Vĩnh Long: Quyết tâm thực hiện tốt các giải pháp, để phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Những năm qua, tỉnh Vĩnh Long luôn tạo sức bật mới, thúc đẩy phát triển nhanh về mọi mặt, nhằm nhận định rõ nét hơn sự tích cực của địa phương trong việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Nhân dịp đầu Xuân Canh Tý, phóng viên Báo điện tử Ngày mới, Báo Người cao tuổi có cuộc trao đổi với ông Lữ Quang Ngời, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long.

Vĩnh Long: Quyết tâm thực hiện tốt các giải pháp, để  phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Ông Lữ Quang Ngời

Phóng viên: Xin ông đánh giá về tình hình KT-XH của địa phương trong năm 2019; những ngành, lĩnh vực tạo bước khởi sắc giúp kinh tế tăng trưởng?

Ông Lữ Quang Ngời: Năm 2019, mặc dù sản xuất nông nghiệp đối mặt với nhiều bất lợi, đặc biệt là bệnh dịch tả heo châu Phi lây lan trên diện rộng ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi; hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, giá cả nông sản thiếu ổn định đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất của người dân và doanh nghiệp,... nhưng cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân; sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy và giám sát thường xuyên của HĐND tỉnh nên kinh tế - xã hội năm 2019 của tỉnh Vĩnh Long đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 6,22%; các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 cơ bản được hoàn thành. Theo đó, có 20/22 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó có 07 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Trong đó, sản xuất công nghiệp năm 2019 đã có sự bứt phá so với các năm trước và vượt kế hoạch đề ra. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) năm 2019 tăng 15,04% so với năm 2018, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất từ năm 2015 đến nay.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong năm 2019 đạt 568,7 triệu USD, tăng 22,3% so với năm trước, đạt 121% kế hoạch năm và cao hơn mục tiêu giai đoạn 2016- 2020. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu có qui mô lớn của tỉnh đều tăng với tốc độ khá cao như: Giày da, hàng dệt may, rau quả...

Tỉnh tiếp tục duy trì tốt, chú trọng đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và đăng ký thực hiện dự án. Số lượng doanh nghiệp mới tăng khá và cao hơn cùng kỳ năm trước. Năm 2019, UBND tỉnh tổ chức thành công Hội thảo Xúc tiến đầu tư, góp phần quảng bá tiềm năng, lợi thế và để các nhà đầu tư tiếp cận với các dự án mời gọi đầu tư trọng điểm của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Long đưa Trung tâm Phục vụ hành chính công cùng hệ thống các phần mềm đi vào hoạt động trong tháng 4/2019, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan; thành lập Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Vĩnh Long; triển khai cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2019...

Phóng viên: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương được quan tâm như thế nào, thưa ông?

Ông Lữ Quang Ngời: Năm 2019, tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề 32.741 người; trong đó, tổ chức 207 lớp đào tạo nghề cho 5.405 lao động nông thôn; tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh đạt 71,04%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50,07%.

Giải quyết việc làm mới cho 27.490 lao động, đạt 137,45% kế hoạch, trong đó xuất khẩu lao động 1.715 người, đạt 106,52% kế hoạch.Trong năm đã tổ chức hơn 100 cuộc tuyên truyền, thông tin, tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động cho trên 10.500 lượt người lao động, người dân trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ 1.100 lao động vay vốn, với số tiền 30.752 triệu đồng để tạo việc làm từ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm; hỗ trợ người lao động vay vốn đi xuất khẩu lao động theo Nghị quyết 37/2016/HĐND của HĐND tỉnh, cho 332 lao động vay, với số tiền 24.974 triệu đồng; hỗ trợ một số chi phí ban đầu khi tham gia xuất khẩu lao động cho 20 lao động, với số tiền 163,264 triệu đồng.

Công tác giáo dục nghề nghiệp từng bước có sự liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các địa phương, các trường THPT và doanh nghiệp trong tổ chức tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh học nghề, giải quyết việc làm cho người lao động,… nhất là việc phát động mô hình điển hình năm 2019 về đặt hàng tư vấn tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động nông thôn tham gia xuất khẩu lao động.

Phóng viên: Xin ông cho biết về phát triển du lịch (du lịch cộng đồng) và định hướng trong năm 2020?

Ông Lữ Quang Ngời: Du lịch của tỉnh có chuyển biến, phát triển phù hợp hơn với xu thế và từng bước trở thành thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đã xây dựng được các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch; triển khai các đề án, dự án phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch; các chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành. Đặc biệt, trong tháng 12 vừa qua, tỉnh đã tham gia ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch vùng TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành ĐBSCL. Đây là hướng đi mới, phù hợp xu thế chung của thế giới, đặc biệt là các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh để tương xứng tiềm năng của vùng và các địa phương trong vùng.

Năm 2019, tổng lượt khách du lịch đến tham quan Vĩnh Long đạt 1,5 triệu lượt, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018 (trong đó, khách quốc tế 215.000 lượt và tăng 2% so với cùng kỳ năm 2018). Doanh thu đạt 525 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2018.

Cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch ngày càng được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách và cơ bản đủ điều kiện về cơ sở lưu trú để tổ chức sự kiện cấp vùng và quốc gia. Đã hình thành được sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh gắn với du lịch sinh thái và du lịch nông nghiệp, có 6 điểm du lịch đã được Hiệp hội du lịch ĐBSCL công nhận là điểm du lịch tiểu biểu của vùng (trong đó Văn Thánh Miếu được Tổng Cục Du lịch công nhận là 1 trong 7 điểm du lịch quốc gia thuộc vùng); Homestay đã 2 lần được tặng giải thưởng Homestay ASEAN; Khoai lang Bình Tân và Xà lách xoong Bình Minh nằm trong Top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam.

Năm 2020, tỉnh tập trung cơ cấu lại ngành du lịch, triển khai hiệu quả các cơ chế chính sách và thực hiện các dự án hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Xây dựng sản phẩm đặc thù, thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long. Phát huy hiệu quả hoạt động của bảo tàng gắn với phát triển du lịch. Phát triển mạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp. Tăng cường và đổi mới công tác xúc tiến, thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển du lịch theo chiều sâu, hình thành chuỗi sản phẩm liên kết du lịch của vùng.

Phóng viên: Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong năm 2020 và những năm tiếp theo, thưa ông?

Ông Lữ Quang Ngời: Trước hết, tập trung thực hiện đồng bộ các chính sách vĩ mô, duy trì ổn định kinh tế. Thực hiện đúng theo định hướng của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và tiếp tục đẩy nhanh tiến trình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của tỉnh đến năm 2020, giữ ổn định và thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2020 đạt 6,2%.

Đẩy nhanh cải cách thể chế và khơi thông các nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế. Tiến hành rà soát, tích hợp, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án để thực hiện 3 khâu đột phá của tỉnh theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân năng động, đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao hiệu quả của quá trình đô thị hóa, tăng cường kết nối giữa các đô thị và vùng phụ cận; phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu.Tiếp tục nghiên cứu và kịp thời cụ thể hóa các cơ chế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là các bộ chỉ số về môi trường kinh doanh theo hướng dẫn của bộ ngành, trung ương. Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện các Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ số Cải cách hành chính tỉnh (PAR index). Tập trung xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tăng cường hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án ngoài khu công nghiệp...

Trên cơ sở kịch bản tăng trưởng năm 2020, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh chú trọng triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng; nỗ lực phấn đấu tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất hơn trong từng ngành, lĩnh vực.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

 Văn Mười (Thực hiện)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026, đối với ông Hoàng Xuân Tân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Ngày 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Sáng 26/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.
Tạo điều kiện để Thanh niên đóng góp cho sự phát triển đất nước

Tạo điều kiện để Thanh niên đóng góp cho sự phát triển đất nước

Nhân dịp 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên vào đúng ngày kỉ niệm 26/3/2024, với chủ đề "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia".

Tin khác

Năm 2024 là năm “tăng tốc” thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Năm 2024 là năm “tăng tốc” thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Tham dự có hơn 500 đại biểu của 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương…

Chính phủ bỏ quy định Cảnh sát giao thông được trích lại 70% tiền xử phạt

Chính phủ bỏ quy định Cảnh sát giao thông được trích lại 70% tiền xử phạt
Chính phủ bỏ đề xuất lực lượng Cảnh sát giao thông được trích tối thiểu 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm nhân sự mới

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm nhân sự mới
Chiều 25/3, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3
Ngày 25/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2024 để cho ý kiến vào 3 dự án luật, 1 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 1 đề nghị xây dựng luật.

Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang

Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang
Sáng 24/3, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Dự hội nghị có: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương, tỉnh Tiền Giang và các địa phương, đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở biển Đông

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở biển Đông
Liên quan đến các yêu sách ở biển Đông trái luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, lập trường của Việt Nam luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần. Theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách này.

Vụ tấn công tại Moskva, Nga: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt

Vụ tấn công tại Moskva, Nga: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt
Ngay sau khi nhận được tin về vụ tấn công, Đại sứ quán đã triển khai ngay công tác bảo hộ công dân, cử người đến hiện trường và từ đêm cho đến 5h ngày 23/3 đã giải cứu được 12 người Việt, đưa họ về nhà an toàn.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Công tác người cao tuổi đạt kết quả quan trọng, toàn diện

Công tác người cao tuổi đạt kết quả quan trọng, toàn diện
Ngày 21/3/2024, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 110/TB-VPCP thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam. Tạp chí Người cao tuổi đăng toàn văn Kết luận…

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê chuẩn kết quả bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả
Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/1/2022...

Công tác nhân sự của Đảng: Vun gốc để tránh lụi cành

Công tác nhân sự của Đảng: Vun gốc để tránh lụi cành
Theo quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nếu cán bộ là “cái gốc của mọi công việc” thì đối với từng cán bộ, phẩm chất tài, đức phải song hành, trong đó “đức phải là cái gốc”. Muốn cành, lá không bị sâu, bệnh thì cái “gốc đạo đức” phải được vun xới không ngừng nghỉ.

Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng
Sáng ngày 21/3/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ để thực hiện các nội dung:

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước
Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 21/3/2024 cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Góp ý dự thảo Đề cương Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 - 2030

Góp ý dự thảo Đề cương Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 - 2030
Tổ Biên tập của Tiểu ban kinh tế - xã hội họp phiên đầu tiên, với mục tiêu góp ý cho dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030 (gọi tắt là Báo cáo kinh tế - xã hội)…
Xem thêm
Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026, đối với ông Hoàng Xuân Tân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Ngày 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Sáng 26/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh,
Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới

Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới

Một tin rất vui với cán bộ, hội viên NCT tỉnh Bắc Ninh và cả nước: Ngày 29/2/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã kí ban hành 2 văn bản quan trọng
Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Ngày 20/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:
Phiên bản di động