệt, trên kênh Tàu Hủ, đường Bến Bình Đông, quận 8, chợ hoa Xuân "Trên bến dưới thuyền" được tổ chức sớm, từ ngày 15 đến 30 tháng Chạp 2023 với nhiều hoạt động nghệ thuật.

Tôi đang chờ bạn để cùng đón năm mới với Sài Gòn chúng ta yêu…

PV

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Sáng 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng

Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng

Nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thành lập Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024), 48 năm ngày thành lập Hội CTĐ tỉnh Bình Định (4/1/1977 - 4/1/2025), chiều 20/11, Hội CTĐ tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong vận động ủng hộ Nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và phát động phong trào “Tết Nhân ái” - Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Hòa chung không khí rộn ràng trên khắp cả nước, tự hào với những thành tích tập thể và cá nhân đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2024, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Đây là dịp để ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề giáo, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo.
Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.
Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST).

Tin khác

Kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Phan Đăng Lưu

Kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Phan Đăng Lưu
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024 thật sự có ý nghĩa đối với nhiều thế hệ giáo viên (GV), học sinh (HS) Trường THPT Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, vì đây cũng là dịp kỷ niệm 45 năm thành lập trường. Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường cùng tập thể GV, HS thật sự vui mừng khi được đón tiếp nguyên hiệu trưởng, các thầy cô giáo các thời kỳ về dự lễ rất đông đủ.

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng
Hải Phòng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề xuất dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cây cầu vượt biển thứ 2 từ nội thành Hải Phòng ra đảo Cát Hải.

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024
Ngày 6/12 tới đây, tại Bảo tàng Hải Phòng sẽ diễn ra Lễ trao giải, Khai mạc và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024.

Du lịch vươn mình trong vận hội mới

Du lịch vươn mình trong vận hội mới
Qua 10 tháng 2024, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng, trên cơ sở đó đã củng niềm tin và quyết tâm hoàn thành trọn vẹn 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm nay, trong đó có chỉ tiêu cán đích sớm.

Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học
Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.

Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam
Công ty dược phẩm sinh học toàn cầu với sứ mệnh hợp nhất khoa học, công nghệ và tài năng để cùng nhau chiến thắng bệnh tật (GSK) vừa phối hợp vớiTổng Hội Y học Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam. Trước đó, trong tháng 10/2024, GSK đã tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE).

Đẩy mạnh quan hệ, hợp tác giữa Hải quan Việt Nam – Lào

Đẩy mạnh quan hệ, hợp tác giữa Hải quan Việt Nam – Lào
Sáng 19/11, tại TP Hà Nội, Hải quan Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam – Lào.

Cha tôi với các trường sư phạm Quảng Bình

Cha tôi với các trường sư phạm Quảng Bình
Cha tôi cụ Hoàng Hữu Thanh, gắn bó với các trường sư phạm Quảng Bình ngay từ khi còn các hệ (7+1), (7+2), (7+3), cuối cùng là Trường Cao đẳng sư phạm (10+3) Quảng Bình.

Tỉnh Bình Định: Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16

Tỉnh Bình Định: Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16
Trong không khí tưng bừng tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 19/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và gặp mặt Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.

Tuổi trẻ Phú Yên hành quân về nguồn thăm Di tích lịch sử Vũng Rô

Tuổi trẻ Phú Yên hành quân về nguồn thăm Di tích lịch sử Vũng Rô
Ngày 19/11, Tỉnh đoàn Phú Yên tổ chức Chương trình hành quân về nguồn tại Khu Di tích lịch sử Vũng Rô, phường Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa. Đây là hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số vào bến (28/11/1964 - 28/11/2024).

Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024
Hòa chung không khí phấn khởi của đội ngũ những người làm công tác và hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo trong cả nước; ngày 16/11, Trung tâm Phát triển Giáo dục và Truyền thông (Trung tâm CEDC) phối hợp cùng chùa Kỳ Quang 2 tổ chức họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024.

Hôm nay và... ngày mai!

Hôm nay và... ngày mai!
Trung ương Đoàn vừa công bố danh sách 99 giáo viên, giảng viên có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác Đoàn nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương năm 2024.

Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm

Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 8347/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long xử lí thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh

Tháo gỡ “điểm nghẽn”  thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh
Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, cuối tuần qua, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường BĐS trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Xây dựng, lãnh đạo TP Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, BĐS…

Cảm nghĩ từ người đọc về bộ ba tác phẩm của nhà giáo Trần Việt Quân

Cảm nghĩ từ người đọc về bộ ba tác phẩm của nhà giáo Trần Việt Quân
Ngày 15/11, tại TP Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần tư vấn giáo dục Bách Khoa trân trọng tổ chức lễ ra mắt và giới thiệu bộ ba tác phẩm đầy ý nghĩa và tâm huyết của nhà giáo Trần Việt Quân, gồm: “Cội nguồn trí tuệ cảm xúc,” “Góc nhìn AQ,” và “Việt sử kiêu hùng”.
Xem thêm
Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Sáng 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng

Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng

Nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thành lập Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024), 48 năm ngày thành lập Hội CTĐ tỉnh Bình Định (4/1/1977 - 4/1/2025), chiều 20/11, Hội CTĐ tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong vận động ủng hộ Nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và phát động phong trào “Tết Nhân ái” - Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST).
Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Hòa chung không khí rộn ràng trên khắp cả nước, tự hào với những thành tích tập thể và cá nhân đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2024, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Đây là dịp để ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề giáo, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo.
Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học

Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.
Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Hòa chung không khí phấn khởi của đội ngũ những người làm công tác và hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo trong cả nước; ngày 16/11,
Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.
Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Phiên bản di động