Tiếng Việt: Lịch sử, văn hóa và tính pháp lí; đôi điều bàn luận và kiến nghị

Năm 2017 và cuối năm 2019 đầu năm 2020, xuất hiện các “nhà ngôn ngữ học”: PGS.TS Bùi Hiền, anh Kiều Trường Lâm và ông Trần Tư Bình (quốc tịch Australia), tự công bố 2 bộ chữ Việt mới.

Ông Hiền thì cho rằng, công trình của ông đã nghiên cứu 40 năm nay; còn Trường Lâm thì ít hơn, nhưng cũng công bố 27 năm, trong đó 11 năm anh đang ở độ tuổi vị thành niên. Hai ông tỏ ra đắc chí với sản phẩm của mình, cho rằng nó sẽ làm thay đổi bộ mặt tiếng Việt, đem lại nhiều tiện ích cho xã hội và khoa học. Tuy nhiên, khi cả 2 vừa “khai sinh công trình”, lập tức bị xã hội “ném đá”...

Dưới góc độ nhà báo, tôi không đi sâu bàn luận về nội dung hai “công trình” của các tác giả, thực tế cũng chưa đủ điều kiện để bàn luận. Bởi thế, tôi chỉ xin phép được trao đổi vài nét về tính lịch sử, văn hóa và pháp lí của tiếng Việt, trên cơ sở đó đưa ra đôi điều bình luận và kiến nghị.

PGS.TS Bùi Hiền, người đưa ra bộ chữ Việt cải cách khiến dư luận bức xúc
PGS.TS Bùi Hiền, người đưa ra bộ chữ Việt cải cách khiến dư luận bức xúc

Tiếng Việt, ở góc độ tiếng nói thì đã có từ lâu đời. Lúc đó con người dùng tiếng nói để giao dịch trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, thời bấy giờ chưa xuất hiện tiếng phổ thông, mà chủ yếu mang tính bộ lạc, vùng miền, cả về mặt từ vựng và ngữ điệu. Mãi sau này, khi đất nước trải qua ngàn năm phương Bắc đô hộ, đến khi giành được độc lập, các triều đại phong kiến xây dựng được quốc gia Đại Việt, thì tiếng nói của người Kinh trở thành phổ thông, được coi là tiếng Việt. Riêng chữ viết thì ra đời muộn hơn, khi nhà nước phong kiến hình thành và bộ máy cai trị dần hoàn thiện. Ở nước ta, trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, chữ viết được sử dụng là chữ Hán.

Anh Kiều Trường Lâm, người đưa ra “Bộ chữ Việt song song 4.0”, cũng bị dư luận lên án
Anh Kiều Trường Lâm, người đưa ra “Bộ chữ Việt song song 4.0”, cũng bị dư luận lên án

Sau khi giành được độc lập vào năm 930 của thời đại Ngô Quyền, các triều đại phong kiến tiếp theo, bên cạnh công cuộc giữ nước và giữ nước, các thế hệ cha ông còn cải tiến dần từ chữ Hán thành chữ Hán Nôm. Sự ra đời của chữ Hán Nôm, thể hiện phần nào bản sắc văn hóa của dân tộc Việt. Vào thế kỉ XVI, các nhà truyền giáo phương Tây, trong quá trình truyền đạo, đã đưa chữ viết mới vào Việt Nam. Đó là bộ chữ viết gồm 27 kí tự la tinh (chữ cái), cùng 6 thanh âm: Ngang (không dấu), sắc, bằng (huyền), ngã, hỏi, nặng do các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và Italia mang đến. Bộ chữ ra đời, nhanh chóng đi vào cuộc sống của người dân bản địa. Năm tháng trôi đi, tiếng Việt tiếp tục được các thế hệ cha ông bổ sung, hoàn thiện, nâng tầm, trở thành đẹp mĩ miều như một dải lụa hồng; sâu lắng, thầm kín, tế nhị, sắc sảo như một nhà hiền triết; chân chất, giản dị, gần gũi như hạt lúa, củ khoai của người nông dân.

Sự sâu sắc, thâm thúy của tiếng Việt được thể hiện từ từng từ ngữ, dấu chấm, phẩy đến thanh trắc, bằng, hỏi, ngã. Cũng là d, nhưng d khác với gi. Dành (dành cho nhau thì sử dụng d) giành (giành giật thì sử dụng gi). Cũng là chữ y, nhưng y dài, i ngắn đã khác nhau một trời một vực. Thúy hoàn toàn khác với thúi. Dấu hỏi, ngã cũng vậy... Bộ chữ của các nhà truyền giáo thế kỉ XVI, XVII phong phú đa nghĩa đến mức kì lạ và vì thế, nó nhanh chóng đi vào cuộc sống, dần trở thành Quốc ngữ của Việt Nam; ngày càng trở nên đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Ông Trần Tư Bình (quốc tịch Australia)
Ông Trần Tư Bình (quốc tịch Australia)

Bộ chữ của các nhà truyền giáo đã đi vào Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hiến pháp năm 1946, tuy chưa xác định cụ thể ngôn ngữ Việt Nam là tiếng Việt, nhưng đã sử dụng Quốc ngữ (Tiếng Việt) để soạn thảo Hiến pháp. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013, tại Chương I, Mục 3, Điều 5 đã xác định rõ ràng: Ngôn ngữ Quốc gia là Tiếng Việt.

Wikipedia Tiếng Việt định nghĩa: “Tiếng Việt còn gọi là tiếng Việt Nam, tiếng Kinh hay Việt Ngữ, là ngôn ngữ của người Việt Nam. Tiếng Việt dùng bảng chữ cái la tinh, gọi là chữ Quốc ngữ cùng các dấu thanh sắc để viết. Tiếng Việt được ghi vào Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Năm năm 2013, là ngôn ngữ Quốc gia của Việt Nam. Tiếng Việt bao gồm cách phát âm tiếng Việt (tiếng nói) và chữ Quốc ngữ để viết”. Wikipedia Tiếng Việt còn phân tích, đánh giá: “Tiếng Việt là ngôn ngữ có nguồn gốc bản địa, xuất xứ từ nền văn minh lúa nước khu vực sông Hồng và sông Mã của Việt Nam. Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm, chỉ sử dụng 27 kí tự và 6 dấu thanh, đơn giản, tiện lợi và có tính khoa học cao, dễ học, dễ nhớ, thông dụng”.

Tiếng Việt đã được ghi vào Hiến pháp như là tên Nước, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô, chế độ chính trị… Do đó, Tiếng Việt trở thành tài sản Quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc.

Như vậy để nói: PGS.TS Bùi Hiền, cũng như anh Kiều Trường Lâm và ông Trần Tư Bình không có cơ sở nào để đưa ra cái gọi là “Bộ chữ Việt cải cách”, hoặc “Bộ chữ Việt song song 4.0”. Sự mạo nhận là “công trình nghiên cứu khoa học”, nhưng như các nhà ngôn ngữ học đánh giá là “phản khoa học”; với kì vọng đưa lại nhiều tiện ích cho xã hội, nhưng thực chất là xoá bỏ Tiếng Việt, “làm rối rắm xã hội”. Thực tế, ông Bùi Hiền cũng như anh Kiều Đình Lâm và ông Trần Tự Bình, là những “nhà khoa học”, nhưng hiểu biết pháp luật lại tỏ ra rất hạn chế, nên đã tự làm cái việc mà pháp luật không cho phép, hay nói cách khác là không thuộc thẩm quyền. Việc làm của các ông vô hình trung đã xâm hại đến tài sản Quốc gia, làm méo mó, xấu xí và có nguy cơ hủy hoại tài sản Quốc gia. Điều đáng buồn hơn, việc làm đó lại được cơ quan quản lí Nhà nước là Cục Bản quyền Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cổ xúy, cấp chứng nhận đăng kí bản quyền, làm cho họ ảo tưởng hơn.

Đây là việc làm mà theo chúng tôi, cả các tác giả lẫn cơ quan quản lí, có một sự nhầm lẫn đáng tiếc, nếu không muốn nói là thâm ý nguy hiểm. Bởi vậy, chúng tôi kiến nghị: Cục Bản quyền, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rút ngay giấy chứng nhận đăng kí bản quyền đã cấp cho anh Kiều Trường Lâm và ông Trần Tư Bình, về công trình “Chữ Việt song song 4.0”; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ hai “công trình” nghiên cứu khoa học của PGS.TS Bùi Hiền và anh Kiều Trường Lâm, ông Trần Tư Bình, vì đó là những công trình phản khoa học, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xúc phạm đến danh dự Quốc gia.

Nguyễn Xuân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

Mới đây, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đã chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại 113 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.
Tuyên truyền Luật giao thông, phòng ngừa tai nạn đuối nước cho học sinh

Tuyên truyền Luật giao thông, phòng ngừa tai nạn đuối nước cho học sinh

Hơn 700 học sinh Trường THCS Cù Chính Lan, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa hào hứng tham gia buổi tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, phòng chống tai nạn đuối nước và bạo lực học đường năm 2024.
Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hà Nội năm học 2024-2025

Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hà Nội năm học 2024-2025

Ngày 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của 115 trường THPT công lập.
Trao tặng Bằng khen cho thầy giáo khuyết tật Đào Thanh Hương

Trao tặng Bằng khen cho thầy giáo khuyết tật Đào Thanh Hương

Với tinh thần vượt khó vươn lên trong giảng dạy và giáo dục, thầy giáo Đào Thanh Hương, Trường THCS Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa), vừa được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen.
Khai mạc "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Sách hay cần bạn đọc”

Khai mạc "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Sách hay cần bạn đọc”

Sáng 16/4/2024, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Hồng Đức (HDU) đã tổ chức khai mạc "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Sách hay cần bạn đọc”.

Tin khác

Dòng họ khoa bảng nổi tiếng xứ Thanh

Dòng họ khoa bảng nổi tiếng xứ Thanh
Dòng họ Bùi ở làng khoa bảng Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng với việc coi trọng sự học. Từ giai thoại “rừng dong” của Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất, đến thế hệ con cháu tiếp tục phát huy, chăm lo con em học tập thành tài.

Khuyến khích con đọc sách ngay từ nhỏ

Khuyến khích con đọc sách ngay từ nhỏ
Ngay góc học tập của con tôi có một cái kệ đựng sách đẹp. Thế nhưng trong đống sách để ngổn ngang trên kệ ấy, khó kiếm ra một cuốn sách đem lại chút kiến thức thích hợp với lứa tuổi học trò.

Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học quốc gia TP.HCM

Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học quốc gia TP.HCM
Sáng 15/4, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 đợt 1.

Gần 900 học sinh Thanh Hóa tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp

Gần 900 học sinh Thanh Hóa tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp
Hàng trăm học sinh Trường THCS&THPT Như Thanh, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa được tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm với nhiều thông tin bổ ích về các chương trình du học nghề.

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến từ 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến từ 24-28/4
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Lịch thi, cấu trúc bài thi đánh giá năm 2024 của Bộ Công an

Lịch thi, cấu trúc bài thi đánh giá năm 2024 của Bộ Công an
Theo Hướng dẫn tuyển sinh năm 2024 do Bộ Công an vừa mới ban hành, Kỳ thi đánh giá của Bộ năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 7/7.

Giảm giá sách giáo khoa năm học 2024-2025

Giảm giá sách giáo khoa năm học 2024-2025
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông báo năm học 2024-2025 thực hiện điều chỉnh giảm giá bán sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nhiều trường đại học sai phạm trong mở ngành học mới

Nhiều trường đại học sai phạm trong mở ngành học mới
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết luận thanh tra liên quan đến việc mở và đào tạo ngành học mới của một số trường đại học trên cả nước.

Học sinh biến rác thải thành trang phục, đồ trang trí

Học sinh biến rác thải thành trang phục, đồ trang trí
Từ các nguyên liệu bỏ đi như vỏ chai, giấy báo cũ, túi ni lông,... qua đôi bàn tay khéo léo của các em học sinh đã tạo thành nhiều vật dụng hữu ích.

Trung tâm CEDC tặng quà học sinh vượt khó hiếu học ở Bù Đăng

Trung tâm CEDC tặng quà học sinh vượt khó hiếu học ở Bù Đăng
Hướng đến kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), và nhân dịp chuẩn bị kết thúc năm học 2023 – 2024.

Lịch nghỉ hè năm 2024 của học sinh cả nước

Lịch nghỉ hè năm 2024 của học sinh cả nước
Theo kế hoạch năm học 2023-2024 của Bộ GD&ĐT, kết thúc học kỳ I trước ngày 15/1, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5 và kết thúc năm học trước ngày 31/5.

Yêu cầu chấn chỉnh hoạt động Trường Tiểu học, THCS, THPT quốc tế Mỹ

Yêu cầu chấn chỉnh hoạt động Trường Tiểu học, THCS, THPT quốc tế Mỹ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 28/CĐ-TTg ngày 29/3/2024 chấn chỉnh hoạt động của Trường Tiểu học, THCS, THPT quốc tế Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh.

Lịch thi, đề thi vào lớp 10 THPT công lập của Thủ đô Hà Nội

Lịch thi, đề thi vào lớp 10 THPT công lập của Thủ đô Hà Nội
UBND TP. Hà Nội vừa có quyết định sẽ tổ chức thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ trong kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2024.

Vì sao Chủ tịch HĐQT Trường quốc tế Mỹ bị cấm xuất cảnh?

Vì sao Chủ tịch HĐQT Trường quốc tế Mỹ bị cấm xuất cảnh?
Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa có báo cáo về hoạt động của Trường Tiểu học, THCS và THPT quốc tế Mỹ Việt Nam (Trường quốc tế AISVN) gửi Thủ tướng Chính phủ.

Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa): Triển khai công tác tuyển sinh năm 2024

Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa): Triển khai công tác tuyển sinh năm 2024
Ngày 28/03/2024, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh năm 2024.
Xem thêm
Bắt tạm giam Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu

Bắt tạm giam Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với Trần Mạnh Hải (SN 1977, Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế); Đỗ Hữu Hải (SN 1986, Giám đốc Công
Từ ngày 1/7/2024, sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội...

Từ ngày 1/7/2024, sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội...

Ngày 10/11/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đồng thời, thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội 'Loạn luân"

Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội 'Loạn luân"

Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lê Tùng Vân (SN 1932; ngụ ấp lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa) để điều tra làm rõ về hành vi "Loạn luân".
Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Kỷ niệm về những ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các cựu chiến sĩ Điện Biên, trong đó có cựu binh Trần Văn Tứ.
Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Qua 70 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành gắn liền với chặng đường đấu tranh anh dũng, bất khuất, đầy hy sinh, gian khổ, song cũng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương (Nghệ An).
Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

vợ chồng chị Ngà và các tình nguyện viên trong nhóm thiện nguyện “bao đồng thành phố Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.
Phiên bản di động