'Cứ đặt vấn đề sửa đổi Luật Lao động lại muốn tăng giờ làm là không nên'

Sáng 14/8, phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận, cho ý kiến về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Theo Ủy ban về các vấn đề xã hội (UB VCVĐXH), tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019), đã có 170 ý kiến của đại biểu Quốc hội phát biểu thảo luận ở tổ và 26 ý kiến của đại biểu Quốc hội phát biểu thảo luận ở Hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Sau kỳ họp thứ 7, UB VCVĐXH tiếp tục nhận được 11 văn bản góp ý kiến về dự án Bộ luật Lao động của các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng giới chủ (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), các Hiệp hội Doanh nghiệp và một số cử tri.

Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UB VCVĐXH đã tiếp thu, chỉnh lý và chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo tổ chức các hoạt động tham vấn, lấy ý kiến góp ý dự án Bộ luật Lao động tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thường trực UB VCVĐXH đã phối hợp tích cực, chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan có liên quan tổ chức các phiên họp tiếp thu, giải trình, chỉnh lý một bước dự thảo Bộ luật lao động.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Vấn đề này hiện nay còn có ý kiến khác nhau từ phía Công đoàn, người lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, vì vậy Ủy ban kính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo.

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành việc mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm (tăng 100 giờ so với quy định hiện hành) nhưng chỉ áp dụng đối với một số ngành, nghề nhất định, trả tiền lương lũy tiến cho thời gian làm thêm giờ và khống chế số giờ làm thêm tối đa theo tháng. Một số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với báo cáo thẩm tra của UB VCVĐXH và cho rằng nên cân nhắc kỹ vấn đề này để phù hợp với điều kiện làm việc, sức khỏe và thời giờ làm việc của người lao động Việt Nam.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Về vấn đề này, UB VCVĐXH cho rằng, cần cân nhắc kỹ lưỡng và tiếp tục đề nghị quan tâm đến ý kiến của UB VCVĐXH khi thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (năm 2002) và thẩm tra dự án Bộ luật Lao động (năm 2012). Mặc dù trên thực tế, nhu cầu làm thêm giờ là có thật; từ phía người lao động bản chất là do tiền lương và thu nhập chưa bảo đảm trang trải cuộc sống; từ phía người sử dụng lao động là do nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tùy theo từng thời điểm. Bộ luật hiện hành đã quy định nguyên tắc thỏa thuận khi làm thêm giờ, nhưng việc thực hiện rất khó khăn, hạn chế, tình trạng vi phạm về thời giờ làm thêm khá phổ biến.

Mặt khác, việc kéo dài thời giờ làm thêm là đi ngược lại với xu hướng tiến bộ, khi trình độ công nghệ ngày càng phát triển, trình độ quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn, tay nghề người lao động được nâng lên thì năng suất lao động, giá trị sản phẩm tăng lên, thời giờ làm việc sẽ giảm xuống để bảo đảm sức khỏe và cải thiện đời sống của người lao động.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Đáng quan tâm hơn, việc mở rộng khung thời gian làm thêm giờ tối đa trong trường hợp đặc biệt là 400 giờ/năm gấp 2 lần tổng số giờ làm thêm tối đa trong trường hợp bình thường luật định (200 giờ/năm) và bằng 50 ngày làm việc bình thường (8 giờ/ngày) là vấn đề cơ quan soạn thảo cần có giải trình thấu đáo cùng với mối quan hệ với thời gian làm việc thực tế, tiền lương thực tế, hiệu quả, năng suất lao động và giải quyết việc làm...

Bên cạnh đó, việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời giờ làm thêm khai thác sức lao động, khiến cho người lao động cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động.

UB VCVĐXH đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục làm rõ thêm vấn đề này và việc quy định thời gian phải làm thêm giờ phải theo hướng đảm bảo chặt chẽ, giới hạn trong một số trường hợp đối với một số ngành, nghề, công việc nhất định và phải bảo đảm các nguyên tắc: Phải có sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Áp dụng tiền lương lũy tiến cho thời gian làm thêm giờ. Bổ sung quy định khống chế giờ làm thêm tối đa theo tháng và phải có cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát đảm bảo sự tuân thủ quy định về thời gian làm thêm giờ, tránh để xảy ra tình trạng phổ biến vi phạm pháp luật về làm thêm giờ như hiện nay.

Bên cạnh đó, UB VCVĐXH đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát kỹ để bảo đảm tính đầy đủ của Danh mục và có dự thảo văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể, chặt chẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội. Về tiền lương làm thêm giờ, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị giữ như quy định hiện hành về vấn đề này; có ý kiến khác đề nghị cần quy định về lương làm thêm giờ theo lũy tiến. Do còn ý kiến khác nhau của các bên, UB VCVĐXH dự kiến hai phương án trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Phương án 1 như dự thảo do Chính phủ trình. Quy định như Bộ luật hiện hành (vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%; làm thêm giờ vào ban đêm còn được trả thêm ít nhất 20%), đồng thời bổ sung thêm quy định: việc trả lương lũy tiến làm thêm giờ với mức lương cao hơn quy định trên thì do hai bên thỏa thuận để thực hiện.

Phương án 2 được thiết kế trên cơ sở ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là trả lương lũy tiến đối với thời gian làm thêm giờ tính theo số giờ làm thêm trong ngày và có sự khác biệt tương ứng với làm thêm giờ trong ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết và ngày nghỉ có hưởng lương và thể hiện tại Điều 100 của dự thảo Bộ luật.

UB VCVĐXH thấy rằng, cả hai phương án thực chất đều là trả lương theo lũy tiến. Phương án 2 được đề xuất nhằm để người sử dụng lao động cân nhắc, tính toán khi có nhu cầu, nếu thấy thật sự cần thiết và bảo đảm hiệu quả mới huy động làm thêm giờ, trên cơ sở thỏa thuận của hai bên.

Tuy nhiên, cần phải đánh giá tác động về kinh tế - xã hội, trong đó có nguồn lực ngân sách nhà nước phải chi trả đối với khu vực công; lấy thêm ý kiến người lao động, người sử dụng lao động, chuyên gia, các nhà quản lý… để việc lựa chọn có cơ sở khoa học, thực tiễn, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động, chú trọng việc đảm bảo tái tạo sức lao động của người lao động. Đồng thời, việc trả lương lũy tiến cần đặt trong mối quan hệ giữa giờ làm thêm theo ngày, theo tháng và theo năm để nhất quán về quan điểm. Trên thực tế, khi người sử dụng lao động chỉ tổ chức cho người lao động làm thêm tối đa không quá 2 giờ/ngày thì việc tính lũy tiến theo Phương án 2 cũng không có nhiều ý nghĩa. Ngoài ra, cũng cần tính đến các lao động làm thêm giờ mang tính đặc thù như trực theo ca của cán bộ y tế, lái xe, bảo vệ...

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Phát biểu thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết: Mục tiêu sửa đổi Luật lần này là thể hiện sự quan tâm đến người lao động. Có rất nhiều vấn đề lớn trong việc sửa đổi Luật này cần có sự tham vấn của các chuyên gia và nhân dân. “Xu hướng trên toàn cầu là “tăng lương giảm giờ làm” vậy không có lý gì ta lại tăng giờ làm. Theo tôi tăng giờ làm chỉ áp dụng trong một đợt phát động thi đua đột xuất, thời gian nhất định, thời gian ngắn… như vậy sẽ được người lao động ủng hộ ngay khi được thỏa thuận”, Phó Chủ tịch Đỗ Bá Tỵ nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Đồng quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uông Chu Lưu cho rằng, cần lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân và người lao động về tác động của Bộ luật Lao động. Mở rộng khung về thời gian làm việc tối đa của người lao động lên 400 giờ/năm liệu có bảo đảm sức khỏe cho người lao động? “Nếu như vậy thì thời gian nào để người lao động tái tạo sức lao động? Tôi không ủng hộ việc này. Nếu tăng thì chỉ tăng 44 giờ/tuần chứ không thể tăng 48 giờ/tuần như dự thảo Luật”, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Việc Quốc hội cho ý kiến lần đầu Bộ luật Lao động (sửa đổi) là một chủ trương lớn, có liên quan trực tiếp đến đời sống người lao động. Bộ luật Lao động lần này sửa đổi 200 điều là một phạm vi lớn, tác động trực tiếp đến người lao động và tác động gián tiếp đến xã hội. Việc sửa đổi Bộ luật Lao động lần này cần nhìn nhận về tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế đất nước lâu dài, có liên quan đến thể chế hóa, bám sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2025 - 2030.

Về vấn đề làm thêm giờ, Chủ tịch Quốc hội không tán thành về tăng thời gian làm thêm giờ. Theo Chủ tịch Quốc hội, việc làm thêm giờ vẫn giữ nguyên theo Bộ luật Lao động cũ (200 giờ/năm). Bởi việc tăng thời gian làm thêm giờ xuất phát từ nhu cầu của chủ doanh nghiệp muốn tăng thêm giờ, nhưng không tăng chi phí đầu tư. Như vậy người lao động làm thêm giờ có được hưởng theo sức lực bỏ ra khi làm thêm giờ hay không? Việc giảm 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần là điều mong muốn của đông đảo người lao động.

"Khi tính toán giờ lao động cho người lao động cũng cần cân nhắc làm sao cho thấu đáo. Cần đi theo xu hướng tiến bộ của xã hội, định hướng xã hội chủ nghĩa. Cứ mỗi lần sửa đổi Bộ luật Lao động lại đặt ra vấn đề tăng thời gian làm việc của người lao động, trong khi mức thu nhập của người lao động lại không tăng theo, như vậy là không nên”, Chủ tịch Quốc hội nói.

"Việc sửa đổi Bộ luật Lao động lần này phải tính tới việc có thể chế hóa tinh thần của chiến lược phát triển kinh tế xã hội đang được xây dựng và chuẩn bị trình ra Đại hội XIII của Đảng" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Đào Ngọc Dung đã giải trình thêm các vấn đề liên quan trong việc soạn thảo dự án Bộ Luật lao động (sửa đổi) và tiếp thu tất cả các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và sẽ tiếp tục bổ sung vào dự án Luật này.

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Đào Ngọc Dung tham gia phiên họp thảo luận. (Ảnh chụp màn hình)
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Đào Ngọc Dung tham gia phiên họp thảo luận. (Ảnh chụp màn hình)

Phát biểu kết luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh: Phạm vi điều chỉnh và áp dụng đối tượng của Luật cần tiếp tục rà soát, thiết kế quy định sao cho khả thi. Đây là vấn đề lớn thực hiện Nghị quyết của Đảng, chăm lo đến đời sống của người lao động.

Về việc trả lương làm thêm giờ, đây là vấn đề lớn liên quan đến quyền con người, chăm sóc sức khỏe của người lao động, làm sao phải đảm bảo hài hòa lợi ích của cả bên sử dụng lao động. Bộ luật Lao động có tác động lớn hướng tới nâng cao năng suất lao động của Việt Nam, đề cao trình độ kỹ thuật, cải tiến khoa học, chăm lo cải thiện chất lượng lao động, hướng tới nhân văn.

Về tuổi nghỉ hưu, Ban soạn thảo dự án Luật cần xem xét kỹ đề xuất quy định điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 28-NQ/TW và với mục tiêu lâu dài để chủ động chuẩn bị ứng phó với quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh của Việt Nam. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần lộ trình điều chỉnh chậm sẽ có tác động tốt hơn đến tâm lý xã hội của người lao động và doanh nghiệp, tránh tác động, phản ứng quá mạnh đối với người lao động và thị trường lao động.

Theo Viết Tôn/Báo Tin tức

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu tập trung tìm kiếm người mất tích trong vụ chìm thuyền trên sông Chanh

Thủ tướng yêu cầu tập trung tìm kiếm người mất tích trong vụ chìm thuyền trên sông Chanh

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 335/QĐ-TTg ngày 24/4/2024 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu thi hành kỷ luật một loạt cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc, An Giang, Sóc Trăng
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động làm 10 người thương vong

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động làm 10 người thương vong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 39/CĐ-TTg về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và khoáng sản Yên Bái.

Tin khác

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ
Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Bãi nhiệm Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Bãi nhiệm Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
Sáng 19/4, HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 14 (kỳ họp bất thường) để xem xét, quyết định bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng
Trong giờ phút thiêng liêng của ngày giỗ Tổ, trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng, với tấm lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố đã dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

Hà Tĩnh: Long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú
Sáng 17/4, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 30/4

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 30/4
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024
Sáng 15/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 diễn ra tại Bình Dương với sự tham gia của gần 700 khách mời đến từ Việt Nam và Trung Quốc.

Thủ tướng yêu cầu: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm
Ngày 15/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 38/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Công dân Việt Nam tại Trung Đông vẫn an toàn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông vẫn an toàn
Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel - Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp, tiếp tục leo thang.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Chiều 12/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế.

Báo cáo quốc gia UPR của cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam có nhiều nội dung không khách quan

Báo cáo quốc gia UPR của cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam có nhiều nội dung không khách quan
Chiều 11/4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về nội dung báo cáo của các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật thứ 26 trong nhiệm kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật thứ 26 trong nhiệm kỳ
Sáng 11/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2024 - phiên họp thứ 4 của năm 2024 và phiên họp thứ 26 của nhiệm kỳ, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.

Tổng thống Brazil mời Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Tổng thống Brazil mời Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
Chiều 10/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa liên bang Brazil Mauro Vieira đang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 9-10/4.

Thanh Hóa: Biểu dương gương điển hình trong phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới

Thanh Hóa: Biểu dương gương điển hình trong phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới
Nhiều tập thể, cá nhân vừa được Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) tỉnh Thanh Hóa biểu dương trong thực hiện phong trào hiến đất chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM).

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027
Mới đây, Hội đồng kinh tế - xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) đã nhất trí bầu Việt Nam vào Hội đồng chấp hành cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm thành phố Thượng Hải

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm thành phố Thượng Hải
Tiếp tục chương trình thăm chính thức Trung Quốc, sáng 10/4/2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm thành phố Thượng Hải.
Xem thêm
Chung tay thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Chung tay thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Ngày 25/4, Hội NCT Việt Nam và Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ Vinfast kí kết chương trình phối hợp về thúc đẩy bảo vệ môi trường, chuyển đổi xanh
Các địa phương tích cực triển khai thực hiện Kết luận 58 của Ban Bí thư

Các địa phương tích cực triển khai thực hiện Kết luận 58 của Ban Bí thư

Các địa phương trong cả nước đang tích cực đẩy nhanh tiến độ thành lập Hội NCT cấp tỉnh, cấp huyện theo Kết luận số 58 ngày 23/6/2023 của Ban Bí thư...
Tạo điều kiện hết sức để Hội hoạt động hiệu quả

Tạo điều kiện hết sức để Hội hoạt động hiệu quả

Sáng 16/4, Đoàn công tác Trung ương Hội NCT Việt Nam tiếp tục có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Phiên bản di động